Hỏi Bác Sĩ - Hoang tưởng là một chứng bệnh tâm lý mà khi mắc phải, chúng ta sẽ thường nghĩ ra những chuyện không có thật. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này qua các tư vấn chuyên môn dưới đây nhé!
Bệnh hoang tưởng, tâm thần
Câu hỏi bởi: Nguyên
Thưa bs, bố cháu bị tai biến từ năm 2008. Từ đó đến nay thì sk có giảm, nói ko rõ nhưng thần kinh vẫn bt. Khoảng ra tết 2016 đến nay, bố cháu có những biểu hiện hoang tưởng, tâm thần. Như nghĩ mẹ cháu có tcam với người khác, phá đồ đạc, cứ nghĩ bị người khác bỏ bùa, nhà có thờ ma xó. Giờ ít tiếp xúc với mọi người, sợ mọi người hại mình. Do công việc của các con và biểu hiện của bố cháu mà người nhà jo không ai. ở cùng. Cháu thì công tác trong quân đội. Khuyên bố, động viên bố đi khám thì bố ko đi. Cưỡng chế đi thì cháu chưa biết cách. Nên cháu lo cho bố và gd lắm. Rất mong sớm nhận được những lời tư vấn có ích của bác sỹ chuyên khoa. Cháu cảm ơn. Cháu ở ứng hòa, hà nội
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào anh chị.
Như anh kể thì bố anh bị loạn thần sau đột quỵ. Việc cần làm bây giờ là phải đưa ông đi bệnh viện tâm thần, phải tổ chức để đưa ông đi viện, không thể chờ sự đồng ý của ông. Gia đình phải gần gủi, không được để ông ở một mình. Nếu ở gần Hà Đông, anh đưa ông đến viện 103, chúng tôi rất vui lòng được chữa trị cho ông.
Chúc ông mau lành!
Đau nửa đầu, khó hòa hợp, khó tập trung, hay quên, hay hoang tưởng có phải mắc bệnh về tâm thần?
Câu hỏi bởi: NPMP
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 14 tuổi, cháu đang đi học. Gần đây cháu hay bị đau nửa đầu. Khó hòa hợp với bạn bè xung quanh vì nói chuyện khó hiểu, cháu gặp khó khăn trong việc dùng từ. Cháu thường xuyên quên, giống như bị mất trí nhớ vừa nói xong đã quên mất, thỉnh thoảng cháu còn quên mất cách viết chữ, quên mất cháu đã ăn cơm chưa, quên chỗ cất đồ,. .. Khó ghi nhớ nên học hành càng ngày càng kém hơn. Gần đây dễ nổi cáu, nóng giận. Tâm trạng cháu hay hoang mang, lo sợ, Cháu khó tập trung. Bất cẩn. Cảm thấy tuyệt vọng. Không còn muốn tiếp xúc với ai. Hay hoang tưởng, nhìn vào gương tự nói chuyện một mình. Cháu tự tưởng tượng ra có người bạn ở bên cạnh nói chuyện với cháu. Cháu có đọc trên mạng một số dấu hiệu về rối loạn tâm thần, cháu cảm thấy mình đang mắc phải bệnh về tâm thần nhưng không dám nói chia sẻ với ba má. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên, giải đáp giúp cháu có phải cháu đang mắc bệnh gì về thần kinh tâm thần không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có một số dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tâm thần phân liệt cháu cần biết là:
Dần dần cách ly với xã hội, bạn bè: Người bệnh có dấu hiệu ngủ lịm ban ngày và có nhiều hoạt động về ban đêm, giảm giao tiếp với người thân, bạn bè và sợ ai đó làm hại mình.
Suy giảm hiệu suất làm việc: Cảm thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý; học tập, làm việc. Không thể dậy sớm và đi làm, đi học đúng giờ,
Trầm cảm: Biểu hiện có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, cảm thấy cuộc sống vô vị, ăn kém ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.
Những ý nghĩ và hành vi kỳ lạ: Xuất hiện hoang tưởng, thường được giữ kín nhưng có thể bộc lộ trong hình thức buộc tội kỳ quái chung quanh người bệnh. Hoang tưởng có thể chi phối hành vi người bệnh, như từ chối ăn một số thứ mà họ cho là có chất độc. Họ nghĩ căn phòng sắp bị nổ tung hoặc có bẫy, ô tô chạy trên đường là của bọn khủng bố.
Rối loạn tư duy: Thay đổi quan hệ với người thân, tự nhiên mất hết tình cảm với con cái hoặc vợ chồng. Người bệnh có thể nhận thức được điều này, họ thường phàn nàn không có tình cảm như trước đây. Họ có thể nói về sự mất mát người thân một cách rất dửng dưng, song lại khóc sướt mướt khi thảo luận một vấn đề không quan trọng. Điều này không có nghĩa nỗi đau buồn thực sự không được cảm nhận mà nó chỉ không biểu hiện ra thôi.
Ảo giác: Thường gặp nhất là những ảo giác lời nói. Họ thật sự nghe được tiếng nói không có thật, và thường là chống lại chúng. Có lúc lời nói làm người bệnh nghi ngờ và tăng dần sự xa lánh. Có lúc tiếng nói có thể làm người bệnh mỉm cười, tự cười vô duyên cớ.
Cảm giác về những bệnh lý cơ thể: Người bệnh cảm thấy sự thay đổi tinh thần liên quan tới một bệnh trầm trọng nào đó. Họ thường tìm đến bác sĩ với những lời than phiền mơ hồ. Họ thường ăn không ngon miệng, dẫn đến sút cân. Sự ngừng hoạt động làm cho họ trông như kiệt sức và cũng góp phần gây sút cân. Họ có thể tìm sự nương náu ở thuốc lá hoặc rượu.
Những biểu hiện của cháu có thể là biểu hiện sớm của bệnh này. Cháu cần chia sẻ với bố mẹ để được giúp đỡ và không nên quá lo lắng, lo lắng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bệnh của cháu cần khám và điều trị sớm thì sẽ chóng khỏi, càng để lâu càng khó chữa.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng
Câu hỏi bởi: ngọc bích
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 32 tuổi. Suốt các năm học cấp 2 và 3 em luôn học lớp chọn trường chuyên, và luôn thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh và luôn đạt giải. Năm 2002 em thi vào khoa điện trường Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này em có những biến chuyển tâm lý buồn vui bất chợt, học hành kém sút hơn. Vì vậy em ra trường trễ hơn mọi người 2 năm và em đã chính thức phát bệnh (có những biểu hiện giống thần kinh phân liệt hoang tưởng). Em đã dùng thuốc 7 năm, em dùng thuốc của bênh viện tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh và khi đỡ ngưng bệnh quay lại (hồi đó em thực sự chưa hiểu rõ về bệnh này).
Tháng 10/2014 em bị rối loạn tiền đình và thời gian này em ngưng thuốc nên có biểu hiện của thần kinh hoang tưởng. Giờ em dùng thuốc của bệnh viện thường (không phải tâm thần) vì em có nói rõ bệnh tình cho bác sĩ, khi em dùng thuốc ở đây kinh nguyệt có lại bình thường (thuốc em uống trước đây ở bệnh viện tâm thần làm em không thấy kinh nguyệt). Em đi xét nghiệm và biết mình bị men gan cao. Em hiện đang lo lắng và hoang mang, bác sĩ cho em hỏi:
Giữa rối loạn tiền đình và thần kinh hoang tưởng có sự liên hệ nào không? Uống thuốc thần kinh suốt đời có ảnh hưởng về việc men gan tăng cao không? Uống thuốc tại bệnh viện thường (không phải tâm thần) có được không vì em uống bệnh cũng hết và có kinh nguyệt bình thường. Bị bệnh này có nên lấy chồng đẻ con không? Em là người khá cầu toàn, nên có gì đó xẩy ra ngoài ý muốn thường làm em suy nghĩ và buồn nhiều. Từ trước giờ cũng có người ngỏ lời tìm hiểu nhưng vì mắc bệnh nên em rất phân vân lo lắng. Em hiện là công chức nhà nước.
Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hoang tưởng là một dạng của rối loạn tư duy, suy nghĩ. Đó là những suy nghĩ có 3 cái không:
Không có cơ sở. Không thực tế. Không thể đả thông, giải thích được.
