Hỏi Bác Sĩ - Làm cách nào để khắc phục chứng đi tiểu đêm? Một số giải đáp của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Buốt đầu dương vật, đi tiểu nhiều lần chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ ạ.
Cháu là nam 26 tuổi. Mấy hôm qua cháu thấy hiện tượng đầu dương vật bị buốt và đi tiểu nhiều lần. Vậy là cháu bị sao vậy ạ? Và có thuốc gì chữa trị không ạ?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu có triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu (tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần). Cháu cần khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu cháu làm xét nghiệm để chẩn đoán lí do.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị đi tiểu đêm nhiều
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Chồng tôi năm nay 26 tuổi, hay bị đau lưng, tóc bạc và tiểu đêm nhiều lần. Liệu chồng tôi có bị thận không? Cách chữa trị như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Một số bệnh về thận, đường tiết niệu, phì đại, u xơ tuyến tiền liệt, cũng gây đau lưng, tiểu đêm, tóc bạc. Nhưng cũng có một số lí do khác dẫn đến chứng tiểu đêm, đau lưng, bạc tóc, không liên quan đến nhau. Nguyên nhân của các triệu chứng tiểu đêm, đau lưng, tóc bạc rất phức tạp và đa dạng, đôi khi cần các thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định. Bạn nên đưa chồng bạn đến bệnh viện khám để biết lí do và có cách chữa trị bệnh phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số bệnh dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, tóc bạc sớm, đau lưng mà không phải biểu hiện chung của một bệnh.
Chứng tiểu đêm có thể do:
– Bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các lí do khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…
– Sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc.
– Các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…
Bạc tóc sớm là một chứng bệnh lành tính vì không gây đau đớn, không có biến chứng. Tuy nhiên, chúng làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể, làm giảm tự tin khi giao tiếp. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để tình trạng tóc bạc sớm, mà mới dừng lại ở mức độ giảm tóc bạc như hạt thủ ô, gội bồ kết… Tóc bạc có thể do gen di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con cái cũng khả năng bạc tóc nhiều hơn. Ngoài ra, việc bạc tóc sớm một phần do trong thức ăn thiếu các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm… các loại vitamin B6, PP… hoặc do sang chấn tinh thần.
– Bạn nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho chồng bạn. Đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5, riboflavin và axit folic.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, …
– Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.
Bạn nên khuyên chồng ăn những thực phẩm có lợi cho tóc như:
– Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, gạo cẩm, đậu đỏ…
– Các loại rau như: cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…
– Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…
– Các loại hoa quả: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…
Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi trong việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.
– Không nên nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều kiện cho huyết thanh tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợi tóc khác.
– Chồng bạn nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái.
– Chồng bạn không nên làm việc, học tập quá sức, giảm stress trong công việc, gia đình… để hạn chế tóc bạc sớm.
– Chồng bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm: bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột vừng đen, hà thủ ô trộn lẫn với lượng đường thích hợp thành nước cốt. Hàng ngày hòa với 1 bát nước để uống (lưu ý uống vào buổi tối sẽ có tác dụng tốt hơn). Duy trì uống từ 6 tháng đến 1 năm có thể khiến tóc bạc thành đen.
Nguyên nhân đau lưng ở nam giới thường gặp do các bệnh nội tạng, viêm, chấn thương, thay đổi cấu trúc của cột sống và đốt đệm.
– Một số bệnh nội tạng trong ổ bụng hoặc tiểu khung có thể gây đau vùng thắt lưng. Biểu hiện đau cả vùng không xác định được vị trí đau rõ rệt, đau ở hai bên hoặc một bên đốt sống, có các dấu hiệu kèm theo của bệnh như đau dạ dày, sỏi tụy, viêm tụy mạn hoặc cấp, sỏi đường mật, bệnh túi mật, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm thận, bể thận, một số bệnh của tuyến tiền liệt…
– Thoái hóa đốt sống thắt lưng hay gặp do hư đốt sống, hư đĩa đệm cột sống, loãng xương.
– Đau lưng do tư thế nghề nghiệp hay gặp ở những người khuân vác nặng, lực sĩ cử tạ, nghệ sĩ uốn dẻo, xiếc…
Chúc sức khỏe gia đình bạn!
Tiểu nhiều vào ban đêm là sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 35 tuổi khoảng 8 năm trở lại đây em thường mắc hiện tượng tiểu nhiều về ban đêm ít nhất là 3 lần từ khi bắt đầu đi ngủ. Số lượng đi khoảng 40 phút lại lặp lại nếu mất ngủ, có đêm đi nhiều gây mất ngủ. Uống nước đều và thường xuyên khoảng 1,5 – 2 l mỗi ngày. Buổi tối uống 300ml trước khi ngủ 1 – 3 tiếng. Ban ngày cũng đi nhiều lần hơn nhiều người khác. Hiện tại em chưa thấy đau thận. Vậy cho em hỏi lí do, bệnh và cách điều trị.
Em cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do có thể gây ra chứng đi tiểu nhiều lần:
Do các bệnh đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm diễn ra gây kích thích lên bàng quang và niệu đạo, để làm rỗng bàng quang dẫn đến chứng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Đồng thời kèm theo đó là các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu ra máu…
Hẹp niệu đạo: Hiện tượng hẹp niệu đạo có thể do chứng u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính… Đi tiểu nhiều có kèm theo các biểu hiện khác như đi tiểu đau buốt, máu trong nước tiểu, dương vật sưng to…
Viêm bàng quang kẽ: Chứng bệnh này thường không rõ lí do, các biểu hiện tiêu biểu như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần…
Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu và kèm theo là tiểu không kiểm soát
Ung thư bàng quang: Khối u phát triển, xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần.
Sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Do sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết…Kèm theo đó là một số biểu hiện như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu.
Suy tuyến thượng thận: Bệnh gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các biểu hiện khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Viêm tuyến tiền liệt: Xảy ra ở tuổi thanh và trung niên với các biểu hiện là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu màu trắng, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ.
Do bệnh nội tiết – Đái tháo đường: Đái tháo đường gây tiểu nhiều, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như khát nước, khô da, sụt cân…
Đái tháo nhạt: Tiểu nhiều lần do đái tháo nhạt thường đi kèm với tiểu số lượng nhiều (trên 2500 ml mỗi ngày).
Do các lí do khác
Thần kinh tổn thương: Do tổn thương các dây thần kinh như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp…
Mệt mỏi, stress: Lo lắng mệt mỏi làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần.
Sử dụng thuốc lợi tiểu: Việc uống thuốc lợi tiểu trong chữa trị tăng huyết áp hoặc chữa trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần.
Sau xạ trị khi chữa trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…)
U vùng ngoài bàng quang: Xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào lí do bạn nhé, vì vậy tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu để chẩn đoán xác định bệnh mới điều trị triệt để được.
Chúc bạn sống khỏe!
Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đã đi xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả đều cho thấy thận tốt không thấy vấn đề gì. Có lúc tôi không nghĩ đến mắc tiểu thì 3 – 4 giờ tôi mới có cảm giác đấy, còn có lúc nghĩ đến thì 15 phút lại đi lại, có lúc vừa đi xong lại thấy mắc tiểu, nhiều lúc đi xong lại có cảm giác nước tiểu vẫn còn. Xin bác sĩ cho biết bệnh và cách điều trị và dùng thuốc gì?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bình thường, một người đi tiểu khoảng 4 đến 8 lần một ngày, mỗi lần khoảng 250- 300ml nước “xả ra”. Khi lượng nước tiểu tích ở ngưỡng này, bàng quang đầy sẽ cho cảm giác mắc tiểu và dẫn đến phản xạ mở cơ vòng để giải phóng nước tiểu. Có hai trường hợp đi tiểu nhiều lần:
Đi tiểu nhiều lần số lượng nước tiểu ít hay còn gọi tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt. Người bệnh mới đi tiểu xong lại có cảm giác mắc tiểu, khi đi tiểu lại thấy khó đi.
Đi tiểu nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần là bình thường hay nhiều, người bệnh rất dễ đi tiểu.
Nguyên nhân tiểu nhiều lần có thể do:
Do các bệnh đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hẹp niệu đạo, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, sỏi, dị vật đường tiết niệu, suy tuyến thượng thận.
Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt…
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh nội tiết: Đái tháo đường, Đái tháo nhạt.
Đi tiểu nhiều lần do các lí do khác: Tổn thương thần kinh, stress, uống thuốc lợi tiểu chữa trị tăng huyết áp, sau xạ trị khi chữa trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…), u vùng ngoài bàng quang.
Bạn đã đi xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả đều cho thấy thận tốt không có vấn đề gì. Bạn bị đi tiểu nhiều lần, có lúc nghĩ đến thì 15 phút lại đi một lần, có lúc vừa đi xong lại thấy mắc tiểu, nhiều lúc đi xong lại có cảm giác nước tiểu vẫn còn, lúc bạn không nghĩ đến mắc tiểu thì 3- 4 giờ mới thấy mót đi tiểu.
Mặc dù các thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ nhưng có thể nghĩ nhiều đến lí do tâm lý như stress. Đi tiểu nhiều lần là một biểu hiện thường gặp trong stress, liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ- mất ngủ, ngưng thở khi ngủ…
Để chẩn đoán chắc chắn và có biện pháp điều trị kịp thời, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, xét nghiệm chức năng thận là những xét nghiệm thường quy, đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả trong việc đánh giá chung về sức khoẻ của hệ bài niệu. Nếu tất cả các xét nghiệm đều bình thường và việc khám xét loại trừ được các lí do trên thì bạn cần nghỉ ngơi, tránh căng thẳng lo âu, ăn ngủ điều độ, tập yoga hàng ngày. Nếu bệnh không hết bạn cần đi khám và tư vấn bác sĩ tâm lý.
Chúc bạn chóng khỏe!
Em thường đi tiểu nhiều lần sau khi ăn xong
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em thường đi tiểu nhiều lần sau khi ăn xong, mặc dù trước đó đã đi tiểu rồi nhưng ăn xong vẫn đi tiếp 1 đến 2 lần nữa trong vòng 20 phút. Ngoài ra, em thường tiểu nhiều trước lúc đi ngủ, buổi tối em thường ngủ muộn, khoảng 12h đêm. Trước khi đi ngủ thường tiểu 2 đến 3 lần. Bác sĩ cho em hỏi là em đã bị bệnh gì và phương pháp điều trị như nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Có nhiều lí do gây ra tình trạng tiểu nhiều lần như:
Viêm đường tiết niệu
Viêm bàng quang
Hẹp niệu đạo
Hội chứng bàng quang kích thích
Ung thư bàng quang
Sỏi, dị vật đường tiểu
Suy tuyến thượng thận
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh lý tuyến tiền liệt: U xơ, viêm tuyến tiền liệt
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh nội tiết: Đái tháo đường, đái tháo nhạt
Do tổn thương thần kinh, stress, do uống thuốc
Em nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được các bác sĩ khám và xét nghiệm đầy đủ tìm rõ lí do gây tiểu nhiều lần thì chữa trị sẽ có hiệu quả tốt.
Chúc em mạnh khỏe!
Buốt đầu dương vật, đi tiểu nhiều lần chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Nam
Chào bác sĩ ạ.
Cháu là nam 26 tuổi. Mấy hôm qua cháu thấy hiện tượng đầu dương vật bị buốt và đi tiểu nhiều lần. Vậy là cháu bị sao vậy ạ? Và có thuốc gì chữa trị không ạ?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu có triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu (tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần). Cháu cần khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu cháu làm xét nghiệm để chẩn đoán lí do.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị đi tiểu đêm nhiều
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Chồng tôi năm nay 26 tuổi, hay bị đau lưng, tóc bạc và tiểu đêm nhiều lần. Liệu chồng tôi có bị thận không? Cách chữa trị như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Một số bệnh về thận, đường tiết niệu, phì đại, u xơ tuyến tiền liệt, cũng gây đau lưng, tiểu đêm, tóc bạc. Nhưng cũng có một số lí do khác dẫn đến chứng tiểu đêm, đau lưng, bạc tóc, không liên quan đến nhau. Nguyên nhân của các triệu chứng tiểu đêm, đau lưng, tóc bạc rất phức tạp và đa dạng, đôi khi cần các thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định. Bạn nên đưa chồng bạn đến bệnh viện khám để biết lí do và có cách chữa trị bệnh phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số bệnh dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, tóc bạc sớm, đau lưng mà không phải biểu hiện chung của một bệnh.
Chứng tiểu đêm có thể do:
– Bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các lí do khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…
– Sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc.
– Các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…
Bạc tóc sớm là một chứng bệnh lành tính vì không gây đau đớn, không có biến chứng. Tuy nhiên, chúng làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể, làm giảm tự tin khi giao tiếp. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để tình trạng tóc bạc sớm, mà mới dừng lại ở mức độ giảm tóc bạc như hạt thủ ô, gội bồ kết… Tóc bạc có thể do gen di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con cái cũng khả năng bạc tóc nhiều hơn. Ngoài ra, việc bạc tóc sớm một phần do trong thức ăn thiếu các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm… các loại vitamin B6, PP… hoặc do sang chấn tinh thần.
– Bạn nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho chồng bạn. Đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5, riboflavin và axit folic.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, …
– Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.
