Hỏi Bác Sĩ - Phẫu thuật hút mỡ là kỹ thuật sử dụng công nghệ hiện đại, hút và loại bỏ hiệu quả lượng mỡ thừa chỉ trong 1 lần thực hiện, giúp bạn có vóc dáng thon gọn, cân đối như mong ước. Tuy nhiên không ít người vẫn băn khoăn liệu hút mỡ có mang lại rủi ro gì không?
Bé 4 tháng tuổi bị u xơ mỡ có nên đi hút ra không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Theo giải đáp của bác sĩ em mang bé đi khám thì bệnh viện làm siêu âm xét nghiệm mẫu hút dịch ở cái u thịt sau đó bác sĩ khám kết luận bé nhà em là u xơ mỡ lành tính và hẹn mãi một năm mới đến để rạch lấy cái u thịt ra vì bé nhà em 4 tháng tuổi. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi để lâu từ cái u lành tính có biến thành u ác tính không ạ? Trong trường hợp bé nhà em 4 tháng tuổi cái u thịt thì to bằng cái đầu đũa nhỏ thì theo bác sĩ nên để thời gian bao lâu thì nên lấy cái u ấy ra?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Trường hợp như bạn mô tả thì bệnh viện đã làm siêu âm xét nghiệm mẫu hút dịch ở cái u thịt của cháu. Bác sĩ khám kết luận bé nhà bạn bị u xơ mỡ lành tính và hẹn một năm mới đến để rạch lấy cái u mỡ ra vì bé nhà bạn mới 4 tháng tuổi. Như vậy bạn có thể yên tâm, u mỡ là u lành tính rất hiếm khi biến thành u ác tính. Trong tình huống bé của bạn mới 4 tháng tuổi cái u mỡ to bằng cái đầu đũa nhỏ thì theo chúng tôi nên để một thời gian theo dõi, chưa cần phẫu thuật cắt bỏ ngay.
U mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ.
Điều trị: chủ yếu là cắt bỏ và hút mỡ. Hút mỡ là phương pháp tuyệt vời chữa trị u mỡ và u mạch mỡ. Chỉ định cắt bỏ: u mỡ cắt bỏ bởi những lý do thẩm mỹ. Khi u to gây biểu hiện hoặc u phát triển và lớn hơn 5cm. Các bác sĩ sẽ cắt lấy bao xơ tránh tái phát.
Chúc cháu luôn khỏe!
Công nghệ hút mỡ không cần phẫu thuật có thật sự đem lại hiệu quả?
Câu hỏi bởi: Gia Linh
Xin chào bác sĩ.
Dạo gần đây em có đọc được mô tả là ở 1 số thẩm mỹ viện lớn có công nghệ hút mỡ không cần phẫu thuật, chỉ thực hiện duy nhất 1 lần là có thể giảm được khoảng 8-20cm vòng bụng và còn có khả năng giảm mỡ ở 1 số vùng như eo, đùi…
Công nghệ đó có thật sự đem lại hiệu quả như lời quảng cáo không bác sĩ? Thường thì chi phí khoảng bao nhiêu,và nên thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ nào để đảm bảo an toàn ạ? Em nghe nói ăn thơm (khóm) có tác dụng tiêu mỡ, vậy mỗi ngày em ăn nửa trái thơm thì có sao không bác sĩ? Vì mẹ em nói trong thơm có nhiều axit, ăn nhiều sẽ không tốt cho dạ dày, mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
Gia Linh thân mến!
Hút mỡ dù áp dụng bất kỳ công nghệ nào (phẫu thuật hay không phẫu thuật) chỉ là một giải pháp làm giảm lượng mỡ dư thừa tạm thời, có thể áp dụng với tất cả những vị trí có mỡ thừa trong cơ thể như bụng, eo, đùi,… Với vùng bụng, tùy theo kích thước to, nhỏ có thể hút ra từ 500 – 3.000 ml mỡ/lần. Thời gian hút từ 30 – 90 phút. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật hút mỡ dao động từ 20 – 100 triệu đồng, tùy khối lượng và vị trí hút mỡ.
Em đừng quá kỳ vọng vào kết quả sau khi thực hiện việc hút mỡ bởi mức độ cải thiện vòng eo phụ thuộc khá nhiều yếu tố như: tình trạng nhăn da tại chỗ, tình trạng vững chắc của thành bụng, đặc biệt là độ dày của lớp mỡ thành bụng. Nếu độ dày lớp mỡ thành bụng nhiều thì hút mỡ sẽ có hiệu quả. Còn nếu vòng bụng to do tình trạng sa, chảy xệ và yếu của các lớp cân, cơ thành bụng thì phẫu thuật tạo hình thành bụng sẽ có hiệu quả hơn.
Sau khi hút mỡ, cần duy trì chế độ ăn kiêng, giảm béo, tập luyện… Nếu không duy trì được thì khối lượng mỡ sẽ tái phát trở lại. Trên thực tế, bệnh nhân rất dễ bị “béo bụng” trở lại sau 5 năm nếu không tuân thủ chế độ ăn hợp lý và tập luyện thường xuyên. Thơm (khóm, dứa) chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nước thơm có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao.
Theo bác sĩ Phó Thuần Hương, thơm được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ, mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (Coumarin, Warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết). Tác dụng giảm cân của thơm cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chính thức công nhận. Nhưng việc ăn 1/2 trái thơm mỗi ngày cũng đã giúp em bớt ăn những thức ăn khác, do đó cũng gián tiếp giảm cân bớt rồi.
Chúc em có được thân hình như ý muốn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé bị u mỡ, trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi được 10 tháng, cháu bị một cục u mỡ ở dưới mắt trái. Hỏi cháu nên đi khám ở đâu và cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
U mỡ là một bệnh lành tính do sự tập trung quá mức tế bào mỡ tại một vùng cơ thể. U thường xuất hiện ở mô dưới da và ít khi nằm ở các nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. Vì cháu mới 10 tháng tuổi, nếu u mỡ không phát triển thì bạn chỉ cần theo dõi, còn nếu u mỡ đó càng ngày càng lớn thì bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa Ngoại, bác sĩ sẽ khám và quyết định phương pháp chữa trị phù hợp với tuổi của cháu.
Chúc bạn và cháu sức khỏe!
Xuất hiện những khối u ở bên sườn trái, giống như cục mỡ, cảm giác đau
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị những khối u ở bên sườn trái, nó giống như cục mỡ vậy, chạm vào thấy đau và nằm đè lên cũng đau. Thấy lâu nổi lên đau. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải u liên sườn không vậy?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Những khối đó có mật độ cứng hay mềm, mức độ di động như thế nào. Dựa vào các tính chất em mô tả nghĩ nhiều đến u mỡ, u mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. Em nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trực tiếp, xác định chính xác lí do và chữa trị.
Chúc em sức khỏe!
Bé 4 tháng tuổi bị u xơ mỡ có nên đi hút ra không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Theo giải đáp của bác sĩ em mang bé đi khám thì bệnh viện làm siêu âm xét nghiệm mẫu hút dịch ở cái u thịt sau đó bác sĩ khám kết luận bé nhà em là u xơ mỡ lành tính và hẹn mãi một năm mới đến để rạch lấy cái u thịt ra vì bé nhà em 4 tháng tuổi. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi để lâu từ cái u lành tính có biến thành u ác tính không ạ? Trong trường hợp bé nhà em 4 tháng tuổi cái u thịt thì to bằng cái đầu đũa nhỏ thì theo bác sĩ nên để thời gian bao lâu thì nên lấy cái u ấy ra?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn.
Trường hợp như bạn mô tả thì bệnh viện đã làm siêu âm xét nghiệm mẫu hút dịch ở cái u thịt của cháu. Bác sĩ khám kết luận bé nhà bạn bị u xơ mỡ lành tính và hẹn một năm mới đến để rạch lấy cái u mỡ ra vì bé nhà bạn mới 4 tháng tuổi. Như vậy bạn có thể yên tâm, u mỡ là u lành tính rất hiếm khi biến thành u ác tính. Trong tình huống bé của bạn mới 4 tháng tuổi cái u mỡ to bằng cái đầu đũa nhỏ thì theo chúng tôi nên để một thời gian theo dõi, chưa cần phẫu thuật cắt bỏ ngay.
U mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ.
Điều trị: chủ yếu là cắt bỏ và hút mỡ. Hút mỡ là phương pháp tuyệt vời chữa trị u mỡ và u mạch mỡ. Chỉ định cắt bỏ: u mỡ cắt bỏ bởi những lý do thẩm mỹ. Khi u to gây biểu hiện hoặc u phát triển và lớn hơn 5cm. Các bác sĩ sẽ cắt lấy bao xơ tránh tái phát.
Chúc cháu luôn khỏe!
Công nghệ hút mỡ không cần phẫu thuật có thật sự đem lại hiệu quả?
Câu hỏi bởi: Gia Linh
Xin chào bác sĩ.
Dạo gần đây em có đọc được mô tả là ở 1 số thẩm mỹ viện lớn có công nghệ hút mỡ không cần phẫu thuật, chỉ thực hiện duy nhất 1 lần là có thể giảm được khoảng 8-20cm vòng bụng và còn có khả năng giảm mỡ ở 1 số vùng như eo, đùi…
Công nghệ đó có thật sự đem lại hiệu quả như lời quảng cáo không bác sĩ? Thường thì chi phí khoảng bao nhiêu,và nên thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ nào để đảm bảo an toàn ạ? Em nghe nói ăn thơm (khóm) có tác dụng tiêu mỡ, vậy mỗi ngày em ăn nửa trái thơm thì có sao không bác sĩ? Vì mẹ em nói trong thơm có nhiều axit, ăn nhiều sẽ không tốt cho dạ dày, mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
Gia Linh thân mến!
Hút mỡ dù áp dụng bất kỳ công nghệ nào (phẫu thuật hay không phẫu thuật) chỉ là một giải pháp làm giảm lượng mỡ dư thừa tạm thời, có thể áp dụng với tất cả những vị trí có mỡ thừa trong cơ thể như bụng, eo, đùi,… Với vùng bụng, tùy theo kích thước to, nhỏ có thể hút ra từ 500 – 3.000 ml mỡ/lần. Thời gian hút từ 30 – 90 phút. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật hút mỡ dao động từ 20 – 100 triệu đồng, tùy khối lượng và vị trí hút mỡ.
Em đừng quá kỳ vọng vào kết quả sau khi thực hiện việc hút mỡ bởi mức độ cải thiện vòng eo phụ thuộc khá nhiều yếu tố như: tình trạng nhăn da tại chỗ, tình trạng vững chắc của thành bụng, đặc biệt là độ dày của lớp mỡ thành bụng. Nếu độ dày lớp mỡ thành bụng nhiều thì hút mỡ sẽ có hiệu quả. Còn nếu vòng bụng to do tình trạng sa, chảy xệ và yếu của các lớp cân, cơ thành bụng thì phẫu thuật tạo hình thành bụng sẽ có hiệu quả hơn.
Sau khi hút mỡ, cần duy trì chế độ ăn kiêng, giảm béo, tập luyện… Nếu không duy trì được thì khối lượng mỡ sẽ tái phát trở lại. Trên thực tế, bệnh nhân rất dễ bị “béo bụng” trở lại sau 5 năm nếu không tuân thủ chế độ ăn hợp lý và tập luyện thường xuyên. Thơm (khóm, dứa) chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nước thơm có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao.
Theo bác sĩ Phó Thuần Hương, thơm được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ, mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (Coumarin, Warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết). Tác dụng giảm cân của thơm cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chính thức công nhận. Nhưng việc ăn 1/2 trái thơm mỗi ngày cũng đã giúp em bớt ăn những thức ăn khác, do đó cũng gián tiếp giảm cân bớt rồi.
Chúc em có được thân hình như ý muốn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé bị u mỡ, trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi được 10 tháng, cháu bị một cục u mỡ ở dưới mắt trái. Hỏi cháu nên đi khám ở đâu và cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
U mỡ là một bệnh lành tính do sự tập trung quá mức tế bào mỡ tại một vùng cơ thể. U thường xuất hiện ở mô dưới da và ít khi nằm ở các nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. Vì cháu mới 10 tháng tuổi, nếu u mỡ không phát triển thì bạn chỉ cần theo dõi, còn nếu u mỡ đó càng ngày càng lớn thì bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa Ngoại, bác sĩ sẽ khám và quyết định phương pháp chữa trị phù hợp với tuổi của cháu.
Chúc bạn và cháu sức khỏe!
Xuất hiện những khối u ở bên sườn trái, giống như cục mỡ, cảm giác đau
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị những khối u ở bên sườn trái, nó giống như cục mỡ vậy, chạm vào thấy đau và nằm đè lên cũng đau. Thấy lâu nổi lên đau. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải u liên sườn không vậy?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Những khối đó có mật độ cứng hay mềm, mức độ di động như thế nào. Dựa vào các tính chất em mô tả nghĩ nhiều đến u mỡ, u mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. Em nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trực tiếp, xác định chính xác lí do và chữa trị.
Chúc em sức khỏe!
Theo ViCare