Câu hỏi này có thể làm nhiều bà mẹ … tự ái. Nhưng nếu đôi khi bạn bế bé lên mà bé lại khóc thét, thì nên tìm hiểu nguyên nhân.
Đỡ bé lên như một lọ đồ cổ
Một đứa bé dưới 3 tháng tuổi không thể tự giữ được cái đầu khá to của mình. Nếu bạn bế bé lên từ nôi không đúng cách, bạn sẽ nhận ra ngay cái đầu thiên thần nhỏ của mình… lặc lè, đung đưa và điều này cũng gây khó chịu cho bé.
Hãy thử làm như sau: trước tiên bạn dùng bàn tay phải (nếu đó là tay thuận của bạn) nắm lấy 2 chân bé theo cách chắc chắn nhất mà các cô hộ sinh thường làm (để dễ hình dung bạn hãy xem cách mình cầm một đôi đũa gắp cái gì đó với ngón áp út và ngón út cho vào giữa hai chân bé, ngón cái và hai ngón còn lại kẹp hai phía ngoài).
Nhẹ nhàng đỡ hai chân bé lên vừa đủ để lòn tay trái dưới mông, rồi luồn lên dần tới cổ bé. Vẫn tay trái xòe ra tạo một mặt bằng chắc chắn đỡ lấy đầu, đồng thời hơi xoay cổ tay và cẳng tay một ít đỡ lưng bé. Bàn tay phải lúc này hơi thả lỏng và xòe ra thực hiện nốt điều tương tự với mông bé (không buông chân). Sau đó là từ từ nhấc bé lên bằng cả hai tay.
Trong suốt các thao tác bạn phải không ngừng trấn an bé bằng cách trò chuyện, cười nói với bé. Vì nếu bạn “đường đột” chạm vào, bé sẽ phản ứng như bị ai “bắt cóc”…
Lòng mẹ - nơi bình yên nhất của con
Khi bế bé, bạn phải thành công ở 2 ý định: tạo sự thoải mái cho mình (vì nếu cảm thấy gò bó, bạn có thể bớt hứng thú bế bé lâu hơn) và sự thoả ý của bé. Mọi đứa trẻ đều “kết” áp sát vào lòng mẹ nên bạn có thể chọn 2 cách bế:
Cách thứ nhất: Áp vai
Nhẹ nhàng nâng bé lên áp vào vai bằng cách dùng bàn tay phải đỡ dưới mông bé, tay trái đỡ đầu sao cho đầu bé không khật khưỡng ra sau. Nên nâng đầu bé vượt khỏi vai một chút, vì trong tư thế này bé sẽ có nhu cầu nhìn mọi thứ qua vai mẹ.
Cách thứ hai: bế bé trên tay
Để bé có thể nhìn thấy mặt mẹ và “trò chuyện”, sự thi vị sẽ tăng gấp đôi. Khi nhấc bé lên, bạn khéo léo xoay người bé sao cho đầu nằm trên tay trái của bạn, tay kia đỡ dưới mông bé. Lúc này, bé ở tư thế nằm ngửa, tạo thêm thuận lợi khi bạn muốn tặng thêm cho bé một sự thích thú nữa là đung đưa nhè nhẹ.
Thực ra vẫn còn một cách bế bé dành cho những bà mẹ bận rộn khi bạn chỉ bế bé một tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về … chấn thương trẻ em, thì lời khuyên dành cho các bà mẹ là không nên dùng cách này vì thiếu chắc chắn.
Khi phải làm 2 việc cùng một lúc có thể bạn sẽ bị phân tâm và làm “rơi” một thứ. Thật tai hại nếu thứ bị rơi lại là thiên thần nhỏ bạn đang bế trên tay.
AloBacsi.
Đỡ bé lên như một lọ đồ cổ
Một đứa bé dưới 3 tháng tuổi không thể tự giữ được cái đầu khá to của mình. Nếu bạn bế bé lên từ nôi không đúng cách, bạn sẽ nhận ra ngay cái đầu thiên thần nhỏ của mình… lặc lè, đung đưa và điều này cũng gây khó chịu cho bé.
Hãy thử làm như sau: trước tiên bạn dùng bàn tay phải (nếu đó là tay thuận của bạn) nắm lấy 2 chân bé theo cách chắc chắn nhất mà các cô hộ sinh thường làm (để dễ hình dung bạn hãy xem cách mình cầm một đôi đũa gắp cái gì đó với ngón áp út và ngón út cho vào giữa hai chân bé, ngón cái và hai ngón còn lại kẹp hai phía ngoài).
Nhẹ nhàng đỡ hai chân bé lên vừa đủ để lòn tay trái dưới mông, rồi luồn lên dần tới cổ bé. Vẫn tay trái xòe ra tạo một mặt bằng chắc chắn đỡ lấy đầu, đồng thời hơi xoay cổ tay và cẳng tay một ít đỡ lưng bé. Bàn tay phải lúc này hơi thả lỏng và xòe ra thực hiện nốt điều tương tự với mông bé (không buông chân). Sau đó là từ từ nhấc bé lên bằng cả hai tay.
Trong suốt các thao tác bạn phải không ngừng trấn an bé bằng cách trò chuyện, cười nói với bé. Vì nếu bạn “đường đột” chạm vào, bé sẽ phản ứng như bị ai “bắt cóc”…
Lòng mẹ - nơi bình yên nhất của con
Khi bế bé, bạn phải thành công ở 2 ý định: tạo sự thoải mái cho mình (vì nếu cảm thấy gò bó, bạn có thể bớt hứng thú bế bé lâu hơn) và sự thoả ý của bé. Mọi đứa trẻ đều “kết” áp sát vào lòng mẹ nên bạn có thể chọn 2 cách bế:
Cách thứ nhất: Áp vai
Nhẹ nhàng nâng bé lên áp vào vai bằng cách dùng bàn tay phải đỡ dưới mông bé, tay trái đỡ đầu sao cho đầu bé không khật khưỡng ra sau. Nên nâng đầu bé vượt khỏi vai một chút, vì trong tư thế này bé sẽ có nhu cầu nhìn mọi thứ qua vai mẹ.
Cách thứ hai: bế bé trên tay
Để bé có thể nhìn thấy mặt mẹ và “trò chuyện”, sự thi vị sẽ tăng gấp đôi. Khi nhấc bé lên, bạn khéo léo xoay người bé sao cho đầu nằm trên tay trái của bạn, tay kia đỡ dưới mông bé. Lúc này, bé ở tư thế nằm ngửa, tạo thêm thuận lợi khi bạn muốn tặng thêm cho bé một sự thích thú nữa là đung đưa nhè nhẹ.
Thực ra vẫn còn một cách bế bé dành cho những bà mẹ bận rộn khi bạn chỉ bế bé một tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về … chấn thương trẻ em, thì lời khuyên dành cho các bà mẹ là không nên dùng cách này vì thiếu chắc chắn.
Khi phải làm 2 việc cùng một lúc có thể bạn sẽ bị phân tâm và làm “rơi” một thứ. Thật tai hại nếu thứ bị rơi lại là thiên thần nhỏ bạn đang bế trên tay.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,169