Hỏi Bác Sĩ - Bé quấy khóc đêm được xem là một trong những điều đáng được lưu tâm của nhi khoa. Tuyển chọn những câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích cần thiết liên quan đến vấn đề này.
Trẻ khóc đêm
Câu hỏi bởi: hường
Thưa Bác Sĩ cháu có bé trai được 23 tháng tuổi. Nhưng đêm nào cháu cũng khóc từ 1-3 lần, hiện tượng này kéo dài gần 1 năm rùi. Liệu có phải là hiện tượng bệnh lý ko a? Cháu phải đưa Con tới khám và xét nghiệm những gì ạ? Con cháu giờ mới đc 10,5kg.
Mong nhận đc câu trả lời của Bác sĩ. Cháu cảm ơn
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Bé hay khóc đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ban ngày bé có ngủ nhiều quá hay không (dẫn đến đêm thức), tình trạng nóng hay lạnh, bé có đói hay không, bỉm – quần áo có ướt hay không. Nếu bé bị thiếu canxi, vitamin D bạn có thể cho bé tắm nắng hay bổ sung vitamin D nhỏ giọt. Nếu không đỡ, bạn có thể cho bé đi khám chuyên khoa nhi để xem có bệnh lý thực thể gì không nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Khóc đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cho e hỏi em bé nhà e sinh non khi 34 tuần . Tới nay là được 1 tháng 20 ngày. Không hiểu lý do vì sao ban ngày ăn ngủ bình thường , không quấy khóc. Cứ tới khoảng 23h bé khóc tới 2h sáng không nín, em nghĩ là bé bị đói nhưng cho bé bú , uống thêm sữa công thức xong vẫn khóc. Qua giờ đó bé lại bình thường. Bác sỹ cho e xin lời khuyên.
Bác sĩ Hồ Anh Tuấn
nhieu truong hop khoc ko ro li do, neu be van an va tang can deu thi cung chua can phai lo lang
Bé sơ sinh quấy khóc đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sĩ, bé nhà e được 14 ngày tuổi ạ, mấy hôm gần đây bé hay khóc đêm, khoảng sau 2h đến sáng ạ, cho bé bú no bé vẫn không ngủ lại được ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp e cách nào để bé ngủ ngon hơn ạ! E cảm ơn!
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Nhiều khả năng con bạn bị rối loạn nhịp sinh học.
Cha mẹ cần phải điều chỉnh đồng hồ sinh học của con dần dần, ngoài ra bạn cũng cần phải loại trừ các nguyên nhân khác khiến bé khóc như xem có ướt bỉm không, quần áo quá chật hay không,…
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 2 tuần hay khóc đêm không ngủ được là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Em tên Trinh, em vừa mới sinh em bé được 2 tuần. Nhưng không hiểu sao bé cứ hay khóc đêm không ngủ được. Còn ban ngày thì ngủ rất ngon. Vậy bác sĩ cho em hỏi có phải bé bị thiếu canxi mới như vậy không ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do khiến trẻ quấy khóc về đêm:
Trẻ mọc răng: Giai đoạn này đi kèm theo sốt gây khó chịu cho cơ thể khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc liên tục.
Trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy: Bệnh lý này cũng gây ra những khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc về đêm.
Trẻ ăn quá no: Điều này khiến cho bụng bé khó chịu khó tiêu khiến bé không ngủ được dẫn đến quấy khóc về đêm.
Trẻ khát hoặc đói: Nguyên nhân này cũng thường gặp ở trẻ do sự lơ là của người chăm sóc khiến cho trẻ chỉ biết khóc để gây sự chú ý.
Phòng ở ẩm thấp hoặc nóng bức: Ngoại cảnh – môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhất là phòng ở, nếu quá ẩm thấp hay nóng bức dễ gây cho trẻ mắc các bệnh do vi khuẩn, dẫn tới hiện tượng khóc kéo dài ở trẻ.
Thiếu ánh nắng mặt trời – thiếu vitamin D: Ánh nắng là một trong những nguồn tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ nhưng một số bà mẹ lại “giữ con” quá kiến khiến trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng biếng ăn chán ăn và hay quấy khóc về đêm ở trẻ.
Thiếu canxi: Giống như thiếu vitamin D, canxi cũng là một nguyên tố quan trọng đối với xương và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Thiếu canxi sẽ khiến cho máu có thể phải huy động canxi từ xương vào máu khiến cho cơ thể bé ốm yếu và hay quấy khóc.
Ngoài ra còn rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ như: Trẻ muốn vận động, ban ngày ngủ quá nhiều…
Cách xử lý tình trạng trẻ khóc về đêm:
Không gian trong lành: Bạn nên vệ sinh phòng ở của bé thường xuyên, sắp xếp đồ đạc khoa học để tạo cảm giác thông thoáng, an lành và dễ chịu cho bé.
Ăn uống khoa học: Nên cân bằng thực đơn hàng ngày của bé. Tránh ăn quá no hoặc quá đói đều khiến cho khóc đêm kéo dài.
Tắm nắng: Vào những ngày cuối tuần hay khi có thời gian rảnh rỗi bạn nên cho trẻ đi tắm nắng vào các buổi sáng từ 8 – 9 giờ. Việc này sẽ giúp bé nhà bạn ngoan hơn trông thấy.
Bổ sung canxi và vitamin D: Các vi chất này có thể tổng hợp từ bữa ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sò, tôm, cua, xúp lơ, giá đỗ, khoai lang…
Chúc bé có giấc ngủ ngon!
Bé 8 tháng ngủ ít, quấy khóc đêm
Câu hỏi bởi: maithund
Thưa bác sĩ!
Bé nhà em 8 tháng tuổi. Hôm trước bé bị đi ngoài và ăn ít. Hiện giờ bé đi cầu bình thường ngày 2 lần và ít đi tiểu. Bé không ăn bột mà chỉ ăn sữa ngoài lượng sữa 600ml/ngày đêm. Em có tắm nắng cho bé vào 7h – 7h30 sáng. Ban ngày bé chơi tốt và ngủ 3h. Nhưng đêm đến lại hay quấy khóc và thức tới 11h mới chịu ngủ.
Bác sĩ vui lòng chỉ giúp em với, em cảm ơn nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Xin chào bạn.
Theo như bạn kể thì rất có thể cháu bị thiếu Vitamin D và canxi Bạn nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không thấy ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần, trong tình huống trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên. Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày. Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Chúc bạn và cháu luôn khỏe!
Trẻ khóc đêm
Câu hỏi bởi: hường
Thưa Bác Sĩ cháu có bé trai được 23 tháng tuổi. Nhưng đêm nào cháu cũng khóc từ 1-3 lần, hiện tượng này kéo dài gần 1 năm rùi. Liệu có phải là hiện tượng bệnh lý ko a? Cháu phải đưa Con tới khám và xét nghiệm những gì ạ? Con cháu giờ mới đc 10,5kg.
Mong nhận đc câu trả lời của Bác sĩ. Cháu cảm ơn
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Bé hay khóc đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ban ngày bé có ngủ nhiều quá hay không (dẫn đến đêm thức), tình trạng nóng hay lạnh, bé có đói hay không, bỉm – quần áo có ướt hay không. Nếu bé bị thiếu canxi, vitamin D bạn có thể cho bé tắm nắng hay bổ sung vitamin D nhỏ giọt. Nếu không đỡ, bạn có thể cho bé đi khám chuyên khoa nhi để xem có bệnh lý thực thể gì không nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Khóc đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cho e hỏi em bé nhà e sinh non khi 34 tuần . Tới nay là được 1 tháng 20 ngày. Không hiểu lý do vì sao ban ngày ăn ngủ bình thường , không quấy khóc. Cứ tới khoảng 23h bé khóc tới 2h sáng không nín, em nghĩ là bé bị đói nhưng cho bé bú , uống thêm sữa công thức xong vẫn khóc. Qua giờ đó bé lại bình thường. Bác sỹ cho e xin lời khuyên.
Bác sĩ Hồ Anh Tuấn
nhieu truong hop khoc ko ro li do, neu be van an va tang can deu thi cung chua can phai lo lang
Bé sơ sinh quấy khóc đêm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sĩ, bé nhà e được 14 ngày tuổi ạ, mấy hôm gần đây bé hay khóc đêm, khoảng sau 2h đến sáng ạ, cho bé bú no bé vẫn không ngủ lại được ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp e cách nào để bé ngủ ngon hơn ạ! E cảm ơn!
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Nhiều khả năng con bạn bị rối loạn nhịp sinh học.
Cha mẹ cần phải điều chỉnh đồng hồ sinh học của con dần dần, ngoài ra bạn cũng cần phải loại trừ các nguyên nhân khác khiến bé khóc như xem có ướt bỉm không, quần áo quá chật hay không,…
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 2 tuần hay khóc đêm không ngủ được là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Em tên Trinh, em vừa mới sinh em bé được 2 tuần. Nhưng không hiểu sao bé cứ hay khóc đêm không ngủ được. Còn ban ngày thì ngủ rất ngon. Vậy bác sĩ cho em hỏi có phải bé bị thiếu canxi mới như vậy không ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do khiến trẻ quấy khóc về đêm:
Trẻ mọc răng: Giai đoạn này đi kèm theo sốt gây khó chịu cho cơ thể khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc liên tục.
Trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy: Bệnh lý này cũng gây ra những khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc về đêm.
Trẻ ăn quá no: Điều này khiến cho bụng bé khó chịu khó tiêu khiến bé không ngủ được dẫn đến quấy khóc về đêm.
Trẻ khát hoặc đói: Nguyên nhân này cũng thường gặp ở trẻ do sự lơ là của người chăm sóc khiến cho trẻ chỉ biết khóc để gây sự chú ý.
Phòng ở ẩm thấp hoặc nóng bức: Ngoại cảnh – môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhất là phòng ở, nếu quá ẩm thấp hay nóng bức dễ gây cho trẻ mắc các bệnh do vi khuẩn, dẫn tới hiện tượng khóc kéo dài ở trẻ.
Thiếu ánh nắng mặt trời – thiếu vitamin D: Ánh nắng là một trong những nguồn tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ nhưng một số bà mẹ lại “giữ con” quá kiến khiến trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng biếng ăn chán ăn và hay quấy khóc về đêm ở trẻ.
Thiếu canxi: Giống như thiếu vitamin D, canxi cũng là một nguyên tố quan trọng đối với xương và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Thiếu canxi sẽ khiến cho máu có thể phải huy động canxi từ xương vào máu khiến cho cơ thể bé ốm yếu và hay quấy khóc.
Ngoài ra còn rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ như: Trẻ muốn vận động, ban ngày ngủ quá nhiều…
Cách xử lý tình trạng trẻ khóc về đêm:
Không gian trong lành: Bạn nên vệ sinh phòng ở của bé thường xuyên, sắp xếp đồ đạc khoa học để tạo cảm giác thông thoáng, an lành và dễ chịu cho bé.
Ăn uống khoa học: Nên cân bằng thực đơn hàng ngày của bé. Tránh ăn quá no hoặc quá đói đều khiến cho khóc đêm kéo dài.
Tắm nắng: Vào những ngày cuối tuần hay khi có thời gian rảnh rỗi bạn nên cho trẻ đi tắm nắng vào các buổi sáng từ 8 – 9 giờ. Việc này sẽ giúp bé nhà bạn ngoan hơn trông thấy.
Bổ sung canxi và vitamin D: Các vi chất này có thể tổng hợp từ bữa ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sò, tôm, cua, xúp lơ, giá đỗ, khoai lang…
Chúc bé có giấc ngủ ngon!
Bé 8 tháng ngủ ít, quấy khóc đêm
Câu hỏi bởi: maithund
Thưa bác sĩ!
Bé nhà em 8 tháng tuổi. Hôm trước bé bị đi ngoài và ăn ít. Hiện giờ bé đi cầu bình thường ngày 2 lần và ít đi tiểu. Bé không ăn bột mà chỉ ăn sữa ngoài lượng sữa 600ml/ngày đêm. Em có tắm nắng cho bé vào 7h – 7h30 sáng. Ban ngày bé chơi tốt và ngủ 3h. Nhưng đêm đến lại hay quấy khóc và thức tới 11h mới chịu ngủ.
Bác sĩ vui lòng chỉ giúp em với, em cảm ơn nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Xin chào bạn.
Theo như bạn kể thì rất có thể cháu bị thiếu Vitamin D và canxi Bạn nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không thấy ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần, trong tình huống trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên. Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày. Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Chúc bạn và cháu luôn khỏe!
Theo ViCare