Có nhiều loại hoang tưởng khác nhau, các hoang tưởng tương đối phổ biến:
Hoang tưởng bị hại: nghĩ rằng có người hại mình, ngay cả người thân. Nhưng trong thực tế mọi người đều yếu mến bệnh nhân. Hoang tưởng ghen tuông: bệnh nhân xác định người bạn đời của mình có quan hệ với người khác, mặc dù họ không thấy bằng chứng nào và trong thực thế cũng không thấy. Hoang tưởng bị theo dõi: bệnh nhân không muốn ra ngoài đường vì sợ có người luôn theo dõi bệnh nhân, có tình huống nghĩ rằng có người đặt camera theo dõi họ…
Có nhiều thuốc an thần kinh để chữa trị các hoang tưởng như Haloperidol, Risperidol, Aminazin, Clozapin, Olanzapin. Các thuốc trên thường gây các tác dụng không mong muốn:
Chóng mặt: Nhất là khi đang nằm mà đứng lên đột ngột. Để giải quyết vấn đề này, hướng dẫn bệnh nhân mỗi khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ. Co rút cơ: Đôi lúc bệnh nhân co rút cơ ở cổ và chân tay, cứng miệng… Lúc này chúng ta giải thích cho bệnh nhân hiểu đây là tác dụng không mong muốn của thuốc và thông báo với bác sĩ để xin chỉ định thuốc hỗ trợ. Ngủ nhiều: Sau khi dùng thuốc bệnh nhân trở nên ngủ nhiều. Liều thuốc tập trung nhiều vào buổi tối. Tăng men gan, rối loạn nội tiết.
Bạn bị hoang tưởng đang chữa trị thuốc của viện tâm thần. Như vậy hiện tượng tiền đình của bạn có thể là do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng tăng men gan cũng là triệu chứng của tác dụng không mong muốn của thuốc chữa trị. Để đề phòng khi dùng thuốc này, bạn cần uống nhiều nước, dùng thuốc bảo vệ tế bào gan. Không biết rõ các loại thuốc mà bạn đang dùng nên không trả lời cụ thể cho bạn được. Nhưng nếu bạn uống thuốc không phải của bệnh viện tâm thần mà bệnh của bạn vẫn được kiểm soát thì bạn có thể vẫn dùng được.
Bạn nên sống thoải mái và đơn giản, không nên cầu toàn để phải suy nghĩ và làm tác động đến bệnh. Việc xây dựng gia đình, bạn cũng cần cân nhắc. Nếu như có người nào đó thật sự thông cảm và yêu thương giúp đỡ bạn thì đó lại là liều thuốc tốt cho bệnh của bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hay quên, tính tình thay đổi, hoang tưởng những điều mình tự tưởng tượng, cảm giác như ai muốn hại mình.
Câu hỏi bởi: Nguyên
Chào bác sĩ!
Bố con bị xuất huyết não cách đây hơn một năm. Từ lúc bắt đầu phát bệnh thì có triệu chứng hay quên không thể nhớ được những điều mà người khác vừa mới nói. Nhưng lại có thể nhớ rất rõ những sự việc đã xảy ra cách đây rất lâu. Tính tình cũng thay đổi rất khác trước nhưng hiền và nghe lời mọi người nói. Còn hiện tại thì có triệu chứng như hoang tưởng hay nói những điều không có do bản thân mình tự tưởng tượng ra, có cảm giác như có người đang muốn hại mình. Gần đây lại còn rất cọc cằn. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp và giải đáp cách chữa trị để con và gia đình được biết.
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Theo như những gì bạn mô tả bố bạn đang có hoang tưởng bị hại. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt và là một dấu hiệu nguy hiểm do người bệnh có thể gây hại cho những người xung quanh (để bảo vệ bản thân). Gia đình bạn nên đưa bố bạn đi khám chuyên khoa Tâm thần càng sớm càng tốt để được giải đáp và uống thuốc theo đơn. Có một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng:
Theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân: đặc biệt bệnh nhân hoang tưởng bị hại việc dùng thuốc rất khó khăn, cần động viên bệnh nhân dùng thuốc đều đặn.
Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc chữa trị: chóng mặt, co rút cơ, ngủ nhiều…nếu bệnh nhân có những dấu hiệu này cần thông báo với bác sĩ.
Cách tiếp xúc với người bệnh hoang tưởng: Không tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng vì có thể làm cho người bệnh xa lánh chúng ta, nghĩ rằng chúng ta bảo vệ người sắp hại bệnh nhân. Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân. Hướng bệnh nhân nói chuyện về những vấn đề đang xảy ra trước mắt.
Tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc đơn giản, có điều kiện giao tiếp trong quá trình làm việc do các hoang tưởng thường nổi dậy nhiều khi bệnh nhân một mình không có sự giao tiếp.
Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!
Khó thở, nhịp tim chậm, lý do tại sao?
Câu hỏi bởi: Heocon
Thưa bác sĩ.
Em bị khó thở cứ lấy hơi lên mới thở được, đi siêu âm tim thì bị hở ¼ van 3 lá, đo huyết áp thì 100/60, nhịp tim thì hơi chậm chỉ có 54/1p. Mà bác sĩ cứ nói không thấy bệnh lý gì cả, nhưng em cảm thấy cứ khó thở, rất mệt.
Bác sĩ không cho thuốc điều trị gì vì bảo tim em không làm sao nên không điều trị. Cho em thuốc bệnh hoang tưởng, không thấy bệnh mà cứ muốn mình có bệnh và thuốc làm tim đập nhanh.
Bác sĩ dặn vận động thể thao nhiều lên, nhảy dây nhiều lên cho tim đập mạnh. Nhưng nhảy dây khiến em mệt và khó thở lắm. Em rất mong nhận được lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
Em chân thành cảm ơn!
Chào em.
Nhịp tim bình thường của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi từ 60 – 80 lần trong một phút, tuy nhiên có một số người có nhịp tim dưới 60 lần trong 1 phút nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhịp tim có thể thay đổi khi ngủ, khi hoạt động gắn sức (làm việc nặng, thể dục,…).
Bình thường nếu nhịp tim chậm nhưng không có biểu hiện khó thở, đau ngực, hạ huyết áp,… sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không cần thiết phải điều trị. Trường hợp của em, nếu có nhịp tim chậm và có biểu hiện (mệt, khó thở) thường xuyên thì cần thiết phải điều trị.
Em nên khám chuyên khoa Tim mạch để được khám và điều trị em nhé. Nhưng em cũng cần khám và làm xét nghiệm tổng quát để loại trừ những nguyên nhân khác cũng làm em mệt và khó thở (thiếu máu, suy nhược cơ thể,…).
Chúc em sớm hồi phục sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh hoang tưởng, tâm thần
Câu hỏi bởi: Nguyên
Thưa bs, bố cháu bị tai biến từ năm 2008. Từ đó đến nay thì sk có giảm, nói ko rõ nhưng thần kinh vẫn bt. Khoảng ra tết 2016 đến nay, bố cháu có những biểu hiện hoang tưởng, tâm thần. Như nghĩ mẹ cháu có tcam với người khác, phá đồ đạc, cứ nghĩ bị người khác bỏ bùa, nhà có thờ ma xó. Giờ ít tiếp xúc với mọi người, sợ mọi người hại mình. Do công việc của các con và biểu hiện của bố cháu mà người nhà jo không ai. ở cùng. Cháu thì công tác trong quân đội. Khuyên bố, động viên bố đi khám thì bố ko đi. Cưỡng chế đi thì cháu chưa biết cách. Nên cháu lo cho bố và gd lắm. Rất mong sớm nhận được những lời tư vấn có ích của bác sỹ chuyên khoa. Cháu cảm ơn. Cháu ở ứng hòa, hà nội
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào anh chị.
Như anh kể thì bố anh bị loạn thần sau đột quỵ. Việc cần làm bây giờ là phải đưa ông đi bệnh viện tâm thần, phải tổ chức để đưa ông đi viện, không thể chờ sự đồng ý của ông. Gia đình phải gần gủi, không được để ông ở một mình. Nếu ở gần Hà Đông, anh đưa ông đến viện 103, chúng tôi rất vui lòng được chữa trị cho ông.
Chúc ông mau lành!
Đau nửa đầu, khó hòa hợp, khó tập trung, hay quên, hay hoang tưởng có phải mắc bệnh về tâm thần?
Câu hỏi bởi: NPMP
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 14 tuổi, cháu đang đi học. Gần đây cháu hay bị đau nửa đầu. Khó hòa hợp với bạn bè xung quanh vì nói chuyện khó hiểu, cháu gặp khó khăn trong việc dùng từ. Cháu thường xuyên quên, giống như bị mất trí nhớ vừa nói xong đã quên mất, thỉnh thoảng cháu còn quên mất cách viết chữ, quên mất cháu đã ăn cơm chưa, quên chỗ cất đồ,. .. Khó ghi nhớ nên học hành càng ngày càng kém hơn. Gần đây dễ nổi cáu, nóng giận. Tâm trạng cháu hay hoang mang, lo sợ, Cháu khó tập trung. Bất cẩn. Cảm thấy tuyệt vọng. Không còn muốn tiếp xúc với ai. Hay hoang tưởng, nhìn vào gương tự nói chuyện một mình. Cháu tự tưởng tượng ra có người bạn ở bên cạnh nói chuyện với cháu. Cháu có đọc trên mạng một số dấu hiệu về rối loạn tâm thần, cháu cảm thấy mình đang mắc phải bệnh về tâm thần nhưng không dám nói chia sẻ với ba má. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên, giải đáp giúp cháu có phải cháu đang mắc bệnh gì về thần kinh tâm thần không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có một số dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tâm thần phân liệt cháu cần biết là:
Dần dần cách ly với xã hội, bạn bè: Người bệnh có dấu hiệu ngủ lịm ban ngày và có nhiều hoạt động về ban đêm, giảm giao tiếp với người thân, bạn bè và sợ ai đó làm hại mình.
Suy giảm hiệu suất làm việc: Cảm thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý; học tập, làm việc. Không thể dậy sớm và đi làm, đi học đúng giờ,
Trầm cảm: Biểu hiện có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, cảm thấy cuộc sống vô vị, ăn kém ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.
Những ý nghĩ và hành vi kỳ lạ: Xuất hiện hoang tưởng, thường được giữ kín nhưng có thể bộc lộ trong hình thức buộc tội kỳ quái chung quanh người bệnh. Hoang tưởng có thể chi phối hành vi người bệnh, như từ chối ăn một số thứ mà họ cho là có chất độc. Họ nghĩ căn phòng sắp bị nổ tung hoặc có bẫy, ô tô chạy trên đường là của bọn khủng bố.
Rối loạn tư duy: Thay đổi quan hệ với người thân, tự nhiên mất hết tình cảm với con cái hoặc vợ chồng. Người bệnh có thể nhận thức được điều này, họ thường phàn nàn không có tình cảm như trước đây. Họ có thể nói về sự mất mát người thân một cách rất dửng dưng, song lại khóc sướt mướt khi thảo luận một vấn đề không quan trọng. Điều này không có nghĩa nỗi đau buồn thực sự không được cảm nhận mà nó chỉ không biểu hiện ra thôi.
Ảo giác: Thường gặp nhất là những ảo giác lời nói. Họ thật sự nghe được tiếng nói không có thật, và thường là chống lại chúng. Có lúc lời nói làm người bệnh nghi ngờ và tăng dần sự xa lánh. Có lúc tiếng nói có thể làm người bệnh mỉm cười, tự cười vô duyên cớ.
Cảm giác về những bệnh lý cơ thể: Người bệnh cảm thấy sự thay đổi tinh thần liên quan tới một bệnh trầm trọng nào đó. Họ thường tìm đến bác sĩ với những lời than phiền mơ hồ. Họ thường ăn không ngon miệng, dẫn đến sút cân. Sự ngừng hoạt động làm cho họ trông như kiệt sức và cũng góp phần gây sút cân. Họ có thể tìm sự nương náu ở thuốc lá hoặc rượu.
Những biểu hiện của cháu có thể là biểu hiện sớm của bệnh này. Cháu cần chia sẻ với bố mẹ để được giúp đỡ và không nên quá lo lắng, lo lắng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bệnh của cháu cần khám và điều trị sớm thì sẽ chóng khỏi, càng để lâu càng khó chữa.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng
Câu hỏi bởi: ngọc bích
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 32 tuổi. Suốt các năm học cấp 2 và 3 em luôn học lớp chọn trường chuyên, và luôn thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh và luôn đạt giải. Năm 2002 em thi vào khoa điện trường Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này em có những biến chuyển tâm lý buồn vui bất chợt, học hành kém sút hơn. Vì vậy em ra trường trễ hơn mọi người 2 năm và em đã chính thức phát bệnh (có những biểu hiện giống thần kinh phân liệt hoang tưởng). Em đã dùng thuốc 7 năm, em dùng thuốc của bênh viện tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh và khi đỡ ngưng bệnh quay lại (hồi đó em thực sự chưa hiểu rõ về bệnh này).
Tháng 10/2014 em bị rối loạn tiền đình và thời gian này em ngưng thuốc nên có biểu hiện của thần kinh hoang tưởng. Giờ em dùng thuốc của bệnh viện thường (không phải tâm thần) vì em có nói rõ bệnh tình cho bác sĩ, khi em dùng thuốc ở đây kinh nguyệt có lại bình thường (thuốc em uống trước đây ở bệnh viện tâm thần làm em không thấy kinh nguyệt). Em đi xét nghiệm và biết mình bị men gan cao. Em hiện đang lo lắng và hoang mang, bác sĩ cho em hỏi:
Giữa rối loạn tiền đình và thần kinh hoang tưởng có sự liên hệ nào không? Uống thuốc thần kinh suốt đời có ảnh hưởng về việc men gan tăng cao không? Uống thuốc tại bệnh viện thường (không phải tâm thần) có được không vì em uống bệnh cũng hết và có kinh nguyệt bình thường. Bị bệnh này có nên lấy chồng đẻ con không? Em là người khá cầu toàn, nên có gì đó xẩy ra ngoài ý muốn thường làm em suy nghĩ và buồn nhiều. Từ trước giờ cũng có người ngỏ lời tìm hiểu nhưng vì mắc bệnh nên em rất phân vân lo lắng. Em hiện là công chức nhà nước.
Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hoang tưởng là một dạng của rối loạn tư duy, suy nghĩ. Đó là những suy nghĩ có 3 cái không:
Không có cơ sở. Không thực tế. Không thể đả thông, giải thích được.
Có nhiều loại hoang tưởng khác nhau, các hoang tưởng tương đối phổ biến:
Hoang tưởng bị hại: nghĩ rằng có người hại mình, ngay cả người thân. Nhưng trong thực tế mọi người đều yếu mến bệnh nhân. Hoang tưởng ghen tuông: bệnh nhân xác định người bạn đời của mình có quan hệ với người khác, mặc dù họ không thấy bằng chứng nào và trong thực thế cũng không thấy. Hoang tưởng bị theo dõi: bệnh nhân không muốn ra ngoài đường vì sợ có người luôn theo dõi bệnh nhân, có tình huống nghĩ rằng có người đặt camera theo dõi họ…
Có nhiều thuốc an thần kinh để chữa trị các hoang tưởng như Haloperidol, Risperidol, Aminazin, Clozapin, Olanzapin. Các thuốc trên thường gây các tác dụng không mong muốn:
Chóng mặt: Nhất là khi đang nằm mà đứng lên đột ngột. Để giải quyết vấn đề này, hướng dẫn bệnh nhân mỗi khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ. Co rút cơ: Đôi lúc bệnh nhân co rút cơ ở cổ và chân tay, cứng miệng… Lúc này chúng ta giải thích cho bệnh nhân hiểu đây là tác dụng không mong muốn của thuốc và thông báo với bác sĩ để xin chỉ định thuốc hỗ trợ. Ngủ nhiều: Sau khi dùng thuốc bệnh nhân trở nên ngủ nhiều. Liều thuốc tập trung nhiều vào buổi tối. Tăng men gan, rối loạn nội tiết.
Bạn bị hoang tưởng đang chữa trị thuốc của viện tâm thần. Như vậy hiện tượng tiền đình của bạn có thể là do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng tăng men gan cũng là triệu chứng của tác dụng không mong muốn của thuốc chữa trị. Để đề phòng khi dùng thuốc này, bạn cần uống nhiều nước, dùng thuốc bảo vệ tế bào gan. Không biết rõ các loại thuốc mà bạn đang dùng nên không trả lời cụ thể cho bạn được. Nhưng nếu bạn uống thuốc không phải của bệnh viện tâm thần mà bệnh của bạn vẫn được kiểm soát thì bạn có thể vẫn dùng được.
