Cách điều trị và hồi phục sức khỏe đối với người gãy xương hàm


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Gãy xương hàm xảy ra khi hàm dưới bị gãy gây đau và làm cho các răng ở hai hàm không ăn khớp với nhau. Cách điều trị và chăm sóc sức khỏe người bệnh như nào là tốt?

Phương pháp tập luyện để điều trị gãy xương hàm


Câu hỏi bởi: Bình Nguyên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi, em bị tai nạn gãy xương hàm và phẫu thuật ở bệnh viện Răng Hàm Mặt giờ đã được hơn 1 tháng. Bác sĩ đã tháo nẹp hàm ra nhưng 2 hàm em không mở được như cũ, bác sĩ nói là phải tập. Vậy cho em hỏi khoảng bao lâu thì mới mở miệng được như bình thường ạ. Em 24 tuổi là nam giới. Bác sĩ cho em hỏi luyện tập như thế nào để hàm có thể mở trở lại như cũ nhanh nhất. Mong bác sĩ sớm trả lời em.

Em cảm ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Người ta thường chia gãy xương hàm làm hai loại: gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới. Trong gãy xương hàm dưới lại có gãy từng phần: gãy xương ổ răng, vỡ lồi cầu, mỏm vẹt, bờ dưới xương hàm dưới, xuyên thủng xương; gãy toàn bộ: một đường: gãy vùng giữa, vùng bên, vùng góc hàm, cành lên, lồi cầu; hai đường: gãy đối xứng, không đối xứng; ba đường, phức tạp.

Trường hợp gãy xương hàm của bạn, tùy vào mức độ gãy mà thời gian và khả năng phục hồi sẽ khác nhau. Nói chung phải mất khoảng 3 – 6 tháng mới liền tốt. Hiện tại, bạn mới mổ được hơn 1 tháng nên hàm sẽ chưa thể mở lại như cũ được. Bạn cần phải tập mở miệng dần dần để sớm trở lại ăn uống bình thường. Việc tập luyện cần phải kiên trì tập luyện từng bước, không thể nôn nóng. Sau mổ tháo nẹp một tháng, 3 tháng và sau 6 tháng bạn nên khám lại để các sĩ kiểm tra mức độ hồi phục về giải phẫu và chức năng của xương hàm. Nếu có gì bất thường thì bạn khám lại ngay.

Chúc bạn chóng bình phục!

Gãy xương hàm 2 tháng đã đánh răng được chưa?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Vừa rồi cháu bị gãy xương hàm dưới do tai nạn đã được 2 tháng. Bác sĩ chuyên khoa bảo cháu thường xuyên súc miệng nước muối với vệ sinh răng miệng vì cháu phải nhổ răng hàm số 8 để phẫu thuật trong miệng. Giờ cháu muốn đánh răng bằng kem đánh răng như bình thường có được không? Liệu kem đánh răng có tác động đến vết mổ trong không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Xương hàm dưới là một xương di động, dẹt, đặc, trong xốp, giữa có ống răng dưới giống như một cái máng, phía ngoài có lỗ cằm. Xương hàm dưới khi cử động chỉ dựa vào lồi cầu và cổ lồi cầu nhỏ bé. Do vậy, xương hàm dưới có một số vị trí yếu đó là vùng răng cửa, lỗ cằm, góc hàm và cổ lồi cầu. Xương hàm dưới có nhiều cơ bám (các cơ nâng và hạ hàm) nên khi gẫy dễ bị di lệch do các cơ co kéo.

Điều trị gãy xương hàm dưới có hai loại phương pháp: điều trị bằng chỉnh hình và chữa trị phẫu thuật.

Một số biến chứng của mổ kết hợp xương là:

Giảm hay mất cảm giác vùng do dây thần kinh ổ mắt chi phối. Lõm mắt xảy ra trong các tình huống gãy tầng mặt giữa, liên quan đến tổn thương thành ổ mắt, gây tăng thể tích hốc mắt, nhiễm khuẩn, xương không tiếp hợp tốt sau khi nắn chỉnh. Di lệch khớp cắn khá phổ biến. Hội chứng khe ổ mắt trên và hội chứng đỉnh ổ mắt. Song thị: Theo một số tác giả, song thị có thể tự hết trong vài tuần đến 6 tháng.

Trường hợp của cháu bị gãy xương hàm dưới do tai nạn giờ đã được 2 tháng. Cháu không nói rõ tổn thương gãy như thế nào và phương pháp phẫu thuật nên khó có thể giải đáp cụ thể cho cháu. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa bảo cháu thường xuyên súc miệng nước muối với vệ sinh răng miệng vì cháu phải nhổ răng hàm số 8 để phẫu thuât trong miệng, nên cháu chỉ nên làm như vậy. Nếu cháu có số điện thoại của bác sĩ trực tiếp mổ cho cháu thì cháu xin giải đáp là chuẩn xác nhất.

