Hỏi Bác Sĩ -
Bổ sung vitamin cho bé là điều mà phụ huynh nào cũng quan tâm. Cùng học cách cho con uống vitamin A hiệu quả và an toàn qua tư vấn của bác sĩ sau đây nhé!
Bé bị đi ngoài có nên cho uống vitamin A?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, con em 9 tháng, 8 kgs, đang bị đi ngoài 3 ngày nay do nhiễm khuẩn, cháu dang điều trị thuốc, chưa thấy cháu đỡ nhiều, vậy ngày mai có chương trình uống vitamin A liều cao mở rộng ở phường thì cháu có thể đi uống được không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Câu hỏi của bạn đã mất tính thời sự, tức là hôm nay đã là ngày 4-12, đã qua lịch của chương trình bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi, của quốc gia là vào ngày 1-2 / tháng 6 và 1-2/ tháng 12 hàng năm.
Trẻ em đang bị bệnh về đường tiêu hóa vẫn được uống vitamin A của chương trình bình thường.
chúc bạn nuôi con mạnh khỏe
Bé 6 tháng tuổi có nên dùng gầu gấc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé được 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm tôi có mua dầu gấc Vinadica-omega3 1 viên cho vào quấy với bột, 2 tuần 1 lần. Xin hỏi cho bé ăn vậy có được không và loại dầu gấc có thích hợp với bé lúc này chưa?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa một lượng dầu có nhiều Beta-carotene, Lycopene, vitamin em và các a-xít béo thiết yếu. Đây chính là thành phần của dầu gấc. Khi sử dụng dầu gấc, Beta- carotene trong dầu gấc được phân hủy thành vitamin A. Vitamin A đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là thị giác. Đồng thời, loại vitamin này còn giữ gìn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị khô da, giảm thị lực, mềm, đục, thủng giác mạc, sừng hoá nang lông, giảm sút tăng trưởng, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Vậy việc bổ sung dầu gấc giàu tiền vitamin A hàng ngày cũng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đôi mắt trẻ. Dầu gấc có chứa hàm lượng rất cao Beta caroten (tiền vitamin A) và Alphatocopherol (tiền vitamin E). Hai chất này chỉ được cơ thể sử dụng khi có nhu cầu dưới sự tác dụng của dịch vị trong cơ quan tiêu hóa.
Cho trẻ ăn dầu gấc sẽ được cung cấp một lượng lớn vitamin A và E. Beta caroten và Lycopen có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật. Trong dầu gấc còn có chứa các loại axit béo thực vật không no: omega 3 và omega 6. Các axit béo này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung từ sau 6 tháng, bé cần được bổ sung vitamin A bằng chế độ ăn uống là tốt nhất.
Vì vậy bạn có thể cho cháu ăn bột và cho dầu gấc cũng tốt để bổ sung vi chất, phòng chống suy dinh dưỡng, giúp con không bị khô mắt, ngăn chặn mù lòa, phát triển trí tuệ và thể lực toàn diện.
Chúc bé hay ăn chóng lớn.
Uống dầu cá có giảm độ cận thị hay không?
Câu hỏi bởi: trang
Chào bác sĩ!
Con tôi năm nay 11 tuổi, học lớp 5. Cháu thường hay xem tivi, chơi máy tính và cúi gằm mặt trong một thời gian dài. Mấy năm trước, tôi thường hay cho cháu ở nhà một mình, cháu thường xuyên nằm trong phòng không bật điện và đọc truyện. Vì nhà tôi có rất nhiều máy tính nên cháu thường chơi máy tính lâu, gây đến nhức, mỏi, đau mắt. Cũng vì xem tivi nhiều và gần (chưa đầy 1m) nên cháu bị cận khoảng 5 điốp. Cháu bị cận mà không được đeo kính đúng độ. Tôi nghe nói dầu cá có thể giảm độ cận, vậy tôi có nên sử dụng dầu cá cho cháu hay không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Trong dầu cáo có nhiều Vitamin A. Vitamin A có vai trò đối với việc bảo vệ thị giác, giữ gì và bảo vệ chức năng của tế bào biểu mô trụ, vitamin A giúp cho võng mạc mắt có thể nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng do tạo thành Rhodopsin, một loại sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc, do đó ta hay nói nôm na là dầu cá có thể bảo vệ mắt. Khi thiếu Vitamin A, thị lực sẽ suy giảm thêm, do đó bạn có thể bổ sung Vitamin A cho cháu để tránh độ cận của cháu nặng hơn, sử dụng Vitamin A không có nghĩa là làm cho độ cận của cháu giảm xuống.
