Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thuốc Mật mông hoa – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Mật mông hoa được biết đến như một vị thuốc Đông y được các bác sĩ Đông y vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.




Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thuốc Mật mông hoa

Đặc điểm nhận biết và thông tin sơ lược về cây Mật mông hoa


Mật mông hoa hay còn được gọi với tên khác là Lão mông hoa hay hoa mật mông…đây là loại cây thuộc họ Mã Tiền Loganiaceae, có tên khoa học là Buddleia officinalis Maxim. Mật mông hoa là một cây nhỏ có cành non mang rất nhiều lông đơn, mọc rất mau, màu hung hay trắng nhạt, lại có cả những lông bài tiết. Lá hình trứng hay thuôn dài, phía đáy hơi hẹp lại, phía đỉnh nhọn, mép nguyên hay có răng cưa rất nhỏ, dài 6cm – 11cm; rộng 2 – 4 cm, mặt trên nhẵn mặt dưới có lông mịn, nhiều hoa dài khoảng 15 cm. Mật mông hoa thường ra quả vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, quả nang hình thuôn dài, mang đài còn lại ở phía dưới. Mùa hoa tháng 2 – 3.

Theo Y học cổ truyền, Mật mông hoa có vị ngọt, tính hơi hàn. Có tác dụng nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng. Chủ trị: Chữa thong manh, có tia đỏ trong mắt, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, trẻ em lên đậu; Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, sợ ánh sáng, đỏ và sưng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ; Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử.


Thành phần hóa học có trong cây Mật mông hoa


Theo chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết mật mông hoa có một glucosid có tinh thể hình kim, màu vàng trắng gọi là buddlein hay buddleo glucozit.

Đơn thuốc điều trị bệnh áp dụng với cây Mật mông hoa




Mật mông hoa là một loại cây thảo thường mọc hoang

  1. Chữa Can nhiệt, mắt nhiều ghèn, mắt đau, mắt mờ, nhìn không rõ: Cam cúc hoa 16 g, Chích thảo 8g, Chử thực 16g, Mật mông hoa 30g, Phòng phong 16g, Tật lê tử 16g, Thuyền thoái 16g. Tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 4g, uống với nước ấm. (Mật Mông Hoa Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
  2. Trị mắt sưng đỏ đau sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt do Can nhiệt: Dùng Mật mông hoa 6 g, Cúc hoa 12g, Thạch quyết minh 12g, Bạch tật lệ 12g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  3. Chữa sau khi đậu mọc, nọc đậu chạy vào làm mắt đau: Hạt hoa mào gà 4 g, Hạt mã đề 2g, Hạt muồng 4g, Mật mông hoa 6g. Tán mịn thành bột. Cho vào gan dê, nướng chín, ăn. (Mật Mông Tán – Mộng Trung Giác Đậu).
  4. Trị đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, gây ngứa mắt, nhức đầu, sốt: Hoa mật mông, Bạc hà, Kinh giới, Hạt muồng sao, Dành dành, Huyền sâm, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc lấy nước uống ngày/2 – 3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  5. Chữa mắt quáng gà, thong manh, mắt khô mờ: Mật mông hoa 6g, Cốc tinh thảo 6g, Dạ minh sa 5g, Thảo quyết minh 10g, Cam thảo 3g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  6. Trị đau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt: Mật mông hoa 9g, Cúc hoa, Kinh giới, Long đởm thảo, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi 4g Cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc Mật mông hoa 12 g, Cúc hoa 12g, Thanh tương tử 12g, Hoàng đằng 8g. Sắc lấy nước uống ngày một thang uống khoảng 3 – 5 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Bên cạnh những lợi ích chữa bệnh từ cây Mật mông hoa các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng không nên dùng mật mông hoa trong trường hợp Mắt đau do ngoại cảm phong nhiệt.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.