Bạn nên khuyên chồng ăn những thực phẩm có lợi cho tóc như:
– Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, gạo cẩm, đậu đỏ…
– Các loại rau như: cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…
– Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…
– Các loại hoa quả: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…
Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi trong việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.
– Không nên nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều kiện cho huyết thanh tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợi tóc khác.
– Chồng bạn nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái.
– Chồng bạn không nên làm việc, học tập quá sức, giảm stress trong công việc, gia đình… để hạn chế tóc bạc sớm.
– Chồng bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm: bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột vừng đen, hà thủ ô trộn lẫn với lượng đường thích hợp thành nước cốt. Hàng ngày hòa với 1 bát nước để uống (lưu ý uống vào buổi tối sẽ có tác dụng tốt hơn). Duy trì uống từ 6 tháng đến 1 năm có thể khiến tóc bạc thành đen.
Nguyên nhân đau lưng ở nam giới thường gặp do các bệnh nội tạng, viêm, chấn thương, thay đổi cấu trúc của cột sống và đốt đệm.
– Một số bệnh nội tạng trong ổ bụng hoặc tiểu khung có thể gây đau vùng thắt lưng. Biểu hiện đau cả vùng không xác định được vị trí đau rõ rệt, đau ở hai bên hoặc một bên đốt sống, có các dấu hiệu kèm theo của bệnh như đau dạ dày, sỏi tụy, viêm tụy mạn hoặc cấp, sỏi đường mật, bệnh túi mật, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm thận, bể thận, một số bệnh của tuyến tiền liệt…
– Thoái hóa đốt sống thắt lưng hay gặp do hư đốt sống, hư đĩa đệm cột sống, loãng xương.
– Đau lưng do tư thế nghề nghiệp hay gặp ở những người khuân vác nặng, lực sĩ cử tạ, nghệ sĩ uốn dẻo, xiếc…
Chúc sức khỏe gia đình bạn!
Tiểu nhiều vào ban đêm là sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 35 tuổi khoảng 8 năm trở lại đây em thường mắc hiện tượng tiểu nhiều về ban đêm ít nhất là 3 lần từ khi bắt đầu đi ngủ. Số lượng đi khoảng 40 phút lại lặp lại nếu mất ngủ, có đêm đi nhiều gây mất ngủ. Uống nước đều và thường xuyên khoảng 1,5 – 2 l mỗi ngày. Buổi tối uống 300ml trước khi ngủ 1 – 3 tiếng. Ban ngày cũng đi nhiều lần hơn nhiều người khác. Hiện tại em chưa thấy đau thận. Vậy cho em hỏi lí do, bệnh và cách điều trị.
Em cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do có thể gây ra chứng đi tiểu nhiều lần:
Do các bệnh đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm diễn ra gây kích thích lên bàng quang và niệu đạo, để làm rỗng bàng quang dẫn đến chứng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Đồng thời kèm theo đó là các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu ra máu…
Hẹp niệu đạo: Hiện tượng hẹp niệu đạo có thể do chứng u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính… Đi tiểu nhiều có kèm theo các biểu hiện khác như đi tiểu đau buốt, máu trong nước tiểu, dương vật sưng to…
Viêm bàng quang kẽ: Chứng bệnh này thường không rõ lí do, các biểu hiện tiêu biểu như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần…
Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu và kèm theo là tiểu không kiểm soát
Ung thư bàng quang: Khối u phát triển, xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần.
Sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Do sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết…Kèm theo đó là một số biểu hiện như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu.
Suy tuyến thượng thận: Bệnh gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các biểu hiện khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Viêm tuyến tiền liệt: Xảy ra ở tuổi thanh và trung niên với các biểu hiện là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu màu trắng, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ.
Do bệnh nội tiết – Đái tháo đường: Đái tháo đường gây tiểu nhiều, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như khát nước, khô da, sụt cân…
Đái tháo nhạt: Tiểu nhiều lần do đái tháo nhạt thường đi kèm với tiểu số lượng nhiều (trên 2500 ml mỗi ngày).
Do các lí do khác
Thần kinh tổn thương: Do tổn thương các dây thần kinh như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp…
Mệt mỏi, stress: Lo lắng mệt mỏi làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần.
Sử dụng thuốc lợi tiểu: Việc uống thuốc lợi tiểu trong chữa trị tăng huyết áp hoặc chữa trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần.
Sau xạ trị khi chữa trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…)
U vùng ngoài bàng quang: Xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào lí do bạn nhé, vì vậy tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu để chẩn đoán xác định bệnh mới điều trị triệt để được.
Chúc bạn sống khỏe!
Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đã đi xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả đều cho thấy thận tốt không thấy vấn đề gì. Có lúc tôi không nghĩ đến mắc tiểu thì 3 – 4 giờ tôi mới có cảm giác đấy, còn có lúc nghĩ đến thì 15 phút lại đi lại, có lúc vừa đi xong lại thấy mắc tiểu, nhiều lúc đi xong lại có cảm giác nước tiểu vẫn còn. Xin bác sĩ cho biết bệnh và cách điều trị và dùng thuốc gì?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bình thường, một người đi tiểu khoảng 4 đến 8 lần một ngày, mỗi lần khoảng 250- 300ml nước “xả ra”. Khi lượng nước tiểu tích ở ngưỡng này, bàng quang đầy sẽ cho cảm giác mắc tiểu và dẫn đến phản xạ mở cơ vòng để giải phóng nước tiểu. Có hai trường hợp đi tiểu nhiều lần:
Đi tiểu nhiều lần số lượng nước tiểu ít hay còn gọi tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt. Người bệnh mới đi tiểu xong lại có cảm giác mắc tiểu, khi đi tiểu lại thấy khó đi.
Đi tiểu nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần là bình thường hay nhiều, người bệnh rất dễ đi tiểu.
Nguyên nhân tiểu nhiều lần có thể do:
Do các bệnh đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hẹp niệu đạo, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, sỏi, dị vật đường tiết niệu, suy tuyến thượng thận.
Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt…
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh nội tiết: Đái tháo đường, Đái tháo nhạt.
Đi tiểu nhiều lần do các lí do khác: Tổn thương thần kinh, stress, uống thuốc lợi tiểu chữa trị tăng huyết áp, sau xạ trị khi chữa trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…), u vùng ngoài bàng quang.
Bạn đã đi xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả đều cho thấy thận tốt không có vấn đề gì. Bạn bị đi tiểu nhiều lần, có lúc nghĩ đến thì 15 phút lại đi một lần, có lúc vừa đi xong lại thấy mắc tiểu, nhiều lúc đi xong lại có cảm giác nước tiểu vẫn còn, lúc bạn không nghĩ đến mắc tiểu thì 3- 4 giờ mới thấy mót đi tiểu.
Mặc dù các thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ nhưng có thể nghĩ nhiều đến lí do tâm lý như stress. Đi tiểu nhiều lần là một biểu hiện thường gặp trong stress, liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ- mất ngủ, ngưng thở khi ngủ…
Để chẩn đoán chắc chắn và có biện pháp điều trị kịp thời, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, xét nghiệm chức năng thận là những xét nghiệm thường quy, đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả trong việc đánh giá chung về sức khoẻ của hệ bài niệu. Nếu tất cả các xét nghiệm đều bình thường và việc khám xét loại trừ được các lí do trên thì bạn cần nghỉ ngơi, tránh căng thẳng lo âu, ăn ngủ điều độ, tập yoga hàng ngày. Nếu bệnh không hết bạn cần đi khám và tư vấn bác sĩ tâm lý.
Chúc bạn chóng khỏe!
Em thường đi tiểu nhiều lần sau khi ăn xong
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em thường đi tiểu nhiều lần sau khi ăn xong, mặc dù trước đó đã đi tiểu rồi nhưng ăn xong vẫn đi tiếp 1 đến 2 lần nữa trong vòng 20 phút. Ngoài ra, em thường tiểu nhiều trước lúc đi ngủ, buổi tối em thường ngủ muộn, khoảng 12h đêm. Trước khi đi ngủ thường tiểu 2 đến 3 lần. Bác sĩ cho em hỏi là em đã bị bệnh gì và phương pháp điều trị như nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Có nhiều lí do gây ra tình trạng tiểu nhiều lần như:
Viêm đường tiết niệu
Viêm bàng quang
Hẹp niệu đạo
Hội chứng bàng quang kích thích
Ung thư bàng quang
Sỏi, dị vật đường tiểu
Suy tuyến thượng thận
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh lý tuyến tiền liệt: U xơ, viêm tuyến tiền liệt
Đi tiểu nhiều lần do các bệnh nội tiết: Đái tháo đường, đái tháo nhạt
Do tổn thương thần kinh, stress, do uống thuốc
Em nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được các bác sĩ khám và xét nghiệm đầy đủ tìm rõ lí do gây tiểu nhiều lần thì chữa trị sẽ có hiệu quả tốt.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare