Như thế nào là thực hiện hiến máu an toàn?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Hiến máu an toàn là việc hiến máu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tuyển chọn câu hỏi sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Hiến máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?


Câu hỏi bởi: Minh Tuấn

Xin chào bác sĩ.

Tháng trước vợ tôi có kinh ngày 19. Ngày 6/12 vợ tôi có tham gia hiến máu, ngày 12/12 cô ấy đi dự sinh nhật nên có uống rượu, cho đến ngày hôm qua vợ tôi vẫn chưa có kinh. Xin bác sĩ tư vấn giúp hiến máu có ảnh hưởng tới kinh nguyệt hay không? Vợ tôi không có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sưng tức ngực gì cả, vậy vợ tôi có thể bị trễ kinh là do đang có bầu không?

Rất cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn.

Việc hiến máu không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của vợ bạn do vậy bạn có thể yên tâm vấn đề này. Nếu vợ chồng bạn có quan hệ tình dục (không áp dụng biện pháp tránh thai) chậm kinh thì điều đầu tiên phải nghĩ đến khả năng có thai. Để chắc chắn có thai hay không vợ bạn nên làm xét nghiệm định lượng Beta HCG trong máu, nếu có là có thai, nếu không là không có thai. Hoặc vợ bạn có thể dùng thanh thử thai sớm thử trong nước tiểu, nếu 2 vạch là có thai. Vợ bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tử cung xem có hai hay không.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị tím chỗ lấy máu sau khi hiến máu, có ảnh hưởng gì không?


Câu hỏi bởi: Hương Cảnh

Thưa bác sĩ!

Cháu hiến máu nhân đạo và giờ chỗ lấy máu tím rất ghê. Vậy cho cháu hỏi liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ và liệu sau bao lâu thì khỏi?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào cháu!

Sau hiến máu, xung quanh chỗ lấy máu thường có vết bầm tím, nếu bầm nhiều “nhìn thấy rất ghê” như cháu mô tả, nhưng đây không phải là bệnh lý gì ghê gớm cả cháu à.Vết bầm này có thể là do lúc lấy máu tĩnh mạch bị bể hoặc do sau khi lấy máu xong cháu không đè chặt miếng bông vào để cầm máu, nên máu tĩnh mạch đã tràn ra ngoài.Sau 7 – 10 ngày vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị, nhưng cháu nhớ tuyệt đối không xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu, sẽ làm vết bầm lan rộng hơn. Nếu muốn nhanh tan vết bầm, cháu nên chườm lạnh ngay tại vết bầm. Ngoài ra, sau hiến máu cháu có thể có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ… nữa đó, nhưng những triệu chứng này sẽ nhanh khỏi sau vài ngày khi cháu được nghỉ ngơi.

Thân mến chào cháu!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hiến máu có phát hiện lượng ure và cretinine trong máu và có gây suy thận mãn không?


Câu hỏi bởi: Minh Tri

Chào bác sĩ.

Cho tôi hỏi, sau khi hiến máu có phát hiện được lượng ure và cretinine trong máu không? Nếu người đó không phát hiện mình bị bệnh suy thận mãn mà vẫn hiến vậy máu đó có được nhận không? Đến nay người đó đang hiến máu được 15 lần rồi vậy người đó có khả năng mắc bệnh suy thận mãn không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bạn Tri thân mến.

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hàng ngày. Ví dụ, hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp (250ml, 350ml hoặc 450ml…). Lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng từ 70 – 77ml/kg cân nặng. Như vậy, một người trưởng thành khỏe mạnh có khoảng trên 3,5 lít máu. Thực tế, trên thế giới có hơn 80 triệu người tham gia hiến máu. Ở Việt Nam, nhiều người hiến máu gần 100 lần, sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.

Hiến máu không thử ure và creatinin. Hiến máu nhiều lần không gây suy thận mãn. Ở người suy thận mãn giai đoạn 2 bắt đầu có biểu hiện thiếu máu nhẹ và giai đoạn 3 thiếu máu khá rõ: người bệnh sẽ có biểu hiện như da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, mệt mỏi, hay quên… Thiếu máu trong bệnh thận là thiếu máu đẳng sắc đẳng bào. Bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn đầu chưa có biểu hiện thiếu máu, lượng huyết sắc tố vẫn bình thường (giai đoạn đầu suy thận mãn thường rất khó phát hiện vì bệnh rất âm thầm), nếu máu không dương tính đối với một số bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét, giang mai… thì vẫn được nhận. Tuy nhiên khi đã biết bị suy thận mãn bạn không nên hiến máu.

Thân chào bạn!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Xét nghiệm sau khi hiến máu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, cháu có đi hiến máu ở bệnh viện truyền máu huyết học Tp.HCM. Bác sĩ cho cháu hỏi, máu sau khi hiến sẽ được bệnh viện xét nghiệm bằng phương pháp nào ạ? Và có thể phát hiện được các bệnh HIV, viêm gan B,… khi vẫn còn trong giai đoạn cửa sổ không ạ? Nếu như tính từ thời điểm có hành vi nguy cơ đến thời điểm hiến máu là 3 tuần thì máu hiến được đem về làm xét nghiệm đã có thể phát hiện ra các bênh HIV, viêm gan b,…chưa ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu. Cháu xin cám ơn.

Bác sĩ Đinh Quang Huy


Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Câu hỏi của bạn xin trả lời bạn như sau:
Máu sau khi hiến được xét nghiệm sàng lọc bằng các phương pháp Test nhanh để kiểm tra các bệnh HIV, Viêm gan B do vậy không thể sàng lọc chính xác trong giai đoạn cửa sổ được.
Trường hợp bạn có hành vi nguy cơ trong vòng 3 tuần, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu hoặc bệnh viện truyền nhiễm để làm xét nghiệm ELISA để đánh giá chính xác trong giai đoạn này, trường hợp có nguy cơ cao bạn sẽ được tư vấn dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm.
Chúc bạn sức khỏe và lạc quan trong cuộc sống.

Hiến máu liên tục có ảnh hưởng đến sức khỏe?


Câu hỏi bởi: Thanh Hướng

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu năm nay 23 tuổi và là nữ ạ. Cháu thuộc nhóm máu hiếm Rh- nên mỗi khi có người cần máu là cháu phải hiến (nhiều khi chưa đủ thời hạn hiến máu cháu cũng phải hiến rồi ạ). Có phải việc cháu hiến máu như vậy tác động đến sức khỏe không ạ? Vì cháu nghĩ bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở người trung niên nhưng cháu còn quá ít tuổi. Cháu muốn hỏi bác sĩ nếu kéo dài như vậy thì tác động tới sức khỏe của cháu như thế nào ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nhóm máu Rh(-) ở là nhóm máu hiếm, vô cùng hiếm. Nếu bạn hiến máu một cách khoa học thì vừa cứu chữa được rất nhiều người có cùng nhóm máu với bạn mà vừa không tác động tới sức khỏe của bạn. Có nhiều quy định về điều kiện để được hiến máu, trong đó có: Cân nặng từ 45 kg trở lên, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu (như viêm gan B, C,..; HIV, giang mai,…), khoảng cách giữa 2 lần hiến máu liên tiếp tối thiểu là 84 ngày. Sau khi hiến máu, cơ quan tạo máu là tủy xương được kích thích để sản sinh các tế bào máu mới để bù lại lượng đã bị lấy đi.

Như vậy, một năm bạn chỉ có thể thực hiện từ 3 – 4 lần hiến máu. Nếu số lần hiến máu nhiều hơn, cơ thể bạn không có thời gian hồi phục để bù đắp lại lượng máu đã cho đi và cơ thể bạn sẽ bị thiếu máu làm cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, làm việc kém hiệu quả, tác động nhiều đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Nếu tình trạng đó kéo dài, sức đề kháng của bạn cũng bị giảm sút và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl