Hỏi Bác Sĩ -
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, mất nước… kém phát triển. Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có hướng điều trị và cải thiện chế độ ăn uống kịp thời.
Bé rối loạn tiêu hóa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
5 tháng rưỡi bú sữa bột hoàn toàn sau khi dùng kháng sinh điều trị viêm tiểu phế quản 7 ngày lúc bé 4 tháng thì cả tháng sau bé đi ngoài 4-5 lần phân sống, nhầy , có khi nước vàng , mỗi lần đi ngoài trong ngày đều khác nhau, trước khi điều trị kháng sinh bé bị bón nhẹ 2-3 ngày đi 1 lần phân hơi khô dẻo chứ không cứng lục cục. lúc bé 1 tháng bú mẹ đi ngoài ngày 7-8 lần hoa cà hoa cải tăng cân chậm 450g , tháng 2 bé đi ngoài 5-7 lần hoa cà hoa cải có khi có nhầy tăng 400g, tháng 3 đi ngoài 4-6 lần hoa cà hoa cải có nhầy tăng 600g, đến tháng thứ 4 bé dùng sữa bột similac total thì bé đi ngày 1-2 lần phân dẻo nhiều xanh và mịn , sau đó bé dùng kháng sinh trị viêm tiểu quản uống kháng sinh thì đi ngoài nhày, sống và có khi nước vàng ngày 4-5 lần , bé có uống men vi sinh bio – life ngày 1 gói 2,4g nhưng vẫn không khỏi! ( bé suy dinh dưỡng bào thai nay bé 5 tháng rưỡi cân nặng chỉ 3kg3 ) cả tháng nay bé ko tăng cân,bé soi phân thì không có ký sinh , bé đã khám xét nghiệm máu rubella, xn máu gót chân , xét nghiệm máu tổng quát , và siêu âm tim , não , phổi tất cả điều bình thường ạ? vậy có phải do đường ruột bé em có vấn đề nên bé kém hấp thu ? vì lúc 2, 3 tháng bé đi ngoài cũng rất nhiều và có nhầy !xin nhờ bs tư vấn dùm !cám ơn ạ !
Bác sĩ Lê Hữu Phước
Xin chào anh/chị,
Với câu hỏi chi tiết và cụ thể này, lời khuyên tốt nhất của tôi lúc này là nên cho bé khám và theo dõi liên tục với 1 bác sĩ chuyên về tiêu hóa Nhi, làm việc ở các bệnh viện Nhi lớn hàng đầu khu vực như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2…
Nên khám sức khỏe hàng tháng cho tới khi bé đạt chuẩn cân nặng, chiều cao, vận động bình thường theo tuổi. Vì ngoài chuyện sữa, BS có thể chỉ định thêm vitamin và các vi chất cần thiết khác.
Hiện tại, nếu điều kiện chưa cho phép đem bé đi theo dõi ngay, hoặc chưa tìm được BS phù hợp cho con, bạn có thể chăm sóc con như sau:
1/ Khi pha sữa, phải rửa thật sạch và kỹ tất cả dụng cụ liên quan, tốt nhất là dùng xà phòng loãng pha với nước ấm rửa sơ qua, rồi rửa lại với nước ấm 3 lần, đem trụng nước sôi, để ráo nước, rồi mới pha sữa cho con. Tỷ lệ sữa nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đừng nên quá đặc hoặc loãng, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu, dễ gây rối loạn hấp thu.
2/ Vì bé dùng kháng sinh dài ngày, đường ruột sẽ bị rối loạn nhẹ, đi cầu phân sống một thời gian sẽ tự điều chỉnh. Người nhà đừng nên tự ý mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung, vì đa phần là quảng cáo nhiều hơn là thực chất. Có thể cho bé uống thêm thuốc men tiêu hóa Enterogemina 1 ống mỗi ngày trong 1 tuần xem sao. Sau khi bé bú 1-2h, dặm thêm ít sữa chua, phần dư mẹ ăn chứ đừng để dành tới đợt sau.
3/ Bé nhẹ cân nhưng đã gần 6 tháng, ăn toàn sữa sẽ không đảm bảo đủ chất để bé tăng cân. Nên dặm thêm bột ngọt Nestle. Nếu có điều kiện nhờ người rang xay bột ngũ cốc rang chín, rồi pha sệt cho bé ăn dặm rất tốt. Miễn là bột được chế biến hợp vệ sinh, làm từng ít một dùng trong 1,2 tuần rồi làm đợt mới. Mỗi ngày dặm 1 cữ cũng được, tuy nhiên nếu bé chịu ăn và ăn không thấy gì lạ qua 2,3 ngày có thể dặm tăng số lần nhưng không tăng số lượng.
4/ Chia nhỏ cữ ăn hoặc bú cách mỗi 3-4h, ăn theo nhu cầu, không ép. Uống nước lọc hoặc nước trái cây ép đầy đủ. Sau khi ăn nên chơi với bé nhẹ nhàng, đừng nên để ngủ ngay. Nếu tập được thói quen con đói, khóc đòi ăn, chờ 1-2 phút rồi hãy cho ăn, là tốt nhất, vì nó giúp kích thích ham muốn và dịch vị của bé giúp hấp thu tốt hơn.
Kiến thức là rất nhiều, không thể qua vài dòng tư vấn mà nói hết được, ngay cả BS học nhiều năm mà vẫn còn phải tự cập nhật liên tục, nên mẹ bé cần kiên nhẫn, chịu khó đi khám, nghe tư vấn, về đọc sách có nguồn gốc rõ ràng (NXB Y Học), rồi áp dụng từ từ mới tốt dần lên được.
Vì là tư vấn online, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và là kinh nghiệm cá nhân. Để bé được tốt nhất, nên cho bé theo dõi liên tục với BS quen ở các BV lớn và uy tín.
Thân chào.
Trẻ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Câu hỏi bởi: tuong vy
Chào bác sĩ.
Em có cháu nhỏ đến nay được 2 tháng 8 ngày. Cháu bị rối loạn tiêu hóa, em đã cho đi khám ở bệnh viện và uống thuốc nhưng đến nay vẫn không khỏi. Cháu vẫn đi ngoài lỏng, số lần đi 5-6 lần/ngày. Bệnh viện đã xét nghiệm vi sinh và siêu âm, kết quả đều bình thường. Cháu đã uống thuốc từ 1 tháng 10 ngày đến nay vẫn chưa khỏi. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Với trẻ có đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày và kéo dài trên 14 ngày thì là trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Con bạn bị rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy, đã làm xét nghiệm vi sinh và siêu âm, kết quả bình thường. Không biết bạn có nhầm không khi ghi là cho cháu uống thuốc từ ngày 1 tháng 10 đến nay vì nếu tính thời điểm đó thì cháu còn chưa ra đời. Và bạn cũng không nói rõ là cháu bú mẹ hoàn toàn hay bú sữa ngoài. Do vậy chúng tôi chỉ có thể giải đáp chung cho bạn như sau.
Có rất nhiều lí do khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ giảm miễn dịch, trẻ thường xuyên mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp, hoặc do trẻ ăn sữa nhân tạo, do sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn vi khuẩn. Do sử dụng thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn hoặc hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng có thể làm kéo dài thời gian tiêu chảy.
Với trẻ dưới 6 tháng bị tiêu chảy, các bà mẹ nên:
Nên cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật tốt.
Nếu trẻ ăn sữa nhân tạo thì bạn nên tạm thời dừng sữa đang ăn lại mà thay vào đó là một loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy (sữa không thấy đường Lactose) hoặc sữa mà có đường Lactose đã lên men hoặc tạm thời giảm hay pha loãng số lượng sữa đang sử dụng.
Nếu trẻ có mất nước thì phải cho trẻ bù nước điện giải bằng dung dịch Osezol và nên cho trẻ đi bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu sau: Tình trạng tiêu chảy của trẻ không được cải thiện, hoặc trẻ vật vã kích thích hoặc mệt nhiều, bú kém, nôn nhiều, ỉa nhiều nước, có sốt, đái ít, chi lạnh, mắt trũng, phân có máu…
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, có phải do rối loạn tiêu hóa?
