Thuốc Đông y - Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các dạng bài thuốc Đông y được nhiều vị lương y sử dụng để sắc thuốc cho người bệnh. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé.
Các dạng bài thuốc đông y
Trong đông y thường gồm 5 loại thuốc phổ biến như:thuốc thang, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc cao, thuốc đơn. Và cách sử dụng thuốc đông y cho từng loại dạng thuốc.
Thuốc thang
Cách sử dụng: Sắc thuốc chung với nước, phần dùng là phần nước sau khi thuốc đã sắc xong, bỏ bã. Vị thuốc đông y phần lớn là thực vật, cho nước vào đun sôi, chất thuốc thôi ra trong nước, sau khi uống hấp thu vào người tác dụng của nó tương đối mạnh mà dễ xử lý linh hoạt, thích ứng với các loại bệnh. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các loại.
Thuốc hoàn
Cách sử dụng: Đối với dạng thuốc này đem tán nhỏ vị thuốc rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lại thành thuốc hoàn. Sử dụng rất thuận lợi nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm. Tuy nhiên có vài vị thuốc có dược tính mạnh nên cũng cần hấp thụ từ từ nên cần chế thành hoàn. Khuyết điểm của thuốc hoàn là thường vì hấp thu chậm mà hiệu quả điều trị kém, đồng thời do bảo quản khó, để lâu quá dễ biến chất mất tác dụng.
Thuốc tán
Đúng như tên gọi vị thuốc được đem ra tán được gọi là thuốc tán. Gồm có 2 loại uống trong và dùng ngoài. Thuốc tán uống trong có thể tiêu với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, khuyết điểm là khi dùng không tiện, còn khó bảo quản hơn thuốc hoàn.
Thuốc cao
Đem vị thuốc đun với nước sắc lấy nước đặc xong, cô lại thành cao gọi là thuốc cao, chia làm 2 loại uống trong và dùng ngoài. Cao uống trong thì đun sắc thuốc xong bỏ bã, cho đường cục hoặc mật ong vào cô đặc thành cao, lúc dùng uống với nước chín.
Thuốc đan
Thuốc đan là thuốc hoàn hoặc tán qua tinh chế nhào luyện nhiều lần như Thăng đan, Hắc tích đan, Hồng linh đan v.v… có thuốc muốn chứng tỏ linh nghiệm nên gọi là đan như Thần tê đan, Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc đan có tán, hoàn, khoai (cục), có thể uống trong hoặc dùng ngoài.
Những lưu ý khi sắc thuốc
Theo tin tức y dược về những lưu ý khi sắc thuốc là trước khi đun sắc phải cho vị thuốc ngâm vào nước lạnh một lúc cho ngấm mềm thuốc, để tinh chất của thuốc dễ thôi ra. Thuốc có vị thơm phát tán, đun 3-5 lần sôi là được. Trong bài thuốc có một hai vị như vậy có thể đun sau hoặc uống thẳng.
Những loại thuốc bổ ích nên đun châm lửa nhỏ. Loại khoáng thạch, có vỏ nên đập nhỏ trước khi đun. Những vị thuốc sau khi đun nóng dễ biến chất như Câu đằng, Đại hoàng v.v…, cần đun sau, sôi 3-5 lần là được. Thuốc quý hiếm cần sắc riêng, sắc xong mới hòa vào nước thuốc, loại quý hiếm mà khó đun như Tê giác, Linh dương giác nên đun riêng hoặc mài ra nước rồi uống thẳng.
Xem thêm những thông tin hữu ích về thuốc Đông y tại>>
Trên đây là những dạng bài thuốc đặc trưng và những lưu ý khi sắc thuốc trong thuốc Đông y. Chúc mọi người sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.
Các dạng bài thuốc đông y
Các dạng bài thuốc đông y
Trong đông y thường gồm 5 loại thuốc phổ biến như:thuốc thang, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc cao, thuốc đơn. Và cách sử dụng thuốc đông y cho từng loại dạng thuốc.
Thuốc thang
Cách sử dụng: Sắc thuốc chung với nước, phần dùng là phần nước sau khi thuốc đã sắc xong, bỏ bã. Vị thuốc đông y phần lớn là thực vật, cho nước vào đun sôi, chất thuốc thôi ra trong nước, sau khi uống hấp thu vào người tác dụng của nó tương đối mạnh mà dễ xử lý linh hoạt, thích ứng với các loại bệnh. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các loại.
Thuốc hoàn
Cách sử dụng: Đối với dạng thuốc này đem tán nhỏ vị thuốc rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lại thành thuốc hoàn. Sử dụng rất thuận lợi nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm. Tuy nhiên có vài vị thuốc có dược tính mạnh nên cũng cần hấp thụ từ từ nên cần chế thành hoàn. Khuyết điểm của thuốc hoàn là thường vì hấp thu chậm mà hiệu quả điều trị kém, đồng thời do bảo quản khó, để lâu quá dễ biến chất mất tác dụng.
Thuốc tán
Đúng như tên gọi vị thuốc được đem ra tán được gọi là thuốc tán. Gồm có 2 loại uống trong và dùng ngoài. Thuốc tán uống trong có thể tiêu với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, khuyết điểm là khi dùng không tiện, còn khó bảo quản hơn thuốc hoàn.
Thuốc cao
Đem vị thuốc đun với nước sắc lấy nước đặc xong, cô lại thành cao gọi là thuốc cao, chia làm 2 loại uống trong và dùng ngoài. Cao uống trong thì đun sắc thuốc xong bỏ bã, cho đường cục hoặc mật ong vào cô đặc thành cao, lúc dùng uống với nước chín.
Thuốc đan
Thuốc đan là thuốc hoàn hoặc tán qua tinh chế nhào luyện nhiều lần như Thăng đan, Hắc tích đan, Hồng linh đan v.v… có thuốc muốn chứng tỏ linh nghiệm nên gọi là đan như Thần tê đan, Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc đan có tán, hoàn, khoai (cục), có thể uống trong hoặc dùng ngoài.
những lưu ý khi sắc thuốc đông y
Những lưu ý khi sắc thuốc
Theo tin tức y dược về những lưu ý khi sắc thuốc là trước khi đun sắc phải cho vị thuốc ngâm vào nước lạnh một lúc cho ngấm mềm thuốc, để tinh chất của thuốc dễ thôi ra. Thuốc có vị thơm phát tán, đun 3-5 lần sôi là được. Trong bài thuốc có một hai vị như vậy có thể đun sau hoặc uống thẳng.
Những loại thuốc bổ ích nên đun châm lửa nhỏ. Loại khoáng thạch, có vỏ nên đập nhỏ trước khi đun. Những vị thuốc sau khi đun nóng dễ biến chất như Câu đằng, Đại hoàng v.v…, cần đun sau, sôi 3-5 lần là được. Thuốc quý hiếm cần sắc riêng, sắc xong mới hòa vào nước thuốc, loại quý hiếm mà khó đun như Tê giác, Linh dương giác nên đun riêng hoặc mài ra nước rồi uống thẳng.
Xem thêm những thông tin hữu ích về thuốc Đông y tại>>
Các bài thuốc Đông Y - Y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả
Giúp bạn hiểu hơn về những bài thuốc Đông Y về những khái niệm đến cách sử dụng, những lưu ý khi khi sử dụng thuốc Đông y sao cho hiệu quả nhất. Cùng với đó là những ưu nhược điểm của thuốc Đông y so với Tây y, những thực phẩm cần tránh sử dụng khi bạn đang sử dụng thuốc.
sieuthithuocviet.edu.vn
Trên đây là những dạng bài thuốc đặc trưng và những lưu ý khi sắc thuốc trong thuốc Đông y. Chúc mọi người sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.
Nguồn: thuocviet.edu.vn