Thuốc Đông y - Làm thế nào biết được xu hướng tác dụng của dược liệu trong đông y giúp thầy thuốc dễ dàng phối ngủ và sử dụng trong lâm sàng. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Định -giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vấn đề này.
Thế nào là xu hướng tác dụng của thuốc y học cổ truyền?
– Thăng giáng phù trầm là chỉ xu hướng tác dụng của thuốc y học cổ truyền: thăng là đi lên, giáng là đi xuống, phù là phát tán ra ngoài, trầm là thẩm lợi vào trong và xuống dưới.
– Các vị thuốc thăng và phù đều đi lên, hướng ra ngoài thường có tác dụng: thăng dương, phát biểu, tán hàn. Các vị thuốc trầm và giáng thường đi xuống và vào trong nên có tác dụng: tiềm dương, giáng nghịch, thu liễm, thẩm lợi, tả hạ.
– Tính chất thăng, giáng, phù, trầm, quan hệ mật thiết với khí, vị và tỷ trọng nặng, nhẹ của vị thuốc. Khí, vị: vị cay, ngọt, tính ôn nhiệt thuộc dương thường là các vị thuốc thăng như Ma hoàng, Quế chi, Gừng, vị đắng, chua, mặn, tính hàn, lương thuộc âm thường là các thuốc trầm, giáng như Đại Hoàng, Mang tiêu, Hoàng liên. Tỷ trọng: thuốc loại hoa, lá là những vị thuốc nhẹ thuốc loại phù thăng như Lá sen, Bạc hà, Kinh giới: các vị thuốc khoáng vật, hạt, quả có tỷ trọng nặng thuộc trầm giáng như Mẫu lệ, Long cốt, Tô tử Chỉ thực, Thục địa.
Ứng dụng lý thuyết này trong lâm sàng như thế nào?
Trên lâm sàng, bệnh tật phát sinh ở những vị trí khác nhau của cơ thể: trên, dưới, trong, ngoài, Xu thế của bệnh có khi nghịch lên trên (nôn, nấc), khi giáng xuống dưới (ỉa chảy, sa trực tràng)… nên khi dùng các loại thuốc có phân biệt khác nhau.
+ Bệnh tại biểu thường dùng các thuốc phù thăng mà không dùng thuốc trầm giáng: bệnh tại lý, dưới thường dùng các thuốc trầm giáng mà không dùng thuốc phù thăng.
+ Bệnh nghịch lên trên cây rức đầu dùng Thạch quyết minh, Mẫu lệ để trầm giáng. Bệnh thểđi xuống thì dùng các thuốc đi lên như chứng tỳ hư hạ hàm gây chứng sa trực tràng phải dùng các thuốc kiện tỳ, thăng dương như Hoàng kỳ thăng ma, Sài hồ để chữa, nếu dùng thuốc đắng lạnh để hạ, bệnh lại càng nặng thêm.
– Tính chất thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc còn có thể thay đổi tuỳ theo sự bào chế và sự phối ngũ: về bào chế vị thuốc sao với rượu thì đi lên, sao với nước ngừng thì phát tán, sao với giấm thì thu liễm, sao với muối thì đi xuống: thí dụ Hương phụ vị cay, đắng, tính ôn là loại thuốc trầm giáng, về phối ngũ: vị thuốc thăng phù dùng với đa số vị thuốc trầm giáng sẽ đi xuống, vị thuốc trầm giáng ở cùng nhiều vị thuốc thăng phù có thể theo đó mà đi lên trên.
Nguyên tắc sử dụng thuốc Đông Y như thế nào?
Bác sĩ Y học cổ truyền giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí. Vì vậy bệnh tật có 2 mặt: hư và thực.
Nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính năng của thuốc căn cứ yêu cầu chữa bệnh còn chia làm 2 loại bổ và tả.
Trong khi vận dụng thuốc để chữa bệnh trước hết phải nắm được khí, vị sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả. Thí dụ: Hoàng liên tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo thấp là thuốc tả; Thiên môn tính hàn, chữa âm hư gây sốt là thuốc bổ: Đào nhân có tác dụng hoạt huyết chữa chứng ứ huyết là thuốc tả: Bạch thược bổ huyết chữa chứng huyết hư là thuốc bổ.
Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và chứng thực lẫn lôn, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh mới thì khi dùng thuốc phải vận dụng, bổ tả, dùng để chữa bệnh (công bổ kiêm trị).
Xu hướng tác dụng của thuốc Đông Y như thế nào?
Thế nào là xu hướng tác dụng của thuốc y học cổ truyền?
– Thăng giáng phù trầm là chỉ xu hướng tác dụng của thuốc y học cổ truyền: thăng là đi lên, giáng là đi xuống, phù là phát tán ra ngoài, trầm là thẩm lợi vào trong và xuống dưới.
– Các vị thuốc thăng và phù đều đi lên, hướng ra ngoài thường có tác dụng: thăng dương, phát biểu, tán hàn. Các vị thuốc trầm và giáng thường đi xuống và vào trong nên có tác dụng: tiềm dương, giáng nghịch, thu liễm, thẩm lợi, tả hạ.
– Tính chất thăng, giáng, phù, trầm, quan hệ mật thiết với khí, vị và tỷ trọng nặng, nhẹ của vị thuốc. Khí, vị: vị cay, ngọt, tính ôn nhiệt thuộc dương thường là các vị thuốc thăng như Ma hoàng, Quế chi, Gừng, vị đắng, chua, mặn, tính hàn, lương thuộc âm thường là các thuốc trầm, giáng như Đại Hoàng, Mang tiêu, Hoàng liên. Tỷ trọng: thuốc loại hoa, lá là những vị thuốc nhẹ thuốc loại phù thăng như Lá sen, Bạc hà, Kinh giới: các vị thuốc khoáng vật, hạt, quả có tỷ trọng nặng thuộc trầm giáng như Mẫu lệ, Long cốt, Tô tử Chỉ thực, Thục địa.
Ứng dụng lý thuyết này trong lâm sàng như thế nào?
Trên lâm sàng, bệnh tật phát sinh ở những vị trí khác nhau của cơ thể: trên, dưới, trong, ngoài, Xu thế của bệnh có khi nghịch lên trên (nôn, nấc), khi giáng xuống dưới (ỉa chảy, sa trực tràng)… nên khi dùng các loại thuốc có phân biệt khác nhau.
+ Bệnh tại biểu thường dùng các thuốc phù thăng mà không dùng thuốc trầm giáng: bệnh tại lý, dưới thường dùng các thuốc trầm giáng mà không dùng thuốc phù thăng.
+ Bệnh nghịch lên trên cây rức đầu dùng Thạch quyết minh, Mẫu lệ để trầm giáng. Bệnh thểđi xuống thì dùng các thuốc đi lên như chứng tỳ hư hạ hàm gây chứng sa trực tràng phải dùng các thuốc kiện tỳ, thăng dương như Hoàng kỳ thăng ma, Sài hồ để chữa, nếu dùng thuốc đắng lạnh để hạ, bệnh lại càng nặng thêm.
– Tính chất thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc còn có thể thay đổi tuỳ theo sự bào chế và sự phối ngũ: về bào chế vị thuốc sao với rượu thì đi lên, sao với nước ngừng thì phát tán, sao với giấm thì thu liễm, sao với muối thì đi xuống: thí dụ Hương phụ vị cay, đắng, tính ôn là loại thuốc trầm giáng, về phối ngũ: vị thuốc thăng phù dùng với đa số vị thuốc trầm giáng sẽ đi xuống, vị thuốc trầm giáng ở cùng nhiều vị thuốc thăng phù có thể theo đó mà đi lên trên.
Nguyên tắc sử dụng thuốc Đông Y
Nguyên tắc sử dụng thuốc Đông Y như thế nào?
Bác sĩ Y học cổ truyền giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí. Vì vậy bệnh tật có 2 mặt: hư và thực.
Nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính năng của thuốc căn cứ yêu cầu chữa bệnh còn chia làm 2 loại bổ và tả.
Trong khi vận dụng thuốc để chữa bệnh trước hết phải nắm được khí, vị sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả. Thí dụ: Hoàng liên tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo thấp là thuốc tả; Thiên môn tính hàn, chữa âm hư gây sốt là thuốc bổ: Đào nhân có tác dụng hoạt huyết chữa chứng ứ huyết là thuốc tả: Bạch thược bổ huyết chữa chứng huyết hư là thuốc bổ.
Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và chứng thực lẫn lôn, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh mới thì khi dùng thuốc phải vận dụng, bổ tả, dùng để chữa bệnh (công bổ kiêm trị).
Nguồn: thuocviet.edu.vn