Dùng Cà chua để chữa bệnh liệu bạn đã biết? – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Cà chua là một loại thực phẩm không mấy xa lạ với chúng ta, đây là một loại quả được chế biến trong nhiều món ăn cũng như thức uống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Cà chua là một vị thuốc Đông y được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.




Cà chua một thực phẩm được sử dụng vào nhiều món ăn

Một vài thông tin cần biết về cây cà chua


Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill; thuộc họ Cà – Solanaceae. Cà chua được trồng phổ biến phân bố khắp là cây thảo hằng năm, có khi sống dai, cao 1 m hay hơn. Thân mọng nước, có lông mềm, dính. Lá có cuống, mọc so le, xếp lông chim không đều hay kép lông chim 2 lần, dài 10cm -40 cm; lá chét thay đổi, hình trứng hay hình trứng mũi mác, mép có răng. Hoa thành chùm xim ở nách lá; đài 5-8 thuỳ dài khoảng 12 mm; tràng hoa màu vàng cam, dài 10mm -15 mm. Quả mọng màu đỏ hay vàng, có kích thước và hình dạng thay đổi, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt.

Theo Đông y, Cà chua có vị chua hay ngọt, tính mát, có tác dụng tiếp chất khoáng, tạo năng lượng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, khai vị, kháng khuẩn, chống hoại huyết, chống độc, kiềm hóa máu có dư acid, thải urê, lợi tiểu, hoà tan urê, giúp tiêu hóa dễ các loại bột và tinh bột. Nước sắc lá có tính chất giảm huyết áp; lá cũng có tính chất giải độc sưng tấy.


Tác dụng dược lý và thành phần hóa học của cà chua


Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong quả Cà chua chứa nước 90 %, glucid 4%, protid 0,3 %, lipid 0,3 %, các acid hữu cơ như acid citric malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin A, B1, B2, PP, E, B6, C, K. Quả còn chứa glucose và fructose và một ít sucrose và một keto-heptose. Quả Cà chua chín và gần chín đều chứa các aminoacid chủ yếu, trừ tryptophan; quả chưa chín chứa narcotin.

Về tác dụng dược lý của Cà chua Lycopen được chứng mình có thể bảo vệ cơ thế chống lại quá trình oxi hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh. Uống nước sốt cà chua xay nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tiêu thụ cà chua còn giúp mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu đường tuyp 2.


Áp dụng Cà chua vào một số bài thuốc chữa bệnh




Cà chua với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  • Trị chảy máu chân răng, nhiệt miệng Cà chua 200 g, mía 150 g. Cà chua rửa sạch, thái miếng. Mía róc vỏ, chặt nhỏ. Sau đó ép chung lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại thức uống này có tác dụng kích thích tiêu hóa, phòng chống tình trạng nhiệt miệng, trúng nắng, miệng khô, chảy máu chân răng…
  • Chữa hạ đường huyết: Cà chua 150 g, khổ qua 100 g. Cà chua và khổ qua rửa sạch,thái miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch Cà chua 500 g, rau cần 250g, chanh 80 g. Cà chua và rau cần rửa sạch, thái miếng; sau đó ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hòa đều, chia uống nhiều lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Trị bệnh đái tháo đường, giúp giảm cân Cà chua 150 g, dứa 150 g, nước ép chanh 15 ml. Cà chua và dứa rửa sạch, nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó ép cà chua và dứa lấy nước rồi hòa với nước ép chanh. Chia uống vài lần trong ngày. Loại nước ép này giúp cơ thể giảm cân, phòng và chữa bệnh đái tháo đường.
  • Trị cao huyết áp Dùng máy ép 1 kg cà chua, rồi hòa với 100 g đường trắng. Sau đó, đun sôi một lát, để nguội, chia vài lần uống trong ngày. Thức uống này vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp vừa giúp thanh lọc cơ thể.
  • Trị cao huyết áp Dùng máy ép 1 kg cà chua, rồi hòa với 100 g đường trắng. Sau đó, đun sôi một lát, để nguội, chia vài lần uống trong ngày. Thức uống này vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp vừa giúp thanh lọc cơ thể.
  • Trị viêm gan mãn tính Cà chua 250 g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, ướp gia vị vừa ăn. Xào chung cà chua với thịt bò, ăn hằng ngày với cơm. Món này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tăng cường chức năng tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mãn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi.
  • Cà chua kích thích tiêu hóa, làm đẹp da Cà chua 200g, táo tây 150 g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100 g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Cho cà chua, táo tây và bắp cải vào máy ép lấy nước. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
  • Trị dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng Trộn đều 150 ml nước ép cà chua với 15 ml nước ép sơn tra (táo mèo), ngày uống 2- 3 lần.
  • Chữa tăng huyết áp Lấy 1 hoặc 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành lát mỏng, có thể trộn thêm chút đường, ăn vào lúc sáng sớm chưa ăn uống gì. Sử dụng đều đặn trong 10 hoặc 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi sau đó lại tiếp tục liệu trình đó.
  • Bổ sung dinh dưỡng Đối với một người bình thường có thể dùng 200g cà chua/ ngày. Có thể rửa sạch, ăn sống hoặc say sinh tố uống hằng ngày, với lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và kali của cơ thể trong một ngày.
Các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo rằng:Những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật hay mắc bệnh thống phong không nên sử dụng cà chua; Những người bị sỏi mật, bệnh gout không nên ăn nhiều cà chua và trành ăn cà chua trong lúc đói.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.