Để tránh mắt bị cận thị nhiều hơn, tránh không nên xem tivi quá nhiều trong khoảng cách gần, không nên cho trẻ chơi điện tử hoặc học tập trong điều kiện ánh sáng thấp. Nên định kỳ cho trẻ đi khám mắt để được theo dõi, hỗ trợ chữa trị từ thầy thuốc chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Trẻ bị mẩn ngứa ở vai nhưng ăn uống bình thường, không sốt, không ho thì có đáng lo không?
Câu hỏi bởi: trang nguễn
Chào bác sĩ.
Em muốn hỏi con em năm nay 2 tuổi đã tiêm vacxin sởi 2 lần rồi nhưng hôm qua cháu ngủ dậy thì thấy suất hiện mẩn ngứa ở vai. Cháu ăn uống bình thường, không sốt, không ho. Vậy có đáng lo và cho đi bệnh viện khám không ạ? Khi đang có dịch như vậy em muốn mua vitamin A để cho con uống có được ko ạ?
Rất cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không thấy miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
Trẻ khi mắc sởi thường có sốt khá nhẹ, kèm theo ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao. Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: Trẻ hết sốt, ban sởi bay theo trình tự xuất hiện, và trên bề mặt da loang lổ như da cọp nên được gọi là “vết vằn da hổ”.
Vậy con bạn đã tiêm vacxin sởi 2 lần, ngủ dậy thì thấy xuất hiện mẩn ngứa ở vai, cháu ăn uống bình thường, không sốt, không ho, thì không phải mắc sởi. Xuất hiện ngứa ở vai là do lí do khác, có thể là do dị ứng với một số đồ dùng của cháu, bạn vẫn nên theo dõi cháu, nếu mẩn ngứa không đỡ và lan ra các khu vực khác, hoặc có sốt, hoặc cháu quấy khóc thì đưa cháu đi khám để tìm lí do gây mẩn ngứa của cháu.
Còn việc cho cháu uống vitamin A, vì con bạn vẫn đang ở lứa tuổi thuộc chương trình uống vitamin A hàng năm, 6 tháng 1 lần. Bạn không nói rõ, tháng 12 vừa qua (tháng 12/2013) con bạn đã được nhân viên y tế ở trạm y tế nơi bạn sinh sống cho uống vitamin A trong chương trình chưa, nếu cháu chưa được uống thì bạn cho cháu ra trạm y tế để khám và uống bổ sung. Bạn nên nhớ bất kỳ uống thuốc nào kể cả thuốc bổ cũng phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng vì nếu quá liều gây hại cho cháu.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Bé 14 tuổi bị teo gai thị nhãn cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em cháu 14 tuổi bị bệnh teo gai thị hậu nhãn cầu, em cháu hay xem ti vi nhiều liệu có sao không? Sau này bệnh cuả em cháu có nặng không? Thấy các bác sĩ nói đến 18 tuổi nó bị nổ mắt cháu lo lắm. Vậy giờ có cách nào chữa trị hay cần phải đeo kính loại nào? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Teo gai thị là thuật ngữ chung dùng để mô tả hình ảnh đĩa thị mất đi sự đủ số bình thường của sợi thần kinh khỏe mạnh. Đó là tình trạng bệnh lý của sự thu nhỏ thần kinh thị từ bất cứ tiến trình nào gây ra sự thoái hóa trụ giác của tế bào hạch võng mạc. Trên lâm sàng chẩn đoán teo gai thị phải căn cứ trên:
Bất thường của màu sắc và cấu trúc đĩa thị kết hợp với những thay đổi mạch máu và lớp sợi thần kinh võng mạc khi soi đáy mắt. Chức năng thị giác bị tổn hại ( thị lực, sắc giác, đồng tử, thị trường, điện thế gợi thị giác) và có thể được khu trú tại thần kinh thị.
Bệnh lý teo gai thị có thể do các lí do sau gây ra: các bệnh lý về thần kinh thị di truyền, bệnh lý thần kinh thị do thiếu dưỡng và ngộ độc (chì, rượu, thuốc lá…), bệnh lý thần kinh thị bị chèn ép (các khối u mô đệm thần kinh thị, u màng não bao thị thần kinh), bệnh lý thần kinh thị thâm nhiễm (sarcoidose, lymphoma…), bệnh lý thần kinh do tia phóng xạ, bệnh lý thần kinh thị do chấn thương.
Không rõ em cháu là do lí do nào dẫn đến tình trạng teo gai thị ở độ tuổi 14. Em cháu cần làm thêm rất nhiều thăm khám tầm soát, truy tìm lí do. Nếu lí do là các bệnh lý bẩm sinh, di truyền thường rất khó cứu vãn. Các lí do tại não bộ (các thoái hóa đi xuống) thường cũng rất khó xử lý. Châm cứu, tiêm thuốc tại chỗ chỉ đem lại tỷ lệ thành công mức độ phần nghìn. Các thoái hóa từ võng mạc sau đó lan đến gai thị có thể cầm cự và cải thiện được nhờ dùng vitamin A liều cao, thuốc giãn mạc, chống thoái hóa thần kinh…. Trên thế giới, đã có một tín hiệu lạc quan trong chữa trị teo gai thị đó là sử dụng phương pháp tế bào gốc là phương pháp ghép thẳng miếng ghép tế bào gốc vào võng mạc và thần kinh thị của bệnh nhân.
Có một lưu ý là dù có bị teo gai thị hay không thì thói quen xem ti vi nhiều là không tốt cho mắt. Vì khi xem ti vi hay những thiết bị điện tử thông minh khác, mắt thường xuyên phải tập trung cao, nhiều khi mải xem còn quên chớp mắt, lâu dần mắt thường xuyên phải điều tiết sẽ mỏi và dẫn đến những tật khúc xạ về mắt. Em cháu không nên xem ti vi quá nhiều. Nên xem ti vi từ tối đa 1 đến 2 tiếng liên tục sau đó nên nghỉ ngơi, tập nhìn xa cho mắt đỡ mỏi, hoặc tham gia các hoạt động sinh hoạt khác không cần sự tập trung cao độ về mắt.
Chúc em cháu mau khỏe!
Bổ sung vitamin cho bé là điều mà phụ huynh nào cũng quan tâm. Cùng học cách cho con uống vitamin A hiệu quả và an toàn qua tư vấn của bác sĩ sau đây nhé!
Bé bị đi ngoài có nên cho uống vitamin A?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, con em 9 tháng, 8 kgs, đang bị đi ngoài 3 ngày nay do nhiễm khuẩn, cháu dang điều trị thuốc, chưa thấy cháu đỡ nhiều, vậy ngày mai có chương trình uống vitamin A liều cao mở rộng ở phường thì cháu có thể đi uống được không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Câu hỏi của bạn đã mất tính thời sự, tức là hôm nay đã là ngày 4-12, đã qua lịch của chương trình bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi, của quốc gia là vào ngày 1-2 / tháng 6 và 1-2/ tháng 12 hàng năm.
Trẻ em đang bị bệnh về đường tiêu hóa vẫn được uống vitamin A của chương trình bình thường.
chúc bạn nuôi con mạnh khỏe
Bé 6 tháng tuổi có nên dùng gầu gấc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé được 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm tôi có mua dầu gấc Vinadica-omega3 1 viên cho vào quấy với bột, 2 tuần 1 lần. Xin hỏi cho bé ăn vậy có được không và loại dầu gấc có thích hợp với bé lúc này chưa?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa một lượng dầu có nhiều Beta-carotene, Lycopene, vitamin em và các a-xít béo thiết yếu. Đây chính là thành phần của dầu gấc. Khi sử dụng dầu gấc, Beta- carotene trong dầu gấc được phân hủy thành vitamin A. Vitamin A đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là thị giác. Đồng thời, loại vitamin này còn giữ gìn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị khô da, giảm thị lực, mềm, đục, thủng giác mạc, sừng hoá nang lông, giảm sút tăng trưởng, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Vậy việc bổ sung dầu gấc giàu tiền vitamin A hàng ngày cũng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đôi mắt trẻ. Dầu gấc có chứa hàm lượng rất cao Beta caroten (tiền vitamin A) và Alphatocopherol (tiền vitamin E). Hai chất này chỉ được cơ thể sử dụng khi có nhu cầu dưới sự tác dụng của dịch vị trong cơ quan tiêu hóa.
Cho trẻ ăn dầu gấc sẽ được cung cấp một lượng lớn vitamin A và E. Beta caroten và Lycopen có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật. Trong dầu gấc còn có chứa các loại axit béo thực vật không no: omega 3 và omega 6. Các axit béo này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung từ sau 6 tháng, bé cần được bổ sung vitamin A bằng chế độ ăn uống là tốt nhất.
Vì vậy bạn có thể cho cháu ăn bột và cho dầu gấc cũng tốt để bổ sung vi chất, phòng chống suy dinh dưỡng, giúp con không bị khô mắt, ngăn chặn mù lòa, phát triển trí tuệ và thể lực toàn diện.
Chúc bé hay ăn chóng lớn.
Uống dầu cá có giảm độ cận thị hay không?
Câu hỏi bởi: trang
Chào bác sĩ!
Con tôi năm nay 11 tuổi, học lớp 5. Cháu thường hay xem tivi, chơi máy tính và cúi gằm mặt trong một thời gian dài. Mấy năm trước, tôi thường hay cho cháu ở nhà một mình, cháu thường xuyên nằm trong phòng không bật điện và đọc truyện. Vì nhà tôi có rất nhiều máy tính nên cháu thường chơi máy tính lâu, gây đến nhức, mỏi, đau mắt. Cũng vì xem tivi nhiều và gần (chưa đầy 1m) nên cháu bị cận khoảng 5 điốp. Cháu bị cận mà không được đeo kính đúng độ. Tôi nghe nói dầu cá có thể giảm độ cận, vậy tôi có nên sử dụng dầu cá cho cháu hay không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Trong dầu cáo có nhiều Vitamin A. Vitamin A có vai trò đối với việc bảo vệ thị giác, giữ gì và bảo vệ chức năng của tế bào biểu mô trụ, vitamin A giúp cho võng mạc mắt có thể nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng do tạo thành Rhodopsin, một loại sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc, do đó ta hay nói nôm na là dầu cá có thể bảo vệ mắt. Khi thiếu Vitamin A, thị lực sẽ suy giảm thêm, do đó bạn có thể bổ sung Vitamin A cho cháu để tránh độ cận của cháu nặng hơn, sử dụng Vitamin A không có nghĩa là làm cho độ cận của cháu giảm xuống.
Để tránh mắt bị cận thị nhiều hơn, tránh không nên xem tivi quá nhiều trong khoảng cách gần, không nên cho trẻ chơi điện tử hoặc học tập trong điều kiện ánh sáng thấp. Nên định kỳ cho trẻ đi khám mắt để được theo dõi, hỗ trợ chữa trị từ thầy thuốc chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Trẻ bị mẩn ngứa ở vai nhưng ăn uống bình thường, không sốt, không ho thì có đáng lo không?
Câu hỏi bởi: trang nguễn
Chào bác sĩ.
Em muốn hỏi con em năm nay 2 tuổi đã tiêm vacxin sởi 2 lần rồi nhưng hôm qua cháu ngủ dậy thì thấy suất hiện mẩn ngứa ở vai. Cháu ăn uống bình thường, không sốt, không ho. Vậy có đáng lo và cho đi bệnh viện khám không ạ? Khi đang có dịch như vậy em muốn mua vitamin A để cho con uống có được ko ạ?
Rất cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không thấy miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
Trẻ khi mắc sởi thường có sốt khá nhẹ, kèm theo ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao. Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: Trẻ hết sốt, ban sởi bay theo trình tự xuất hiện, và trên bề mặt da loang lổ như da cọp nên được gọi là “vết vằn da hổ”.
Vậy con bạn đã tiêm vacxin sởi 2 lần, ngủ dậy thì thấy xuất hiện mẩn ngứa ở vai, cháu ăn uống bình thường, không sốt, không ho, thì không phải mắc sởi. Xuất hiện ngứa ở vai là do lí do khác, có thể là do dị ứng với một số đồ dùng của cháu, bạn vẫn nên theo dõi cháu, nếu mẩn ngứa không đỡ và lan ra các khu vực khác, hoặc có sốt, hoặc cháu quấy khóc thì đưa cháu đi khám để tìm lí do gây mẩn ngứa của cháu.
Còn việc cho cháu uống vitamin A, vì con bạn vẫn đang ở lứa tuổi thuộc chương trình uống vitamin A hàng năm, 6 tháng 1 lần. Bạn không nói rõ, tháng 12 vừa qua (tháng 12/2013) con bạn đã được nhân viên y tế ở trạm y tế nơi bạn sinh sống cho uống vitamin A trong chương trình chưa, nếu cháu chưa được uống thì bạn cho cháu ra trạm y tế để khám và uống bổ sung. Bạn nên nhớ bất kỳ uống thuốc nào kể cả thuốc bổ cũng phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng vì nếu quá liều gây hại cho cháu.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Bé 14 tuổi bị teo gai thị nhãn cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em cháu 14 tuổi bị bệnh teo gai thị hậu nhãn cầu, em cháu hay xem ti vi nhiều liệu có sao không? Sau này bệnh cuả em cháu có nặng không? Thấy các bác sĩ nói đến 18 tuổi nó bị nổ mắt cháu lo lắm. Vậy giờ có cách nào chữa trị hay cần phải đeo kính loại nào? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Teo gai thị là thuật ngữ chung dùng để mô tả hình ảnh đĩa thị mất đi sự đủ số bình thường của sợi thần kinh khỏe mạnh. Đó là tình trạng bệnh lý của sự thu nhỏ thần kinh thị từ bất cứ tiến trình nào gây ra sự thoái hóa trụ giác của tế bào hạch võng mạc. Trên lâm sàng chẩn đoán teo gai thị phải căn cứ trên:
Bất thường của màu sắc và cấu trúc đĩa thị kết hợp với những thay đổi mạch máu và lớp sợi thần kinh võng mạc khi soi đáy mắt. Chức năng thị giác bị tổn hại ( thị lực, sắc giác, đồng tử, thị trường, điện thế gợi thị giác) và có thể được khu trú tại thần kinh thị.
Bệnh lý teo gai thị có thể do các lí do sau gây ra: các bệnh lý về thần kinh thị di truyền, bệnh lý thần kinh thị do thiếu dưỡng và ngộ độc (chì, rượu, thuốc lá…), bệnh lý thần kinh thị bị chèn ép (các khối u mô đệm thần kinh thị, u màng não bao thị thần kinh), bệnh lý thần kinh thị thâm nhiễm (sarcoidose, lymphoma…), bệnh lý thần kinh do tia phóng xạ, bệnh lý thần kinh thị do chấn thương.
Không rõ em cháu là do lí do nào dẫn đến tình trạng teo gai thị ở độ tuổi 14. Em cháu cần làm thêm rất nhiều thăm khám tầm soát, truy tìm lí do. Nếu lí do là các bệnh lý bẩm sinh, di truyền thường rất khó cứu vãn. Các lí do tại não bộ (các thoái hóa đi xuống) thường cũng rất khó xử lý. Châm cứu, tiêm thuốc tại chỗ chỉ đem lại tỷ lệ thành công mức độ phần nghìn. Các thoái hóa từ võng mạc sau đó lan đến gai thị có thể cầm cự và cải thiện được nhờ dùng vitamin A liều cao, thuốc giãn mạc, chống thoái hóa thần kinh…. Trên thế giới, đã có một tín hiệu lạc quan trong chữa trị teo gai thị đó là sử dụng phương pháp tế bào gốc là phương pháp ghép thẳng miếng ghép tế bào gốc vào võng mạc và thần kinh thị của bệnh nhân.
Có một lưu ý là dù có bị teo gai thị hay không thì thói quen xem ti vi nhiều là không tốt cho mắt. Vì khi xem ti vi hay những thiết bị điện tử thông minh khác, mắt thường xuyên phải tập trung cao, nhiều khi mải xem còn quên chớp mắt, lâu dần mắt thường xuyên phải điều tiết sẽ mỏi và dẫn đến những tật khúc xạ về mắt. Em cháu không nên xem ti vi quá nhiều. Nên xem ti vi từ tối đa 1 đến 2 tiếng liên tục sau đó nên nghỉ ngơi, tập nhìn xa cho mắt đỡ mỏi, hoặc tham gia các hoạt động sinh hoạt khác không cần sự tập trung cao độ về mắt.
Chúc em cháu mau khỏe!
Theo ViCare