Viêm da (Dermatitis) là một bệnh thường gặp với biểu hiện da bị viêm đỏ, có thể xuất hiện mụn nước, cảm giác ngứa, có khi đau rát và gặp nhiều nhất là viêm da tiếp xúc. Người ta chia Viêm da tiếp xúc thành 2 loại Viêm da tiếp xúc trực ứng và Viêm da tiếp xúc dị ứng.
1. Viêm da tiếp xúc
1.1 Viêm da tiếp xúc trực ứng (Irritant contact dermatitis)
Nguyên nhân thường do tiếp xúc với các chất hóa học có nồng độ cao như các acid, chất kiềm, .... Mà bất kỳ ai tiếp xúc cũng bị, thường bị vùng da tiếp xúc (chủ yếu vùng hở như vùng mặt, cổ, 2 cẳng tay, bàn tay, 2 cẳng chân, bàn chân) da viêm đỏ, hơi nề, có thể có mụn nước, bọng nước, sau trợt loét, đóng vẩy tiết rồi lành.
Viêm da do côn trùng như do Paedurus... Cũng là một loại viêm da tiếp xúc trực ứng thường thành các vệt, có khi thành đám ở vùng hở như mặt, cổ, 2 tay, các vệt dài viêm đỏ do các chất tiếp xúc miết trên da, vùng trung tâm của vệt, mảng thường có mụn nước hoặc vết trợt loét, sau đóng vẩy tiết rồi lành để lại vết thâm một thời gian.
Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, mùa thu. Điều trị viêm da dùng thuốc bôi hồ nước hoặc mỡ Oxyde kẽm, cream Eumovat, kem, mỡ kháng sinh nếu có bội nhiễm, uống thuốc chống dị ứng.
1.2 Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis)
Thường gặp ở những người làm việc tiếp xúc với các chất gây mẫn cảm dị ứng (dị ứng nguyên) như nickel, potassium dichromate, formaldehyte, thiuram, cao su, xi măng, xăng dầu, hóa chất, sơn, chất tẩy rửa... Có khi liên quan tới các chất hóa học trong đời sống như quần áo, giày dép, vòng nữ trang, dây đeo đồng hồ, chất điểm trang, kem ẩm da... Các chất này nồng độ không cao nhưng cơ thể bị mẫn cảm dị ứng kiểu miễn dịch trung gian tế bào, vị trí thường vùng hở như 2 cẳng tay bàn tay, 2 cẳng chân bàn chân, có khi in hình vật tiếp xúc, ngoài vùng tiếp xúc bệnh có thể xuất hiện ở cả các vùng da khác trong cơ thể, da bị viêm đỏ, hơi nề, có mụn nước, sẩn, nếu bị tái phát nhiều lần da trở nên dày, thâm màu, li ken hóa.
Thầy thuốc chuyên khoa có thể phát hiện tình trạng dị ứng và dị nguyên gây nên tình trạng dị ứng bằng test áp da (Patch tests). Điều trị bằng mỡ Oxyde kẽm, mỡ, cream corticoid, cream Tacrolimus, uống thuốc chống dị ứng và corticoid loại uống đợt ngắn ngày nếu cần.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc trực ứng thường thành các vệt, có khi thành đám ở vùng hở như mặt, cổ, 2 tay
Về phòng bệnh: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất, nên có phương tiện bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với các chất hóa học, các dị ứng nguyên trong công nghiệp, nông nghiệp, đời sống, còn đối với việc phòng bệnh viêm da do côn trùng nhất là vào thời tiết, mùa có nhiều côn trùng và khi đi công tác, du lịch đến các vùng có nhiều cây cỏ, côn trùng nên mặc quần áo dài tay, chít ống, đi giày tất bảo vệ bàn chân, dùng thuốc xua, chống côn trùng đốt...
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ 2-3 tháng tuổi có cơ địa dị ứng gọi là cơ địa Atopy, tiền sử gia đình có người bị hen phế quản, viêm mũi dị ứng, eczema, sốt mùa cỏ khô, 80% số bệnh nhân IgE tăng cao trong máu, miễn dịch trung gian tế bào suy giảm, hay bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến khởi động giải phóng Histamin gây ngứa và viêm da.
Giai đoạn đầu gọi là viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi, ấu thơ xuất hiện lúc trẻ 2-3 tháng tuổi đến 2-3 tuổi, đầu tiên xuất hiện ở 2 má, trán (hình móng ngựa) có đám mảng viêm đỏ, nề nhẹ, trên nền đỏ có nhiều mụn nước nhỏ như đầu kim đầu tăm, tổn thương có thể chảy dịch, ngứa, đóng vẩy tiết, có trường hợp lan ra trán, đầu, thân mình, tay chân, bệnh tái phát nhiều đợt.
Giai đoạn eczema thể địa trẻ em từ 2-12 tuổi: nếu sau 2-3 tuổi bệnh không khỏi hay thuyên giảm dần thì gọi là eczema thể địa trẻ em, bệnh thường khu trú vào các nếp khuỷu tay , kheo chân 2 bên, 2 cổ chân, là các đám viêm đỏ, mụn nước ngứa, lâu ngày li ken hóa da dày cộm, thâm mà, tiến triển mạn tính và có khoảng 10% số bệnh nhân bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành gọi là eczema thể địa chính cống giai đoạn người trưởng thành có các tổn thương li ken hóa, hằn cổ trâu ở các vị trí như eczema trẻ em, tiến triển mạn tính lúc bệnh thuyên giảm, lúc tái phát.
Đây là một bệnh da ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nên bệnh nhân cần được khám bệnh và theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu cho làm xét nghiệm máu, IgE, kê đơn điều trị tại chỗ như dùng Hồ nước, Mỡ oxyde kẽm, cream corticoid, cream Tacroplimus, cream picrolimus uống kháng histamine tổng hợp, chiếu UVA, UVB, bôi cream giữ độ ẩm da khi bệnh đỡ trong giai đoạn duy trì, hạn chế xà phòng và không nên mặc đồ len dạ áp sát vào da gây dị ứng.
Phòng bệnh: Các bệnh nhân bị viêm da cơ địa và nhừng người có thể địa Atopy cần lưu ý:
Không tắm nước nóng già, chỉ dùng nước có độ ấm vừa phải.
Tránh mặc đồ len dạ và đồ nylon áp sát vào da. Nên mặc đồ cotton.
Tránh khô da mùa hanh khô nên bôi kem giữ độ ẩm da hàng ngày như A Derma exomega Cream
Tránh chà xát da, tránh xây sát da.
Chú ý khi ăn thức ăn nhóm hải sản dễ gây dị ứng.
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa
Viêm nang lông (Folliculitis)
Viêm nang lông là một bệnh trong nhóm bệnh viêm da mủ (Pyodermites, Bacterial skin infection) nguyên nhân do tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, bình thường vi khuẩn tụ cầu, liên cầu tạp sinh trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh thiếu sót, sức đề kháng suy giảm, sây xát da, rối loạn bên trong cơ thể như rối loạn chức năng gan thận, bệnh nội khoa như tiểu đường... Vi khuẩn tăng sinh, tăng độc tố và gây bệnh, thường phối hợp gây bệnh cùng liên cầu. Một số nguyên nhân khác có thể gây viêm nang lông thứ phát như cạo lông, tẩy lông, bôi vùi một số thuốc làm bí da dễ gây viêm...
Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường gặp là có các sẩn viêm đỏ kích thước một vài mm, khu trú ở nang lông, có thể có mụn mủ nhỏ, sau mụn mủ vỡ thành điểm trợt màu đỏ, đóng vẩy tiết màu nâu sau đó lành có thể có hay không để lại sẹo. Vị trí tổn thương hay gặp là các vùng có nhiều lông, tóc như vùng da đầu, lông mày, râu cằm, ria mép, nách, vùng mu, 2 cẳng chân. Người ta chia thành 2 loại : viêm nang lông nông (Superficial folliculitis) và Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis), trong trường hợp viêm nang lông sâu các sẩn thâm nhiễm sâu hơn, có khi là đám mảng nhiều sẩn viêm đỏ bề mặt gồ ghề nặn ra mủ, tiến triển dai dẳng, đôi khi viêm nang lông kèm theo cả đinh nhọt (furuncle).
Một số trường hợp ít gặp Viêm nang lông ngoài tụ cầu vàng còn có vai trò của Pseudomonas aeruginosa hay nấm men Pityrosporum ovale, nấm sợi Microsporum, Trichophyton, Viêm nang lông sau tẩy lông, cạo râu cằm... Các trương hợp này cần được khám chuyên khoa da liễu và cho làm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Về điều trị bệnh viêm nang lông dùng thuốc bôi tại chỗ như thuốc màu như dung dịch xanh methyl 1%, mỡ kháng sinh, uống kháng sinh, vitamin nhóm B, chữa các bệnh, các rối loạn liên quan và trong trường hợp có vai trò của vi nấm cho dùng thêm thuốc chống nấm.
Phòng bệnh Viêm nang lông và bệnh Viêm da mủ nói chung cần giữ vệ sinh da, tắm rửa hàng ngày, giữ khô sạch da và các nếp kẽ, tránh để da bị chà xát, tránh sây xát da, chữa các rối loạn, bệnh toàn thân nếu có.
1. Viêm da tiếp xúc
1.1 Viêm da tiếp xúc trực ứng (Irritant contact dermatitis)
Nguyên nhân thường do tiếp xúc với các chất hóa học có nồng độ cao như các acid, chất kiềm, .... Mà bất kỳ ai tiếp xúc cũng bị, thường bị vùng da tiếp xúc (chủ yếu vùng hở như vùng mặt, cổ, 2 cẳng tay, bàn tay, 2 cẳng chân, bàn chân) da viêm đỏ, hơi nề, có thể có mụn nước, bọng nước, sau trợt loét, đóng vẩy tiết rồi lành.
Viêm da do côn trùng như do Paedurus... Cũng là một loại viêm da tiếp xúc trực ứng thường thành các vệt, có khi thành đám ở vùng hở như mặt, cổ, 2 tay, các vệt dài viêm đỏ do các chất tiếp xúc miết trên da, vùng trung tâm của vệt, mảng thường có mụn nước hoặc vết trợt loét, sau đóng vẩy tiết rồi lành để lại vết thâm một thời gian.
Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, mùa thu. Điều trị viêm da dùng thuốc bôi hồ nước hoặc mỡ Oxyde kẽm, cream Eumovat, kem, mỡ kháng sinh nếu có bội nhiễm, uống thuốc chống dị ứng.
1.2 Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis)
Thường gặp ở những người làm việc tiếp xúc với các chất gây mẫn cảm dị ứng (dị ứng nguyên) như nickel, potassium dichromate, formaldehyte, thiuram, cao su, xi măng, xăng dầu, hóa chất, sơn, chất tẩy rửa... Có khi liên quan tới các chất hóa học trong đời sống như quần áo, giày dép, vòng nữ trang, dây đeo đồng hồ, chất điểm trang, kem ẩm da... Các chất này nồng độ không cao nhưng cơ thể bị mẫn cảm dị ứng kiểu miễn dịch trung gian tế bào, vị trí thường vùng hở như 2 cẳng tay bàn tay, 2 cẳng chân bàn chân, có khi in hình vật tiếp xúc, ngoài vùng tiếp xúc bệnh có thể xuất hiện ở cả các vùng da khác trong cơ thể, da bị viêm đỏ, hơi nề, có mụn nước, sẩn, nếu bị tái phát nhiều lần da trở nên dày, thâm màu, li ken hóa.
Thầy thuốc chuyên khoa có thể phát hiện tình trạng dị ứng và dị nguyên gây nên tình trạng dị ứng bằng test áp da (Patch tests). Điều trị bằng mỡ Oxyde kẽm, mỡ, cream corticoid, cream Tacrolimus, uống thuốc chống dị ứng và corticoid loại uống đợt ngắn ngày nếu cần.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc trực ứng thường thành các vệt, có khi thành đám ở vùng hở như mặt, cổ, 2 tay
Về phòng bệnh: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất, nên có phương tiện bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với các chất hóa học, các dị ứng nguyên trong công nghiệp, nông nghiệp, đời sống, còn đối với việc phòng bệnh viêm da do côn trùng nhất là vào thời tiết, mùa có nhiều côn trùng và khi đi công tác, du lịch đến các vùng có nhiều cây cỏ, côn trùng nên mặc quần áo dài tay, chít ống, đi giày tất bảo vệ bàn chân, dùng thuốc xua, chống côn trùng đốt...
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ 2-3 tháng tuổi có cơ địa dị ứng gọi là cơ địa Atopy, tiền sử gia đình có người bị hen phế quản, viêm mũi dị ứng, eczema, sốt mùa cỏ khô, 80% số bệnh nhân IgE tăng cao trong máu, miễn dịch trung gian tế bào suy giảm, hay bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến khởi động giải phóng Histamin gây ngứa và viêm da.
Giai đoạn đầu gọi là viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi, ấu thơ xuất hiện lúc trẻ 2-3 tháng tuổi đến 2-3 tuổi, đầu tiên xuất hiện ở 2 má, trán (hình móng ngựa) có đám mảng viêm đỏ, nề nhẹ, trên nền đỏ có nhiều mụn nước nhỏ như đầu kim đầu tăm, tổn thương có thể chảy dịch, ngứa, đóng vẩy tiết, có trường hợp lan ra trán, đầu, thân mình, tay chân, bệnh tái phát nhiều đợt.
Giai đoạn eczema thể địa trẻ em từ 2-12 tuổi: nếu sau 2-3 tuổi bệnh không khỏi hay thuyên giảm dần thì gọi là eczema thể địa trẻ em, bệnh thường khu trú vào các nếp khuỷu tay , kheo chân 2 bên, 2 cổ chân, là các đám viêm đỏ, mụn nước ngứa, lâu ngày li ken hóa da dày cộm, thâm mà, tiến triển mạn tính và có khoảng 10% số bệnh nhân bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành gọi là eczema thể địa chính cống giai đoạn người trưởng thành có các tổn thương li ken hóa, hằn cổ trâu ở các vị trí như eczema trẻ em, tiến triển mạn tính lúc bệnh thuyên giảm, lúc tái phát.
Đây là một bệnh da ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nên bệnh nhân cần được khám bệnh và theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu cho làm xét nghiệm máu, IgE, kê đơn điều trị tại chỗ như dùng Hồ nước, Mỡ oxyde kẽm, cream corticoid, cream Tacroplimus, cream picrolimus uống kháng histamine tổng hợp, chiếu UVA, UVB, bôi cream giữ độ ẩm da khi bệnh đỡ trong giai đoạn duy trì, hạn chế xà phòng và không nên mặc đồ len dạ áp sát vào da gây dị ứng.
Phòng bệnh: Các bệnh nhân bị viêm da cơ địa và nhừng người có thể địa Atopy cần lưu ý:
Không tắm nước nóng già, chỉ dùng nước có độ ấm vừa phải.
Tránh mặc đồ len dạ và đồ nylon áp sát vào da. Nên mặc đồ cotton.
Tránh khô da mùa hanh khô nên bôi kem giữ độ ẩm da hàng ngày như A Derma exomega Cream
Tránh chà xát da, tránh xây sát da.
Chú ý khi ăn thức ăn nhóm hải sản dễ gây dị ứng.
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa
Còn goi là bệnh Chàm trẻ em, Chàm cơ địa, Eczema thể địa
Viêm nang lông (Folliculitis)
Viêm nang lông là một bệnh trong nhóm bệnh viêm da mủ (Pyodermites, Bacterial skin infection) nguyên nhân do tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, bình thường vi khuẩn tụ cầu, liên cầu tạp sinh trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh thiếu sót, sức đề kháng suy giảm, sây xát da, rối loạn bên trong cơ thể như rối loạn chức năng gan thận, bệnh nội khoa như tiểu đường... Vi khuẩn tăng sinh, tăng độc tố và gây bệnh, thường phối hợp gây bệnh cùng liên cầu. Một số nguyên nhân khác có thể gây viêm nang lông thứ phát như cạo lông, tẩy lông, bôi vùi một số thuốc làm bí da dễ gây viêm...
Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường gặp là có các sẩn viêm đỏ kích thước một vài mm, khu trú ở nang lông, có thể có mụn mủ nhỏ, sau mụn mủ vỡ thành điểm trợt màu đỏ, đóng vẩy tiết màu nâu sau đó lành có thể có hay không để lại sẹo. Vị trí tổn thương hay gặp là các vùng có nhiều lông, tóc như vùng da đầu, lông mày, râu cằm, ria mép, nách, vùng mu, 2 cẳng chân. Người ta chia thành 2 loại : viêm nang lông nông (Superficial folliculitis) và Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis), trong trường hợp viêm nang lông sâu các sẩn thâm nhiễm sâu hơn, có khi là đám mảng nhiều sẩn viêm đỏ bề mặt gồ ghề nặn ra mủ, tiến triển dai dẳng, đôi khi viêm nang lông kèm theo cả đinh nhọt (furuncle).
Một số trường hợp ít gặp Viêm nang lông ngoài tụ cầu vàng còn có vai trò của Pseudomonas aeruginosa hay nấm men Pityrosporum ovale, nấm sợi Microsporum, Trichophyton, Viêm nang lông sau tẩy lông, cạo râu cằm... Các trương hợp này cần được khám chuyên khoa da liễu và cho làm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Về điều trị bệnh viêm nang lông dùng thuốc bôi tại chỗ như thuốc màu như dung dịch xanh methyl 1%, mỡ kháng sinh, uống kháng sinh, vitamin nhóm B, chữa các bệnh, các rối loạn liên quan và trong trường hợp có vai trò của vi nấm cho dùng thêm thuốc chống nấm.
Phòng bệnh Viêm nang lông và bệnh Viêm da mủ nói chung cần giữ vệ sinh da, tắm rửa hàng ngày, giữ khô sạch da và các nếp kẽ, tránh để da bị chà xát, tránh sây xát da, chữa các rối loạn, bệnh toàn thân nếu có.