Câu hỏi bởi: Đình Tùng
Chào bác sĩ.
Con trai tôi vừa tròn 2 tuổi, gần đây bé đi ngoài nhiều. Cứ ăn xong là bé đi (sáng ngủ dậy ị, ăn sáng xong lại ị, chiều uống sữa xong lại ị và có khi tối ăn xong cũng ị) phân hoàn toàn bình thường, không nhầy, lỏng nhưng phân hơi chua.
Trước đây bé đi ngoài ngày 1 lần nhưng khoảng 1-4 tuần nay thấy bé đi nhiều nên tôi hơi lo.
Chế độ dinh dưỡng của bé hàng ngày như sau:
07h30: ăn 1 bát cháo
10h30: 1 cốc nước cam
12h00: ăn 1 bát cháo
15h30: 180ml sữa
18h30: ăn 1 bát cháo
21h15: 180ml sữa
Tôi không rõ là bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Mến chào bạn Đình Tùng.
Theo thực đơn hàng ngày của bé như bạn cung cấp như vậy là chưa được ổn:
Lượng sữa của bé chưa đủ, ít nhất phải được 500ml.
Khoảng cách thời gian ăn cháo buổi sáng và buổi trưa quá dài (khoảng 11h30).
Giữa 2 bữa ăn chính buổi sáng (khoảng 9-9h30) nên cho bé dùng thêm sữa hoặc sữa chua, phô mai, trái cây…
Nước cam không nên uống lúc bụng đói, có thể dùng sau bữa ăn chính 1-2 giờ.
Còn việc đi ngoài của bé như bạn mô tả về tính chất phân thì không có gì bất thường (không có dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột), chỉ có số lần đi ngoài hơi nhiều hơn, có thể đường ruột của bé đang bị rối loạn, bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh, kẽm và nhớ vẫn cho bé ăn uống bình thường, không kiêng gì bạn nhé!
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé hay nôn sau khi ăn là bị rối loạn tiêu hóa đúng không?
Câu hỏi bởi: Nhu Ho
Chào bác sĩ,
Con em bé trai được 14 tháng, cân nặng 12kg, gần đây mỗi lần cho bé ăn váng sữa hoặc sữa chua là khoảng 1 hoặc 2 tiếng sau là bé nôn ra. Trước đây khi bé được 7 tháng em đã tập cho bé ăn váng sữa và sữa chua, nhưng bé không có hiện tượng nôn sau khi ăn.
Cữ ăn buổi chiều của bé trong khoảng thời gian từ 17h30-18h chiều, hai tuần nay bé thường hay nôn sau khi ăn. Mỗi lần bé nôn ra, trong thức ăn có lẫn chất nhờn. Hiện tượng này đã có khi bé được 11 tháng, em có cho bé đi khám và bác sĩ cho biết là bé bị rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ cho em hỏi:
Có phải bé lại bị rối loạn tiêu hóa? Em có nên cho bé tiếp tục ăn váng sữa và sữa chua không? Có nên cho bé ăn chiều vào thời gian này không?
Một ngày bé ăn 4 bữa: sáng 7h00 + bú bình 150ml 9h, trưa ăn 11h30 + bú bình 150ml 13h, chiều 3h ăn váng sữa, sữa chua, trái cây…+ ăn cháo 16h30, sau đó ăn thêm cháo vào lúc 18h và đến tối 21h khi đi ngủ bé bú 1 bình sữa 225ml, khuya 3h bé bú thêm 150ml và ngủ đến sáng. Mỗi lần bé ăn khoảng 2/3 chén cháo. Và bé chỉ bú khi ngủ.
Em có tập cho bé uống nước cam nhưng bé uống vào là nôn ra, hoặc những loại trái cây có vị chua là bé không ăn được. Bác sĩ giải thích giúp em hiện tượng này.
Đôi khi đang chơi bé lại có hiện tượng ọe. Nếu trường hợp bé có đờm trong họng thì làm cách nào để bé sạch đờm và ăn uống ngon miệng hơn thưa bác sĩ? Bé không ho.
Khi nào thì em có thể cho bé uống thuốc sổ giun? Bé 14 tháng nặng 12kg là đạt chưa ạ?
Em cám ơn và chúc bác sĩ nhiều sức khỏe!
Chào Nhu Ho.
Bé trai 14 tháng tuổi đạt cân nặng 12kg là sắp sửa thừa cân rồi đó em, em không phải lo lắng cho bé về vấn đề này nữa nhé.
Bé hay ói sau ăn, em nên xem lại, thường ói sau ăn tất cả các thức ăn hay chỉ váng sữa và sữa chua, nếu chỉ ói sau khi dùng váng sữa và sữa chua thì em nên đổi sang hiệu khác, có thể bé không thích hợp với loại này hoặc em cho bé dùng nhiều quá nên không thể tiêu hoá được và buộc phải đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng (thường được gọi là rối loạn tiêu hoá).
Lượng sữa và số cữ ăn chính trong ngày em dùng cho bé như thế là ổn, nhưng sữa chua, váng sữa, trái cây em nên rải đều các cữ, không thể dồn 3 thứ vào một cữ chiều lúc 3 giờ, sau đó đến 4g30 em cho bé ăn tiếp cữ cháo thì không thể nào bé tiêu hoá được.
Em có thể dùng xen kẽ 1 trong 3 loại này sau các cữ chính hoặc cho các cữ phụ, cữ sữa vào lúc 3h khuya em tập bỏ dần để bé ngủ ngon giấc. Nước cam hoặc các loại nước trái cây có vị chua, em có thể dùng cho bé sau ăn và với số lượng ít (khoảng 1 muỗng cà phê) để dạ dày bé tập quen dần rồi sau đó tăng dần lên.
Theo như em mô tả đờm trong họng của bé, bác sĩ thấy đây không phải là đờm do bệnh lý nên em yên tâm, thường sau 24 tháng bé có thể sổ giun.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé dùng kháng sinh nên bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà em được 18 tháng tuổi, trong thời gian gần đây thời tiết thay đổi liên tục, bé nhà em bị viêm phổi. Trong quá trình chữa trị viêm phổi/ do bé dùng kháng sinh nên bé nhà em bị rối loạn tiêu hóa (do bác sĩ khám chuẩn đoán), ngày bé đi ngoài 6 lần hoặc nhiều hơn, phân có dịch nhầy, ăn gì là nôn ấy, dùng thuốc vào là bé cũng nôn, bác sĩ có cho dùng thuốc nhưng bé nhà em vẫn, tối ngủ em cho bé bú sữa bụng bé cứ cuộn lên, bụng bé chướng và đầy hơi và bé cũng bị nôn trớ. Em đang rất lo lắng và muốn được nhận sự giải đáp của các bác sĩ, để con em mau khỏi bệnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông thường, ở đường ruột của mỗi người đều có một số lượng lớn vi khuẩn tồn tại và đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng của đường ruột và cơ thể. Khi cho bé uống nhiều kháng sinh, các thành phần trong thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mà còn vô tình giết chết cả những vi khuẩn có lợi này. Khi đó, những vi khuẩn gây hại bình thường có rất ít hoặc không thấy trong đường ruột sẽ sinh sôi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột và gây ra bệnh tiêu chảy.
Bạn có thể phối hợp cho bé dùng thêm men vi sinh khi dùng kháng sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh như tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn… Bạn nên cho bé ăn ít một để tránh cho bé bị nôn. Nếu bé bị nôn và tiêu chảy nhiều bạn cần bù nước, bù điện giải cho bé, tốt nhất là bằng nước Oresol.
Cần lưu ý là pha vào nước theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn. Bạn có thể pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml. Bạn nên đút từng thìa oserol một cho bé, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Uống nhiều và liên tục, Oserol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn.
Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút, sau đó cho uống lại với tốc độ chậm hơn. Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo thì bạn cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.
Chúc bạn và cháu khỏe mạnh!
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, mất nước… kém phát triển. Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có hướng điều trị và cải thiện chế độ ăn uống kịp thời.
Bé rối loạn tiêu hóa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
5 tháng rưỡi bú sữa bột hoàn toàn sau khi dùng kháng sinh điều trị viêm tiểu phế quản 7 ngày lúc bé 4 tháng thì cả tháng sau bé đi ngoài 4-5 lần phân sống, nhầy , có khi nước vàng , mỗi lần đi ngoài trong ngày đều khác nhau, trước khi điều trị kháng sinh bé bị bón nhẹ 2-3 ngày đi 1 lần phân hơi khô dẻo chứ không cứng lục cục. lúc bé 1 tháng bú mẹ đi ngoài ngày 7-8 lần hoa cà hoa cải tăng cân chậm 450g , tháng 2 bé đi ngoài 5-7 lần hoa cà hoa cải có khi có nhầy tăng 400g, tháng 3 đi ngoài 4-6 lần hoa cà hoa cải có nhầy tăng 600g, đến tháng thứ 4 bé dùng sữa bột similac total thì bé đi ngày 1-2 lần phân dẻo nhiều xanh và mịn , sau đó bé dùng kháng sinh trị viêm tiểu quản uống kháng sinh thì đi ngoài nhày, sống và có khi nước vàng ngày 4-5 lần , bé có uống men vi sinh bio – life ngày 1 gói 2,4g nhưng vẫn không khỏi! ( bé suy dinh dưỡng bào thai nay bé 5 tháng rưỡi cân nặng chỉ 3kg3 ) cả tháng nay bé ko tăng cân,bé soi phân thì không có ký sinh , bé đã khám xét nghiệm máu rubella, xn máu gót chân , xét nghiệm máu tổng quát , và siêu âm tim , não , phổi tất cả điều bình thường ạ? vậy có phải do đường ruột bé em có vấn đề nên bé kém hấp thu ? vì lúc 2, 3 tháng bé đi ngoài cũng rất nhiều và có nhầy !xin nhờ bs tư vấn dùm !cám ơn ạ !
Bác sĩ Lê Hữu Phước
Xin chào anh/chị,
Với câu hỏi chi tiết và cụ thể này, lời khuyên tốt nhất của tôi lúc này là nên cho bé khám và theo dõi liên tục với 1 bác sĩ chuyên về tiêu hóa Nhi, làm việc ở các bệnh viện Nhi lớn hàng đầu khu vực như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2…
Nên khám sức khỏe hàng tháng cho tới khi bé đạt chuẩn cân nặng, chiều cao, vận động bình thường theo tuổi. Vì ngoài chuyện sữa, BS có thể chỉ định thêm vitamin và các vi chất cần thiết khác.
Hiện tại, nếu điều kiện chưa cho phép đem bé đi theo dõi ngay, hoặc chưa tìm được BS phù hợp cho con, bạn có thể chăm sóc con như sau:
1/ Khi pha sữa, phải rửa thật sạch và kỹ tất cả dụng cụ liên quan, tốt nhất là dùng xà phòng loãng pha với nước ấm rửa sơ qua, rồi rửa lại với nước ấm 3 lần, đem trụng nước sôi, để ráo nước, rồi mới pha sữa cho con. Tỷ lệ sữa nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đừng nên quá đặc hoặc loãng, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu, dễ gây rối loạn hấp thu.
2/ Vì bé dùng kháng sinh dài ngày, đường ruột sẽ bị rối loạn nhẹ, đi cầu phân sống một thời gian sẽ tự điều chỉnh. Người nhà đừng nên tự ý mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung, vì đa phần là quảng cáo nhiều hơn là thực chất. Có thể cho bé uống thêm thuốc men tiêu hóa Enterogemina 1 ống mỗi ngày trong 1 tuần xem sao. Sau khi bé bú 1-2h, dặm thêm ít sữa chua, phần dư mẹ ăn chứ đừng để dành tới đợt sau.
3/ Bé nhẹ cân nhưng đã gần 6 tháng, ăn toàn sữa sẽ không đảm bảo đủ chất để bé tăng cân. Nên dặm thêm bột ngọt Nestle. Nếu có điều kiện nhờ người rang xay bột ngũ cốc rang chín, rồi pha sệt cho bé ăn dặm rất tốt. Miễn là bột được chế biến hợp vệ sinh, làm từng ít một dùng trong 1,2 tuần rồi làm đợt mới. Mỗi ngày dặm 1 cữ cũng được, tuy nhiên nếu bé chịu ăn và ăn không thấy gì lạ qua 2,3 ngày có thể dặm tăng số lần nhưng không tăng số lượng.
4/ Chia nhỏ cữ ăn hoặc bú cách mỗi 3-4h, ăn theo nhu cầu, không ép. Uống nước lọc hoặc nước trái cây ép đầy đủ. Sau khi ăn nên chơi với bé nhẹ nhàng, đừng nên để ngủ ngay. Nếu tập được thói quen con đói, khóc đòi ăn, chờ 1-2 phút rồi hãy cho ăn, là tốt nhất, vì nó giúp kích thích ham muốn và dịch vị của bé giúp hấp thu tốt hơn.
Kiến thức là rất nhiều, không thể qua vài dòng tư vấn mà nói hết được, ngay cả BS học nhiều năm mà vẫn còn phải tự cập nhật liên tục, nên mẹ bé cần kiên nhẫn, chịu khó đi khám, nghe tư vấn, về đọc sách có nguồn gốc rõ ràng (NXB Y Học), rồi áp dụng từ từ mới tốt dần lên được.
Vì là tư vấn online, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và là kinh nghiệm cá nhân. Để bé được tốt nhất, nên cho bé theo dõi liên tục với BS quen ở các BV lớn và uy tín.
Thân chào.
Trẻ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Câu hỏi bởi: tuong vy
Chào bác sĩ.
Em có cháu nhỏ đến nay được 2 tháng 8 ngày. Cháu bị rối loạn tiêu hóa, em đã cho đi khám ở bệnh viện và uống thuốc nhưng đến nay vẫn không khỏi. Cháu vẫn đi ngoài lỏng, số lần đi 5-6 lần/ngày. Bệnh viện đã xét nghiệm vi sinh và siêu âm, kết quả đều bình thường. Cháu đã uống thuốc từ 1 tháng 10 ngày đến nay vẫn chưa khỏi. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Với trẻ có đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày và kéo dài trên 14 ngày thì là trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Con bạn bị rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy, đã làm xét nghiệm vi sinh và siêu âm, kết quả bình thường. Không biết bạn có nhầm không khi ghi là cho cháu uống thuốc từ ngày 1 tháng 10 đến nay vì nếu tính thời điểm đó thì cháu còn chưa ra đời. Và bạn cũng không nói rõ là cháu bú mẹ hoàn toàn hay bú sữa ngoài. Do vậy chúng tôi chỉ có thể giải đáp chung cho bạn như sau.
Có rất nhiều lí do khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ giảm miễn dịch, trẻ thường xuyên mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp, hoặc do trẻ ăn sữa nhân tạo, do sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn vi khuẩn. Do sử dụng thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn hoặc hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng có thể làm kéo dài thời gian tiêu chảy.
Với trẻ dưới 6 tháng bị tiêu chảy, các bà mẹ nên:
Nên cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật tốt.
Nếu trẻ ăn sữa nhân tạo thì bạn nên tạm thời dừng sữa đang ăn lại mà thay vào đó là một loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy (sữa không thấy đường Lactose) hoặc sữa mà có đường Lactose đã lên men hoặc tạm thời giảm hay pha loãng số lượng sữa đang sử dụng.
Nếu trẻ có mất nước thì phải cho trẻ bù nước điện giải bằng dung dịch Osezol và nên cho trẻ đi bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu sau: Tình trạng tiêu chảy của trẻ không được cải thiện, hoặc trẻ vật vã kích thích hoặc mệt nhiều, bú kém, nôn nhiều, ỉa nhiều nước, có sốt, đái ít, chi lạnh, mắt trũng, phân có máu…
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, có phải do rối loạn tiêu hóa?
Câu hỏi bởi: Đình Tùng
Chào bác sĩ.
Con trai tôi vừa tròn 2 tuổi, gần đây bé đi ngoài nhiều. Cứ ăn xong là bé đi (sáng ngủ dậy ị, ăn sáng xong lại ị, chiều uống sữa xong lại ị và có khi tối ăn xong cũng ị) phân hoàn toàn bình thường, không nhầy, lỏng nhưng phân hơi chua.
Trước đây bé đi ngoài ngày 1 lần nhưng khoảng 1-4 tuần nay thấy bé đi nhiều nên tôi hơi lo.
Chế độ dinh dưỡng của bé hàng ngày như sau:
07h30: ăn 1 bát cháo
10h30: 1 cốc nước cam
12h00: ăn 1 bát cháo
15h30: 180ml sữa
18h30: ăn 1 bát cháo
21h15: 180ml sữa
Tôi không rõ là bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Mến chào bạn Đình Tùng.
Theo thực đơn hàng ngày của bé như bạn cung cấp như vậy là chưa được ổn:
Lượng sữa của bé chưa đủ, ít nhất phải được 500ml.
Khoảng cách thời gian ăn cháo buổi sáng và buổi trưa quá dài (khoảng 11h30).
Giữa 2 bữa ăn chính buổi sáng (khoảng 9-9h30) nên cho bé dùng thêm sữa hoặc sữa chua, phô mai, trái cây…
Nước cam không nên uống lúc bụng đói, có thể dùng sau bữa ăn chính 1-2 giờ.
Còn việc đi ngoài của bé như bạn mô tả về tính chất phân thì không có gì bất thường (không có dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột), chỉ có số lần đi ngoài hơi nhiều hơn, có thể đường ruột của bé đang bị rối loạn, bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh, kẽm và nhớ vẫn cho bé ăn uống bình thường, không kiêng gì bạn nhé!
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé hay nôn sau khi ăn là bị rối loạn tiêu hóa đúng không?
Câu hỏi bởi: Nhu Ho
Chào bác sĩ,
Con em bé trai được 14 tháng, cân nặng 12kg, gần đây mỗi lần cho bé ăn váng sữa hoặc sữa chua là khoảng 1 hoặc 2 tiếng sau là bé nôn ra. Trước đây khi bé được 7 tháng em đã tập cho bé ăn váng sữa và sữa chua, nhưng bé không có hiện tượng nôn sau khi ăn.
Cữ ăn buổi chiều của bé trong khoảng thời gian từ 17h30-18h chiều, hai tuần nay bé thường hay nôn sau khi ăn. Mỗi lần bé nôn ra, trong thức ăn có lẫn chất nhờn. Hiện tượng này đã có khi bé được 11 tháng, em có cho bé đi khám và bác sĩ cho biết là bé bị rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ cho em hỏi:
Có phải bé lại bị rối loạn tiêu hóa? Em có nên cho bé tiếp tục ăn váng sữa và sữa chua không? Có nên cho bé ăn chiều vào thời gian này không?
Một ngày bé ăn 4 bữa: sáng 7h00 + bú bình 150ml 9h, trưa ăn 11h30 + bú bình 150ml 13h, chiều 3h ăn váng sữa, sữa chua, trái cây…+ ăn cháo 16h30, sau đó ăn thêm cháo vào lúc 18h và đến tối 21h khi đi ngủ bé bú 1 bình sữa 225ml, khuya 3h bé bú thêm 150ml và ngủ đến sáng. Mỗi lần bé ăn khoảng 2/3 chén cháo. Và bé chỉ bú khi ngủ.
Em có tập cho bé uống nước cam nhưng bé uống vào là nôn ra, hoặc những loại trái cây có vị chua là bé không ăn được. Bác sĩ giải thích giúp em hiện tượng này.
Đôi khi đang chơi bé lại có hiện tượng ọe. Nếu trường hợp bé có đờm trong họng thì làm cách nào để bé sạch đờm và ăn uống ngon miệng hơn thưa bác sĩ? Bé không ho.
Khi nào thì em có thể cho bé uống thuốc sổ giun? Bé 14 tháng nặng 12kg là đạt chưa ạ?
Em cám ơn và chúc bác sĩ nhiều sức khỏe!
Chào Nhu Ho.
Bé trai 14 tháng tuổi đạt cân nặng 12kg là sắp sửa thừa cân rồi đó em, em không phải lo lắng cho bé về vấn đề này nữa nhé.
Bé hay ói sau ăn, em nên xem lại, thường ói sau ăn tất cả các thức ăn hay chỉ váng sữa và sữa chua, nếu chỉ ói sau khi dùng váng sữa và sữa chua thì em nên đổi sang hiệu khác, có thể bé không thích hợp với loại này hoặc em cho bé dùng nhiều quá nên không thể tiêu hoá được và buộc phải đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng (thường được gọi là rối loạn tiêu hoá).
Lượng sữa và số cữ ăn chính trong ngày em dùng cho bé như thế là ổn, nhưng sữa chua, váng sữa, trái cây em nên rải đều các cữ, không thể dồn 3 thứ vào một cữ chiều lúc 3 giờ, sau đó đến 4g30 em cho bé ăn tiếp cữ cháo thì không thể nào bé tiêu hoá được.
Em có thể dùng xen kẽ 1 trong 3 loại này sau các cữ chính hoặc cho các cữ phụ, cữ sữa vào lúc 3h khuya em tập bỏ dần để bé ngủ ngon giấc. Nước cam hoặc các loại nước trái cây có vị chua, em có thể dùng cho bé sau ăn và với số lượng ít (khoảng 1 muỗng cà phê) để dạ dày bé tập quen dần rồi sau đó tăng dần lên.
Theo như em mô tả đờm trong họng của bé, bác sĩ thấy đây không phải là đờm do bệnh lý nên em yên tâm, thường sau 24 tháng bé có thể sổ giun.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé dùng kháng sinh nên bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà em được 18 tháng tuổi, trong thời gian gần đây thời tiết thay đổi liên tục, bé nhà em bị viêm phổi. Trong quá trình chữa trị viêm phổi/ do bé dùng kháng sinh nên bé nhà em bị rối loạn tiêu hóa (do bác sĩ khám chuẩn đoán), ngày bé đi ngoài 6 lần hoặc nhiều hơn, phân có dịch nhầy, ăn gì là nôn ấy, dùng thuốc vào là bé cũng nôn, bác sĩ có cho dùng thuốc nhưng bé nhà em vẫn, tối ngủ em cho bé bú sữa bụng bé cứ cuộn lên, bụng bé chướng và đầy hơi và bé cũng bị nôn trớ. Em đang rất lo lắng và muốn được nhận sự giải đáp của các bác sĩ, để con em mau khỏi bệnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông thường, ở đường ruột của mỗi người đều có một số lượng lớn vi khuẩn tồn tại và đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng của đường ruột và cơ thể. Khi cho bé uống nhiều kháng sinh, các thành phần trong thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mà còn vô tình giết chết cả những vi khuẩn có lợi này. Khi đó, những vi khuẩn gây hại bình thường có rất ít hoặc không thấy trong đường ruột sẽ sinh sôi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột và gây ra bệnh tiêu chảy.
Bạn có thể phối hợp cho bé dùng thêm men vi sinh khi dùng kháng sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh như tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn… Bạn nên cho bé ăn ít một để tránh cho bé bị nôn. Nếu bé bị nôn và tiêu chảy nhiều bạn cần bù nước, bù điện giải cho bé, tốt nhất là bằng nước Oresol.
Cần lưu ý là pha vào nước theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn. Bạn có thể pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml. Bạn nên đút từng thìa oserol một cho bé, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Uống nhiều và liên tục, Oserol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn.
Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút, sau đó cho uống lại với tốc độ chậm hơn. Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo thì bạn cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.
Chúc bạn và cháu khỏe mạnh!
Theo ViCare