Động mạch chủ và những vấn đề sức khỏe liên quan


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Động mạch chủ bắt đầu từ tim, là mạch lớn nhất trong cơ thể và liên quan trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe của chúng ta. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến bộ phận này nhé

Bệnh phình động mạch chủ phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: huephamktm2

Thưa bác sĩ!

Bố tôi năm nay 57 tuổi. Cách đây 4 năm bố tôi bị vôi hóa van tim và đã làm phẫu thuật thay van. Nhưng hiện nay bố tôi lại bị phình động mạch chủ mức độ 4,8. Mong được các bác sĩ giải đáp: với tình trạng như vậy bố tôi có nên làm phẫu thuật thay động mạch chủ không? Hay có biện pháp nào tốt để ngăn chặn sự tiếp tục phình của động mạch chủ và hiện tại gia đình tôi nên có chế độ chăm sóc như thế nào để tốt cho tình trạng sức khỏe của bố?

Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự phản hồi sớm nhất!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất và dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tim sau đó đi trong lồng ngực xuống ổ bụng và kết thúc bằng chia 2 động mạch chậu. Theo định nghĩa, phình động mạch là tình trạng giãn khu trú lòng mạch với đường kính đoạn giãn lớn hơn 50% đường kính của đoạn động mạch bình thường lân cận. Phình động mạch chủ bụng AAA (Abdominal Aortic Aneurysm) là bệnh lý giãn khu trú bất thường của động mạch chủ ở đoạn bụng. Đường kính trung bình của động mạch chủ ở người bình thường là 2 cm, do vậy đa số các tác giả thống nhất khi đường kính động mạch chủ bụng > 3cm thì được coi là phình.

Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi có kèm xơ vữa mạch máu và cao huyết áp. Tình trạng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài có thể là lí do dẫn đến hình thành túi phình.

Yếu tố tiên lượng:

Phình động mạch chủ bụng tiến triển chậm theo thời gian, thường không thấy triệu chứng lâm sàng cho đến khi dọa vỡ. Vỡ phình động mạch chủ là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong khi không được điều tri kịp thời khoảng 80 – 90%. Nguy cơ vỡ túi phình tăng theo thời gian và đặc biệt đường kính túi phình.

Đường kính túi phình < 5cm: hiếm khi vỡ – Đường kính túi phình > 6cm: nguy cơ vỡ là > 10%/năm. Đường kính kính túi phình > 8 cm: nguy cơ vỡ là 50%/năm.

Phương pháp chữa trị:

Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ thấp (đường kính < 5cm): chữa trị nội khoa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và theo dõi định kỳ bằng chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CLVT, chụp MRI). Với phình động mạnh chủ bụng có nguy cơ vỡ cao: phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ hoặc đặt stent-graft bằng điện quang can thiệp. Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ là phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện trung bình 10-16 ngày, tỷ lệ tử vong 5 – 8%. Điện quang can thiệp đặt stent-graft là phương pháp xâm nhập tối thiểu, thời gian nằm viện trung bình 4 – 7 ngày, tỷ lệ tử vong 1-3%.

Bố bạn cách đây 4 năm bị vôi hóa van tim và đã làm phẫu thuật thay van. Nhưng hiện nay lại bị phình động mạch chủ mức độ 4,8. Với kích thước phình của bố bạn như vậy tuy vẫn nằm trong ngưỡng có nguy cơ vỡ thấp những cũng không thể chủ quan. Bạn nên đưa bố đến Bệnh viện Bạch Mai để được giải đáp một cách chính xác. Gia đình bạn nên chăm sóc ông cẩn thận. Bố bạn cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu. Nếu không phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ thì có thể đặt stent-graft bằng điện quang can thiệp. Vấn đề này sẽ được cân nhắc bởi các bác sĩ tim mạch.

Chúc bố bạn mạnh khỏe!

Phẫu thuật giãn động mạch chủ ở người cao tuổi có nguy hiểm?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Người thân của tôi năm nay hơn 60 tuổi, là nam giới, đã từng có phẫu thuật về tim cách đây 4 năm. Vừa rồi đi khám định kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phát hiện bị giãn động mạch chủ. Đã chiếu chụp chuẩn đoán và sẽ tiến hành phẫu thuật, tôi rất lo lắng muốn hỏi bệnh này phẫu thuật có xảy ra rủi ro gì không ạ, liệu khả năng thành công có cao không ạ?

Xin cảm ơn các bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bác!

Động mạch chủ là đường dẫn máu lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim và chia nhánh đem máu giàu oxy đến các cơ quan. Phình động mạch chủ là sự suy yếu một đoạn thành động mạch chủ dẫn đến giãn bất thường với đường kính > 50% đường kính bình thường.

Mục tiêu của chữa trị bệnh phình động mạch chủ là ngăn ngừa biến chứng vỡ túi phình. Tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và tốc độ phát triển của túi phình mà bác sĩ quyết định phương pháp chữa trị từ theo dõi và dùng thuốc đến phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ sẽ lựa chọn chữa trị nội khoa (dùng thuốc và theo dõi) hoặc chữa trị phẫu thuật. Nếu túi phình động mạch chủ ngực có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ đề nghị tiếp tục theo dõi và dùng thuốc cũng như điều chỉnh lối sống để chữa trị các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ kích thước túi phình mỗi 6 tháng để đánh giá sự tăng trưởng và nguy cơ vỡ. Nếu kích thước túi phình động mạch chủ > 5,5 cm trên CT Scan, bệnh nhân sẽ được chỉ định chữa trị phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ vỡ túi phình.

Dựa trên tình trạng của người bệnh, Bác sĩ có thể chọn lựa một trong hai phương pháp sau:

Phẫu thuật mở: Bệnh nhân được mổ hở để thay đoạn phình động mạch chủ bằng một ống nhân tạo. Đây là một phẫu thuật phức tạp, cần sử dụng máy tim phổi ngoài cơ thể trong một số tình huống. Bệnh nhân cần thời gian dài khoảng trên 1 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Đặt giá đỡ (stent graft) động mạch chủ: Đây là loại phẫu thuật mới, ít xâm lấn và thời gian phẫu thuật ngắn hơn. Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ ở đùi, từ đó đưa dụng cụ lên qua mạch máu để đến vị trí túi phình, sau đó sẽ bung giá đỡ để máu không còn lưu thông vào túi phình nữa, từ đó loại bỏ nguy cơ vỡ. Phương pháp này ít đau, ít biến chứng và thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật mở, với khoảng 2 tuần.

Trường hợp người thân của bác bị giãn động mạch chủ, đã chiếu chụp chuẩn đoán và sẽ tiến hành phẫu thuật. Như trên bác đã biết phẫu thuật mổ tim mở đây là một phẫu thuật phức tạp, cần sử dụng máy tim phổi ngoài cơ thể trong một số tình huống. Bệnh nhân cần thời gian dài khoảng trên 1 tháng để hồi phục hoàn toàn. Do đó rủi ro trong phẫu thuật là một điều không thể nói trước được. chính vì vậy người thân của bác có thể lựa chọn phương pháp đặt giá đỡ. Phương pháp này ít đau, ít biến chứng và thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật mở, với khoảng 2 tuần.

Nếu túi phình của người đó còn nhỏ thì có thể tiếp tục theo dõi và chữa trị. Khi đó người thân của bác cần tránh các hoạt động sau:

Nâng nhấc các vật nặng hoặc hoạt động thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều.

Tránh stress về tinh thần vì stress có thể làm tăng huyết áp.

Ngưng hút thuốc lá.

Tập thể dục nhẹ đều đặn.

Tuân thủ chữa trị tăng huyết áp (thay đổi sinh hoạt và sử dụng thuốc) để giữ huyết áp ở mức bình thường.

Chúc bác và người thân mạnh khỏe!

Làm thế nào để hết mệt do bị hở van động mạch chủ?


Câu hỏi bởi: Hạ Thiên

Thưa các bác sĩ!

Mẹ em bị hở van động mạch chủ nên hay mệt. Vậy phải làm sao để bớt mệt và có sữa dành riêng cho người bệnh tim mạch không, hay uống loại nào cũng được ạ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Em Hạ Thiên thân mến!

Van động mạch chủ là cửa ngõ nằm giữa buồng tim và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng lại sau khi tim bóp tống máu đỏ vào động mạch và không cho máu này trào ngược lại buồng tim. Khi van này hở, tim bóp để tống máu đi nuôi cơ thể sẽ bị trào ngược 1 lượng (nhiều hay ít tùy mức độ hở van) làm giảm lượng máu ra nuôi cơ thể, đồng thời tim phải chịu thêm 1 lượng máu chảy ngược về… lâu ngày cứ như vậy “tim sẽ mệt” và các cơ quan bộ phận thiếu máu nuôi cũng “mệt theo”.

Như vậy, em đã hiểu sơ sơ cơ chế vì sao mẹ em mệt rồi nhé! Muốn bớt mệt chỉ có cách khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch định kỳ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của hở van mà có hướng điều trị, cộng với sinh hoạt phù hợp.

Còn vấn đề uống sữa, mẹ em có thể uống sữa không đường các loại tùy theo thể trọng và bệnh lý khác kèm theo như tiểu đường, rối loạn lipid/ máu… (nếu có). Việc uống sữa này cũng nên cân đối với khẩu phần ăn hàng ngày, em nhé.

Chào em và chúc mẹ em luôn mạnh khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị phồng động mạch chủ ổ bụng đang tách nhánh có nên đặt stent không?


Câu hỏi bởi: Kim Hoa

Chào bác sĩ.

Bố tôi 81 tuổi, cụ có tiền sử tim mạch, huyết áp cao. Cách đây 10 năm, bệnh viện siêu âm ổ bụng và phát hiện cụ bị phồng động mạch chủ ổ bụng. Hiện nay, đoạn phồng này đang tách nhánh. Rất mong tư vấn cho gia đình tôi xem có thể đặt stent cho bố được không.

Tôi trân trọng cảm ơn!

Chào bạn Kim Hoa.

Bệnh bóc tách động mạch chủ bụng là một cấp cứu của chuyên khoa Ngoại lồng ngực. Do đó, bạn nên cho ông cụ nhập viện ngay, nếu các bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch…) chưa ổn định thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị kèm theo dõi sát và can thiệp ngoại khoa ngay khi có thể (tùy mức độ bóc tách, tổng trạng của ông cụ, các bệnh lý… mà phẫu thuật viên sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp can thiệp thật phù hợp và tối ưu). Đưa ông cụ nhập viện ngay, bạn nhé.

Chúc bố bạn mau khỏe lại.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Mổ tim cách đây hơn 3 năm, giờ bị phình động mạch chủ, có thể can thiệp như nào?


Câu hỏi bởi: Quynh Nguyen

Thưa bác sĩ!

Bố cháu năm nay 74 tuổi bị ung thư trực tràng cách hậu môn 15mm. Cháu xin hỏi là bố cháu mới mổ tim cách đây hơn 3 năm, hiện tại bị phình động mạch chủ 4.2mm thì có thể can thiệp như thế nào được ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào Quynh Nguyen!

Chắc có lẽ bạn đánh máy nhầm bởi vì phình động mạch chủ thì không thể có giá trị 4.2mm. Con số đúng có thể là 42mm hoặc 4,2cm. Tuy nhiên chẩn đoán phình được đặt ra khi đường kính chỗ phình lớn gấp 1,5 lần đường kính bình thường, mà đường kính bình thường sẽ thay đổi theo hướng giảm dần từ chỗ xuất phát (động mạch chủ lên) xuống dưới đến động mạch chủ bụng. Khi đã xác định vị trí và kích thước chỗ phình thì cần xem lại triệu chứng lâm sàng (có đau chỗ phình hay không) để có hướng xử trí hay theo dõi thích hợp. Bạn nên đưa bố đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa về Mạch máu để được tư vấn cụ thể.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl