Hỏi Bác Sĩ - Suy thận mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vì vậy việc nhận biết bệnh từ những dấu hiệu nhỏ nhất là điều vô cùng quan trọng.
Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?
Câu hỏi bởi: Đang nguyễn
Thưa bác sĩ!
Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường
– Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
– Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá.
– Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu.
Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị thận đen, ứ nước, gan thiếu máu thì chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Tôi bị thận đen một bên và một bên bị ứ nước, ngoài ra gan bị thiếu màu. Vậy giờ tôi phải chữa trị thế nào? Và kiêng những gì thưa bác sĩ! Mong bác sĩ cho tôi câu trả lời sớm.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Thận ứ nước là hậu quả của tắc đường dẫn nước tiểu trong thận hoặc ngoài thận làm cho thận to lên do chứa nước tiểu. Nếu là thận ứ nước cấp tính thì chức năng thận vẫn tốt. Nhưng nếu kéo dài, không được xử trí thì xảy ra thận ứ nước mãn tính làm các đơn vị thận bị hủy hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi và cuối cùng đưa đến suy thận mãn tính. Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều lí do khác nhau: ở trẻ em thường do u bẩm sinh; ở người trung niên thường do sỏi tiết niệu; còn ở người cao tuổi là do ung thư bàng quang, u tuyến tiền liệt (nam), u tử cung, phần phụ (nữ). Điều trị thận ứ nước phải tuỳ từng tình huống cụ thể.
Nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc (phẫu thuật tái tạo các dị dạng bẩm sinh, mổ cắt và bóc các khối u, tán hoặc mổ lấy sỏi tiết niệu…); chống nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh; chống rối loạn nước điện giải bằng truyền dịch; chữa trị suy thận bằng chế độ ăn giảm chất đạm, lọc máu ngoài thận. Khi suy thận cả 2 bên không phục hồi thì phải cắt thận rồi tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Chúc bạn mau khỏi!
Nhiễm trùng đường tiểu không chữa trị sớm có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: 841649750285
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi bị nhiễm trùng đường tiểu không chữa trị sớm có nguy hiểm không ạ?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được chữa trị triệt để có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp. Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mãn. Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng đường tiểu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh… Vì vậy bạn nên khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu và chữa trị triệt để bệnh nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1 là gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Gia đình em thấy mặt em hơi bị phù liền kêu em đi khám thận. Lần khám sau khi xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1, bác sĩ chuẩn đoán viêm cầu thận câp. Cho thuốc uồng 1 flotral 10mg/ngày, 2 ma trận/ngày và 1 viên thuốc huyết áp. Lần tái khám xét nghiệm thấy pro 100++, hồng cầu 1-2, bác sĩ cũng cho đơn giống vậy và chỉ thêm 3 viên kháng sinh/ngày trong 2 tuần. Thưa bác sĩ, bệnh em diễn biến như thế nào. Bệnh em có nặng không, nếu lâu ngày không hết sẽ chuyển sang bệnh gì? Và cho em biết bệnh thận hư và bệnh suy thận khác nhau như thế nào.
Cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Hội chứng viêm cầu thận cấp là triệu chứng lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Trường hợp của bạn có phù, tăng huyết áp, có protein niệu và có đái máu. Như vậy là bạn đã bị viêm cầu thận nhưng lí do có phải do nhiễm liên cầu hay không thì với các thông tin như vậy chưa đầy đủ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận để được giải đáp và chữa trị.
Còn về hội chứng thận hư là hội chứng sinh hóa lâm sàng bao gồm những dấu hiệu và biểu hiện:
Nước tiểu có protein (trên 3.5 grams/ngày) Giảm protein trong máu Tăng cholesterol máu Phù (edema) Nước tiểu còn có chứa mỡ có thể thấy được dưới kính hiển vi.
Hội chứng thận hư có thể gây nên suy thận mãn. Suy thận mãn là hậu quả của các bệnh thậnmãn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mãn.
Suy thận cấp tính là sự mất đột ngột khả năng thực hiện các chức năng chính của thận, nhằm loại bỏ nước và các muối – điện giải thừa cũng như chất thải từ máu. Khi thận bị mất khả năng lọc, sẽ gây các mức độ nguy hiểm do chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể. Suy thận cấp tính, còn gọi là tổn thương thận cấp tính, phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày. suy thận cấp tính thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, những người cần chăm sóc đặc biệt. Suy thận cấp tính có thể gây tử vong và đòi hỏi phải chữa trị chuyên sâu.
Trên đây là một số vấn đề mà bạn hỏi. Bệnh của bạn cần phải được theo dõi và chữa trị triệt để, để đề phòng suy thận.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau khi xuất tinh thấy đau thận và buốt ở ống dẫn tinh có phải bị suy thận?
Câu hỏi bởi: Hoai Anh Tom
Chào bác sĩ.
Em ở Hà Nội, chồng em năm nay 29 tuổi nhưng khoảng 3, 5 tháng gần đây khi quan hệ vợ chồng, sau khi xuất tinh, chồng em thấy rất đau ở 2 quả thận và buốt ở ống dẫn tinh. Bố chồng em cũng bị suy thận. Bác sĩ cho em hỏi, hiện tượng của chồng em như vậy có phải bị suy thận không và bây giờ phải ăn uống và chữa trị thế nào ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Trước hết tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh suy thận. Suy thận là sự suy giảm chức năng của thận thể hiện qua giảm mức lọc cầu thận. Suy thận chia ra làm suy thận mãn và suy thận cấp.
Các biểu hiện của suy thận cấp: giảm lượng nước tiểu, giữ nước gây phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân, buồn ngủ, khó thở, mệt mỏi, lẫn lộn, buồn nôn, đau ngực, co giật hoặc hôn mê trong tình huống nghiêm trọng.
Các biểu hiện của suy thận mãn có thể bao gồm: có thể giảm lượng nước tiểu, buồn nôn, ói mửa, ăn mất ngon, mệt mỏi và yếu, các vấn đề giấc ngủ, vấn đề tâm thần kinh, giật cơ và chuột rút cơ, sưng phù chân và mắt cá chân, ngứa dai dẳng.
Với những biểu hiện của chồng bạn thì không nghĩ đến căn bệnh suy thận. Tuy nhiên bệnh suy thận được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm nồng độ Ure và Creatinine trong máu. Đây là xét nghiệm đơn giản, bạn có thể đưa chồng đi làm xét nghiệm này để kiểm tra đánh giá chức năng thận. Triệu chứng đau buốt sau khi xuất tinh của chồng bạn có thể là triệu chứng của một bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hoặc một bệnh lý tại thận. Bạn nên đưa chồng đi khám chuyên khoa Thận-Tiết niệu để được thăm khám kĩ lưỡng, làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho chẩn đoán để có hướng chữa trị cụ thể tránh tác động đến sức khỏe sinh sản.
Chúc chồng bạn sớm khỏi bệnh!
Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?
Câu hỏi bởi: Đang nguyễn
Thưa bác sĩ!
Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường
– Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
– Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá.
– Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu.
Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị thận đen, ứ nước, gan thiếu máu thì chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Tôi bị thận đen một bên và một bên bị ứ nước, ngoài ra gan bị thiếu màu. Vậy giờ tôi phải chữa trị thế nào? Và kiêng những gì thưa bác sĩ! Mong bác sĩ cho tôi câu trả lời sớm.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Thận ứ nước là hậu quả của tắc đường dẫn nước tiểu trong thận hoặc ngoài thận làm cho thận to lên do chứa nước tiểu. Nếu là thận ứ nước cấp tính thì chức năng thận vẫn tốt. Nhưng nếu kéo dài, không được xử trí thì xảy ra thận ứ nước mãn tính làm các đơn vị thận bị hủy hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi và cuối cùng đưa đến suy thận mãn tính. Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều lí do khác nhau: ở trẻ em thường do u bẩm sinh; ở người trung niên thường do sỏi tiết niệu; còn ở người cao tuổi là do ung thư bàng quang, u tuyến tiền liệt (nam), u tử cung, phần phụ (nữ). Điều trị thận ứ nước phải tuỳ từng tình huống cụ thể.
Nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc (phẫu thuật tái tạo các dị dạng bẩm sinh, mổ cắt và bóc các khối u, tán hoặc mổ lấy sỏi tiết niệu…); chống nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh; chống rối loạn nước điện giải bằng truyền dịch; chữa trị suy thận bằng chế độ ăn giảm chất đạm, lọc máu ngoài thận. Khi suy thận cả 2 bên không phục hồi thì phải cắt thận rồi tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Chúc bạn mau khỏi!
Nhiễm trùng đường tiểu không chữa trị sớm có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: 841649750285
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi bị nhiễm trùng đường tiểu không chữa trị sớm có nguy hiểm không ạ?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được chữa trị triệt để có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp. Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mãn. Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng đường tiểu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh… Vì vậy bạn nên khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu và chữa trị triệt để bệnh nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1 là gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Gia đình em thấy mặt em hơi bị phù liền kêu em đi khám thận. Lần khám sau khi xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1, bác sĩ chuẩn đoán viêm cầu thận câp. Cho thuốc uồng 1 flotral 10mg/ngày, 2 ma trận/ngày và 1 viên thuốc huyết áp. Lần tái khám xét nghiệm thấy pro 100++, hồng cầu 1-2, bác sĩ cũng cho đơn giống vậy và chỉ thêm 3 viên kháng sinh/ngày trong 2 tuần. Thưa bác sĩ, bệnh em diễn biến như thế nào. Bệnh em có nặng không, nếu lâu ngày không hết sẽ chuyển sang bệnh gì? Và cho em biết bệnh thận hư và bệnh suy thận khác nhau như thế nào.
Cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Hội chứng viêm cầu thận cấp là triệu chứng lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Trường hợp của bạn có phù, tăng huyết áp, có protein niệu và có đái máu. Như vậy là bạn đã bị viêm cầu thận nhưng lí do có phải do nhiễm liên cầu hay không thì với các thông tin như vậy chưa đầy đủ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận để được giải đáp và chữa trị.
Còn về hội chứng thận hư là hội chứng sinh hóa lâm sàng bao gồm những dấu hiệu và biểu hiện:
Nước tiểu có protein (trên 3.5 grams/ngày) Giảm protein trong máu Tăng cholesterol máu Phù (edema) Nước tiểu còn có chứa mỡ có thể thấy được dưới kính hiển vi.
Hội chứng thận hư có thể gây nên suy thận mãn. Suy thận mãn là hậu quả của các bệnh thậnmãn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mãn.
Suy thận cấp tính là sự mất đột ngột khả năng thực hiện các chức năng chính của thận, nhằm loại bỏ nước và các muối – điện giải thừa cũng như chất thải từ máu. Khi thận bị mất khả năng lọc, sẽ gây các mức độ nguy hiểm do chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể. Suy thận cấp tính, còn gọi là tổn thương thận cấp tính, phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày. suy thận cấp tính thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, những người cần chăm sóc đặc biệt. Suy thận cấp tính có thể gây tử vong và đòi hỏi phải chữa trị chuyên sâu.
Trên đây là một số vấn đề mà bạn hỏi. Bệnh của bạn cần phải được theo dõi và chữa trị triệt để, để đề phòng suy thận.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau khi xuất tinh thấy đau thận và buốt ở ống dẫn tinh có phải bị suy thận?
Câu hỏi bởi: Hoai Anh Tom
Chào bác sĩ.
Em ở Hà Nội, chồng em năm nay 29 tuổi nhưng khoảng 3, 5 tháng gần đây khi quan hệ vợ chồng, sau khi xuất tinh, chồng em thấy rất đau ở 2 quả thận và buốt ở ống dẫn tinh. Bố chồng em cũng bị suy thận. Bác sĩ cho em hỏi, hiện tượng của chồng em như vậy có phải bị suy thận không và bây giờ phải ăn uống và chữa trị thế nào ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Trước hết tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh suy thận. Suy thận là sự suy giảm chức năng của thận thể hiện qua giảm mức lọc cầu thận. Suy thận chia ra làm suy thận mãn và suy thận cấp.
Các biểu hiện của suy thận cấp: giảm lượng nước tiểu, giữ nước gây phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân, buồn ngủ, khó thở, mệt mỏi, lẫn lộn, buồn nôn, đau ngực, co giật hoặc hôn mê trong tình huống nghiêm trọng.
Các biểu hiện của suy thận mãn có thể bao gồm: có thể giảm lượng nước tiểu, buồn nôn, ói mửa, ăn mất ngon, mệt mỏi và yếu, các vấn đề giấc ngủ, vấn đề tâm thần kinh, giật cơ và chuột rút cơ, sưng phù chân và mắt cá chân, ngứa dai dẳng.
Với những biểu hiện của chồng bạn thì không nghĩ đến căn bệnh suy thận. Tuy nhiên bệnh suy thận được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm nồng độ Ure và Creatinine trong máu. Đây là xét nghiệm đơn giản, bạn có thể đưa chồng đi làm xét nghiệm này để kiểm tra đánh giá chức năng thận. Triệu chứng đau buốt sau khi xuất tinh của chồng bạn có thể là triệu chứng của một bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hoặc một bệnh lý tại thận. Bạn nên đưa chồng đi khám chuyên khoa Thận-Tiết niệu để được thăm khám kĩ lưỡng, làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho chẩn đoán để có hướng chữa trị cụ thể tránh tác động đến sức khỏe sinh sản.
Chúc chồng bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare