Hỏi Bác Sĩ - Ngủ không ngon giấc là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe bất ổn. Cùng tìm hiểu về sự liên quan của triệu chứng này và căn bệnh tâm thần qua những lý giải sau.
Ngủ không được ngon giấc, mơ ngủ, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi, có phải bị rối loạn tâm thần không?
Câu hỏi bởi: pvd
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi, dạo gần đây cháu ngủ không được ngon giấc, trong giấc ngủ cháu mơ rất nhiều câu chuyện linh tinh và khi ngủ dậy cháu thấy vô cùng mệt mỏi. Bản thân cháu vốn là người hay suy nghĩ nhiều do cháu bị bệnh viêm gan mãn tính. Hiện cháu đang là sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội, công việc học của cháu cũng vất vả và đêm cháu thường đi ngủ lúc 11 giờ 20 đến 12 giờ. Có hôm cháu ngủ được ngay, hôm thì không ngủ được, chỉ biết sáng dậy cháu không muốn dậy và người khá mệt mỏi. Cháu có biểu hiện của rối loạn tâm thần không ạ? Bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ. Liệu tập thể dục, thiền định có giúp cháu ngủ ngon hơn không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Vấn đề mơ ngủ là một triệu chứng sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý. Giấc ngủ ban đêm trải qua 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 – 120 phút. Kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Tuy nhiên nếu một người đêm ngủ luôn nằm mê liên miên và đêm nào cũng vậy thì sẽ làm tác động đến sực khoẻ. Người ta cũng xếp ngủ mơ quá nhiều vào chứng rối loạn giấc ngủ.
Hiện tượng của cháu là ngủ không sâu nên ngủ không ngon giấc, trong giấc ngủ hay mơ, khi ngủ dậy thấy người không thoải mái mà vô cùng mệt mỏi. Cháu nói là có hôm cháu ngủ được và có hôm thì cháu không ngủ được. Việc ngủ muộn là do áp lực học tập, cần phải thức khuya để học. Với tuổi của cháu thời gian ngủ theo sinh lý bình thường là 8 giờ/24 giờ, còn cháu thời gian ngủ là mấy tiếng một ngày? Hiện tượng khó ngủ, mất ngủ, mơ nhiều khi ngủ ở cháu như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ của người trẻ tuổi chủ yếu là do vấn đề tâm lý.
Cháu nói bản thân cháu là người vốn hay suy nghĩ, cháu lo lắng về bệnh viêm gan mãn tính, cộng với áp lực học tập. Đặc thù của sinh viên Y là phải học thuộc quá nhiều về lý thuyết, ngoài ra còn phải học thực hành ở bệnh viện. Do vậy áp lực học tập của sinh viên Y cao hơn các trường khác rất nhiều. Từ những lý do bác nói ở trên làm căng thẳng tâm lý và sinh rối loạn giấc ngủ ở cháu. Cháu chỉ mắc chứng rối loạn giấc ngủ mà thôi chứ không phải bị rối loạn tâm thần.
Để xử lý vấn đề mất ngủ thì cháu làm sao phải làm hết căng thẳng tâm lý ở cháu. Bằng cách học vừa phải, không thức khuya, ăn uống đầy đủ chất và lượng. Loại bỏ trong đầu sự lo lắng về bệnh tật. Dành thời gian vui chơi giải trí, giao lưu bạn bè hoạt động đoàn thẻ và xã hội làm cuộc sống vui vẻ và thư giãn. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, buổi tối tập yoga hoặc ngồi thiền rất tốt để tĩnh tâm và thư giãn. Cháu là sinh viên Y thì cháu hãy tìm hiểu những gì làm tâm lý hết căng thẳng, từ đó giúp tinh thần thoải mái và thư giãn sẽ là mấu chốt để giúp cháu ngủ tốt hơn và làm khỏi chứng rối loạn giấc ngủ của cháu.
Chúc cháu luôn khoẻ mạnh và có giấc ngủ ngon!
Mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, khó ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh có phải bị rối loạn tâm thần?
Câu hỏi bởi: Anh Chánh
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, ngày xưa sức khỏe em rất tốt nhưng bây giờ em hay bị mệt mỏi, suy nghĩ nhiều, tối nằm ngủ hay suy nghĩ lung tung, khó ngủ hoặc ngủ không sâu đôi khi thức trắng chỉ nằm nhắm mắt, uể oải, thiếu sức sống, huyết áp thấp sức đề kháng yếu hay bị trúng gió, thỉnh thoảng tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở gần ngất nhưng lại hết, tâm trạng không ổn định, chán nản không có động lực, nhạy cảm, suy nghĩ tiêu cực. Em không biết em có bệnh gì nặng không hay là em bị các bệnh về rối loạn tâm thần và trầm cảm. Mong bác sĩ giúp em.
Em chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Huyết áp thấp là huyết áp tối đa nhỏ hơn 90mmHg và huyết áp tối thiểu nhỏ hơn 60mmHg. Huyết áp thấp là vấn đề sức khoẻ khá phổ biến ở cộng đồng, gây ra những trở ngại và khó chịu ở người bệnh, nếu không biết đề phòng và điều trị có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong. Triệu chứng của huyết áp thấp:
Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mệt lả.
Buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
Khó tập trung, trí nhớ giảm.
Tính tình thay đổi dễ cáu gắt.
Lạnh tay chân.
Suy giảm khả năng tình dục.
Da khô và nhăn, kèm theo dụng tóc.
Nhịp tim tăng, nhịp thở tăng cao khi leo cầu thang hay làm việc nặng.
Từ những biểu hiện trên người bệnh hay lo lắng, bi quan, chán nản dẫn đến kém ngủ hoặc mất ngủ.
Với những biểu hiện biểu hiện ở cháu bác nghĩ cháu có thể do bệnh huyết áp thấp gây lên, tuy nhiên biểu hiện ở cháu không có buồn nôn. Do vậy nếu chẩn đoán là do huyết áp thấp thì chưa thật phù hợp lắm. Đồng thời các biểu hiện của cháu cũng đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là trầm cảm. Tuy nhiên biểu hiện triệu chứng ở cháu là tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở thì không có trong các biểu hiện của trầm cảm. Cháu đi khám đo huyết áp là bao nhiêu? Theo bác cháu nên đến chuyên khoa Tim mạch bệnh viện tỉnh để khám, nếu chuyên khoa Tim mạch loại trừ không phải do huyết áp thấp gây nên thì cháu đến bệnh viện Tâm thần tỉnh khám và làm một số trắc nghiệm tâm lý để xác định xem có phải là trầm cảm không và có hướng chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mau khỏi bệnh.
Tức ngực, khó thở, khó ngủ, hay ngủ mê có bị làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 36 tuổi, là nam giới, chưa lập gia đình. Tôi thỉnh thoảng bị tức là ngực, khó thở. Tôi thường khó ngủ, ngủ hay mê, tỉnh giấc thấy tê hai gót chân, ngày buồn ngủ nhưng không ngủ được. Mỗi đêm ngủ chỉ được 4 giờ, giấc ngủ cứ chập chờn. Tôi như vậy là bị làm sao thưa bác sĩ?
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp và cũng không dễ để chữa trị nếu không tìm ra lí do gây mất ngủ. Mất ngủ có thể chia thành 2 loại:
Mất ngủ cơ năng (chủ yếu là do tâm lý): như bị stress, căng thẳng suy nghĩ quá mức, lo âu nhiều… Mất ngủ thứ phát sau các bệnh mãn tính như: các bệnh về tim (suy tim), bệnh về phổi như (copd), đau nhức, đau dạ dày, trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết…
Các biểu hiện bạn mô tả có thể là bạn bị mất ngủ do yếu tố cơ năng. Trong tình huống này, bạn cần thay đổi chế độ làm việc, sinh hoạt, giờ giấc nghỉ ngơi, tránh stress, tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tăng cường vận động thể dục thể thao. Tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài và sau khi đã thay đổi chế độ làm việc, ăn, ngủ, nghỉ mà không đỡ thì bạn nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để tìm lí do bệnh lý và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Ngủ không được ngon giấc, mơ ngủ, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi, có phải bị rối loạn tâm thần không?
Câu hỏi bởi: pvd
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi, dạo gần đây cháu ngủ không được ngon giấc, trong giấc ngủ cháu mơ rất nhiều câu chuyện linh tinh và khi ngủ dậy cháu thấy vô cùng mệt mỏi. Bản thân cháu vốn là người hay suy nghĩ nhiều do cháu bị bệnh viêm gan mãn tính. Hiện cháu đang là sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội, công việc học của cháu cũng vất vả và đêm cháu thường đi ngủ lúc 11 giờ 20 đến 12 giờ. Có hôm cháu ngủ được ngay, hôm thì không ngủ được, chỉ biết sáng dậy cháu không muốn dậy và người khá mệt mỏi. Cháu có biểu hiện của rối loạn tâm thần không ạ? Bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ. Liệu tập thể dục, thiền định có giúp cháu ngủ ngon hơn không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Vấn đề mơ ngủ là một triệu chứng sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý. Giấc ngủ ban đêm trải qua 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 – 120 phút. Kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Tuy nhiên nếu một người đêm ngủ luôn nằm mê liên miên và đêm nào cũng vậy thì sẽ làm tác động đến sực khoẻ. Người ta cũng xếp ngủ mơ quá nhiều vào chứng rối loạn giấc ngủ.
Hiện tượng của cháu là ngủ không sâu nên ngủ không ngon giấc, trong giấc ngủ hay mơ, khi ngủ dậy thấy người không thoải mái mà vô cùng mệt mỏi. Cháu nói là có hôm cháu ngủ được và có hôm thì cháu không ngủ được. Việc ngủ muộn là do áp lực học tập, cần phải thức khuya để học. Với tuổi của cháu thời gian ngủ theo sinh lý bình thường là 8 giờ/24 giờ, còn cháu thời gian ngủ là mấy tiếng một ngày? Hiện tượng khó ngủ, mất ngủ, mơ nhiều khi ngủ ở cháu như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ của người trẻ tuổi chủ yếu là do vấn đề tâm lý.
Cháu nói bản thân cháu là người vốn hay suy nghĩ, cháu lo lắng về bệnh viêm gan mãn tính, cộng với áp lực học tập. Đặc thù của sinh viên Y là phải học thuộc quá nhiều về lý thuyết, ngoài ra còn phải học thực hành ở bệnh viện. Do vậy áp lực học tập của sinh viên Y cao hơn các trường khác rất nhiều. Từ những lý do bác nói ở trên làm căng thẳng tâm lý và sinh rối loạn giấc ngủ ở cháu. Cháu chỉ mắc chứng rối loạn giấc ngủ mà thôi chứ không phải bị rối loạn tâm thần.
Để xử lý vấn đề mất ngủ thì cháu làm sao phải làm hết căng thẳng tâm lý ở cháu. Bằng cách học vừa phải, không thức khuya, ăn uống đầy đủ chất và lượng. Loại bỏ trong đầu sự lo lắng về bệnh tật. Dành thời gian vui chơi giải trí, giao lưu bạn bè hoạt động đoàn thẻ và xã hội làm cuộc sống vui vẻ và thư giãn. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, buổi tối tập yoga hoặc ngồi thiền rất tốt để tĩnh tâm và thư giãn. Cháu là sinh viên Y thì cháu hãy tìm hiểu những gì làm tâm lý hết căng thẳng, từ đó giúp tinh thần thoải mái và thư giãn sẽ là mấu chốt để giúp cháu ngủ tốt hơn và làm khỏi chứng rối loạn giấc ngủ của cháu.
Chúc cháu luôn khoẻ mạnh và có giấc ngủ ngon!
Mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, khó ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh có phải bị rối loạn tâm thần?
Câu hỏi bởi: Anh Chánh
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, ngày xưa sức khỏe em rất tốt nhưng bây giờ em hay bị mệt mỏi, suy nghĩ nhiều, tối nằm ngủ hay suy nghĩ lung tung, khó ngủ hoặc ngủ không sâu đôi khi thức trắng chỉ nằm nhắm mắt, uể oải, thiếu sức sống, huyết áp thấp sức đề kháng yếu hay bị trúng gió, thỉnh thoảng tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở gần ngất nhưng lại hết, tâm trạng không ổn định, chán nản không có động lực, nhạy cảm, suy nghĩ tiêu cực. Em không biết em có bệnh gì nặng không hay là em bị các bệnh về rối loạn tâm thần và trầm cảm. Mong bác sĩ giúp em.
Em chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Huyết áp thấp là huyết áp tối đa nhỏ hơn 90mmHg và huyết áp tối thiểu nhỏ hơn 60mmHg. Huyết áp thấp là vấn đề sức khoẻ khá phổ biến ở cộng đồng, gây ra những trở ngại và khó chịu ở người bệnh, nếu không biết đề phòng và điều trị có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong. Triệu chứng của huyết áp thấp:
Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mệt lả.
Buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
Khó tập trung, trí nhớ giảm.
Tính tình thay đổi dễ cáu gắt.
Lạnh tay chân.
Suy giảm khả năng tình dục.
Da khô và nhăn, kèm theo dụng tóc.
Nhịp tim tăng, nhịp thở tăng cao khi leo cầu thang hay làm việc nặng.
Từ những biểu hiện trên người bệnh hay lo lắng, bi quan, chán nản dẫn đến kém ngủ hoặc mất ngủ.
Với những biểu hiện biểu hiện ở cháu bác nghĩ cháu có thể do bệnh huyết áp thấp gây lên, tuy nhiên biểu hiện ở cháu không có buồn nôn. Do vậy nếu chẩn đoán là do huyết áp thấp thì chưa thật phù hợp lắm. Đồng thời các biểu hiện của cháu cũng đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là trầm cảm. Tuy nhiên biểu hiện triệu chứng ở cháu là tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở thì không có trong các biểu hiện của trầm cảm. Cháu đi khám đo huyết áp là bao nhiêu? Theo bác cháu nên đến chuyên khoa Tim mạch bệnh viện tỉnh để khám, nếu chuyên khoa Tim mạch loại trừ không phải do huyết áp thấp gây nên thì cháu đến bệnh viện Tâm thần tỉnh khám và làm một số trắc nghiệm tâm lý để xác định xem có phải là trầm cảm không và có hướng chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mau khỏi bệnh.
Tức ngực, khó thở, khó ngủ, hay ngủ mê có bị làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 36 tuổi, là nam giới, chưa lập gia đình. Tôi thỉnh thoảng bị tức là ngực, khó thở. Tôi thường khó ngủ, ngủ hay mê, tỉnh giấc thấy tê hai gót chân, ngày buồn ngủ nhưng không ngủ được. Mỗi đêm ngủ chỉ được 4 giờ, giấc ngủ cứ chập chờn. Tôi như vậy là bị làm sao thưa bác sĩ?
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp và cũng không dễ để chữa trị nếu không tìm ra lí do gây mất ngủ. Mất ngủ có thể chia thành 2 loại:
Mất ngủ cơ năng (chủ yếu là do tâm lý): như bị stress, căng thẳng suy nghĩ quá mức, lo âu nhiều… Mất ngủ thứ phát sau các bệnh mãn tính như: các bệnh về tim (suy tim), bệnh về phổi như (copd), đau nhức, đau dạ dày, trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết…
Các biểu hiện bạn mô tả có thể là bạn bị mất ngủ do yếu tố cơ năng. Trong tình huống này, bạn cần thay đổi chế độ làm việc, sinh hoạt, giờ giấc nghỉ ngơi, tránh stress, tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tăng cường vận động thể dục thể thao. Tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài và sau khi đã thay đổi chế độ làm việc, ăn, ngủ, nghỉ mà không đỡ thì bạn nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để tìm lí do bệnh lý và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Theo ViCare