Hiện tại cháu đã mổ được 2 tháng thì vết mổ đã lành nên kem đánh răng chắc sẽ không có ảnh hưởng gì đến vết mổ cả. Nhưng khi đánh răng có thể sẽ làm tác động đến việc cố định khớp. Do đó cháu phải hỏi trực tiếp bác sĩ phẫu thuật cho cháu. Nếu không hỏi được, cháu có thể dùng kem đánh răng trà nhẹ kỳ bằng tay thì được.

Chúc cháu mau hồi phục!

Tư vấn gãy xương hàm


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em đi khám bệnh được bác sĩ chuẩn đoán: gãy xương lefort, hàm gò má (p), dọc (t), xương hàm trên, noe, xương chính mũi. Phương pháp chữa trị: phẫu thuật kết hợp xương bờ ngoài ổ mắt (p) đục lại xương hàm trên, cố định hàm.

Em mổ đã được 1 năm rồi mà mặt cháu không cân chút nào? Cháu sờ vô xương chính mũi hốc mắt trong thấy xương gãy quá nhiều cho cho hỏi là cháu cần mổ tiếp không, cháu mổ ở bệnh viện nào thì được, cháu có Bảo hiểm Y tế có được miễn giảm cho ca mổ không vậy?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Với chấn thương hàm mặt phức tạp như của bạn và bạn đã được mổ kết hợp xương một lần cách đây gần một năm thì bạn nên khám lại để bác sĩ thăm khám, dựa trên kết quả phim chụp cũ và mới để đánh giá kết quả sau mổ đồng thời sẽ quyết định xem có cần thiết phải mổ nữa hay không. Nếu bạn ở khu vực miền Bắc thì bạnnên đến khám tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương hoặc Khoa Phẫu thuật tạo hình bệnh viện Việt Đức. Tại đây sẽ có các bác sĩ có chuyên môn sâu về tạo hình hàm mặt sẽ khám và chữa trị tiếp cho bạn. Khi chữa trị tại đây bạn hoàn toàn có thể được hưởng Bảo hiểm Y tế theo quy định của nhà nước.

Nếu bạn đi đúng tuyến thì sẽ được hưởng từ 80% chi phí chữa trị trở lên tùy từng loại bảo hiểm. Bảo hiểm đi đúng tuyến nghĩa là bạn có giấy chuyển tuyến của tuyến dưới từ nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu của bảo hiểm lần lượt qua các tuyến để lên tuyến trên. Nếu bảo hiểm trái tuyến thì bạn chỉ được hưởng 30% chi phí chữa trị.

Chúc bạn mau khỏe!

Gãy xương hàm dưới sau 6 tuần thì hồi phục như thế nào?


Câu hỏi bởi: Nam

Chào bác sĩ!

Em bị gãy xương hàm dưới. Lúc đầu bác sĩ bảo phải mỗ, nhưng sau khi niềng răng lại thì bác sĩ bảo không cần thiết phải mổ (có bị lệch). Hiện nay đã niềng được 4 tuần, bác sĩ bảo sau 6 tuần thì mở niềng ra. Xin bác sĩ cho em hỏi: Sau 6 tuần thì xương hồi phục như thế nào? Lúc này đã có thể nhai thức ăn mềm được chưa? Các va chạm nhẹ hoặc hắt hơi có tác động gì không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào em!

Trong chữa trị gãy xương hàm dưới có 2 phương pháp:

Điều trị bằng chỉnh hình: Chỉnh hình trong miệng là kỹ thuật ra đời sớm, được nhiều người ứng dụng và hiện nay vẫn là một phương pháp thông dụng ở nhiều nơi. Kết quả chữa trị cho những tình huống đường gãy đi qua vùng còn răng, di lệch ít. Nắn chỉnh xương gãy: bằng tay hoặc bằng lực kéo.

Cố định xương gãy: cố định hai hàm bằng phương pháp trong miệng: buộc dây thép, nẹp, cung cố định hàm, làm máng… và phương pháp ngoài miệng: băng cầm đầu, các khí cụ tựa vào sọ.

Điều trị phẫu thuật:

Điều trị chỉnh hình không thực hiện được trong một số tình huống đặc biệt: ở bệnh nhân mất nhiều răng, bệnh nhân có nhiều răng bị lung lay và bệnh nhân là trẻ em còn nhiều răng sữa.

Phẫu thuật cũng được sử dụng trong các tình huống chữa trị chỉnh hình không mang lại kết quả như mong muốn.

Như vậy là tình huống của em được chữa trị bằng chỉnh hình. Em nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Sau 6 tuần đi khám lại xem tình hình thế nào. Nếu xương đã ổn định thì có thể ăn thức ăn mềm. Nên hạn chế mọi va chạm, mọi ảnh hưởng có thể dẫn tới hắt hơi (nhất là hắt hơi mạnh) nhưng em có thể tập vận động hàm một cách nhẹ nhàng, dần dần.

Chúc em mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 

G

Giấu Tên

Khách
Cho em hỏi em bị gãy xương hàm dưới đã phẩu thuật từ năm ngoái tháo nẹp vít ra hết lâu rồi nhưng em thấy khuôn mặt em 2 bên nó không đều nhau là bị gì ạ và có cách nào để khuôn mặt em đều lại không ạ
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.