Bạn nên sống thoải mái và đơn giản, không nên cầu toàn để phải suy nghĩ và làm tác động đến bệnh. Việc xây dựng gia đình, bạn cũng cần cân nhắc. Nếu như có người nào đó thật sự thông cảm và yêu thương giúp đỡ bạn thì đó lại là liều thuốc tốt cho bệnh của bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hay quên, tính tình thay đổi, hoang tưởng những điều mình tự tưởng tượng, cảm giác như ai muốn hại mình.
Câu hỏi bởi: Nguyên
Chào bác sĩ!
Bố con bị xuất huyết não cách đây hơn một năm. Từ lúc bắt đầu phát bệnh thì có triệu chứng hay quên không thể nhớ được những điều mà người khác vừa mới nói. Nhưng lại có thể nhớ rất rõ những sự việc đã xảy ra cách đây rất lâu. Tính tình cũng thay đổi rất khác trước nhưng hiền và nghe lời mọi người nói. Còn hiện tại thì có triệu chứng như hoang tưởng hay nói những điều không có do bản thân mình tự tưởng tượng ra, có cảm giác như có người đang muốn hại mình. Gần đây lại còn rất cọc cằn. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp và giải đáp cách chữa trị để con và gia đình được biết.
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Theo như những gì bạn mô tả bố bạn đang có hoang tưởng bị hại. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt và là một dấu hiệu nguy hiểm do người bệnh có thể gây hại cho những người xung quanh (để bảo vệ bản thân). Gia đình bạn nên đưa bố bạn đi khám chuyên khoa Tâm thần càng sớm càng tốt để được giải đáp và uống thuốc theo đơn. Có một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng:
Theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân: đặc biệt bệnh nhân hoang tưởng bị hại việc dùng thuốc rất khó khăn, cần động viên bệnh nhân dùng thuốc đều đặn.
Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc chữa trị: chóng mặt, co rút cơ, ngủ nhiều…nếu bệnh nhân có những dấu hiệu này cần thông báo với bác sĩ.
Cách tiếp xúc với người bệnh hoang tưởng: Không tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng vì có thể làm cho người bệnh xa lánh chúng ta, nghĩ rằng chúng ta bảo vệ người sắp hại bệnh nhân. Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân. Hướng bệnh nhân nói chuyện về những vấn đề đang xảy ra trước mắt.
Tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc đơn giản, có điều kiện giao tiếp trong quá trình làm việc do các hoang tưởng thường nổi dậy nhiều khi bệnh nhân một mình không có sự giao tiếp.
Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!
Khó thở, nhịp tim chậm, lý do tại sao?
Câu hỏi bởi: Heocon
Thưa bác sĩ.
Em bị khó thở cứ lấy hơi lên mới thở được, đi siêu âm tim thì bị hở ¼ van 3 lá, đo huyết áp thì 100/60, nhịp tim thì hơi chậm chỉ có 54/1p. Mà bác sĩ cứ nói không thấy bệnh lý gì cả, nhưng em cảm thấy cứ khó thở, rất mệt.
Bác sĩ không cho thuốc điều trị gì vì bảo tim em không làm sao nên không điều trị. Cho em thuốc bệnh hoang tưởng, không thấy bệnh mà cứ muốn mình có bệnh và thuốc làm tim đập nhanh.
Bác sĩ dặn vận động thể thao nhiều lên, nhảy dây nhiều lên cho tim đập mạnh. Nhưng nhảy dây khiến em mệt và khó thở lắm. Em rất mong nhận được lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
Em chân thành cảm ơn!
Chào em.
Nhịp tim bình thường của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi từ 60 – 80 lần trong một phút, tuy nhiên có một số người có nhịp tim dưới 60 lần trong 1 phút nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhịp tim có thể thay đổi khi ngủ, khi hoạt động gắn sức (làm việc nặng, thể dục,…).
Bình thường nếu nhịp tim chậm nhưng không có biểu hiện khó thở, đau ngực, hạ huyết áp,… sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không cần thiết phải điều trị. Trường hợp của em, nếu có nhịp tim chậm và có biểu hiện (mệt, khó thở) thường xuyên thì cần thiết phải điều trị.
Em nên khám chuyên khoa Tim mạch để được khám và điều trị em nhé. Nhưng em cũng cần khám và làm xét nghiệm tổng quát để loại trừ những nguyên nhân khác cũng làm em mệt và khó thở (thiếu máu, suy nhược cơ thể,…).
Chúc em sớm hồi phục sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare