Tăng huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi, là yếu tố nguy cơ gây nhiều biến chứng tim mạch dẫn đến tàn phế và tử vong. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân xem nhẹ bệnh này.
BS Châu Văn Vinh khám và điều trị bệnh nhân cao huyết áp tại khoa tim mạch - cấp cứu và can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM (ảnh chụp chiều 6/3) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Theo ThS.BS Trần Quốc Hùng - trưởng phòng bảo vệ sức khỏe trung ương 2B BV Thống Nhất TP.HCM - tăng huyết áp ở người cao tuổi có những nét rất riêng, đó là phổ biến tăng huyết áp tâm thu do giảm co giãn thành mạch, điều chỉnh thần kinh giao cảm kém, đào thải thuốc kém. Vì vậy sử dụng thuốc điều trị phải rất thận trọng, nhất là với những thuốc hạ huyết áp nhanh và thuốc ảnh hưởng tới cơ quan hay bị tổn thương ở người già.
“Thấy người vẫn bình thường”...
Ngày 13/3 tại khoa nội tổng hợp B3, anh L.V.N. (42 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) vẫn còn nằm trên giường bệnh chưa thể đi lại được do yếu liệt nửa người bên phải sau hơn mười ngày điều trị tại BV Thống Nhất TP.HCM. Vợ anh N. cho biết buổi tối trước khi đi ngủ, anh N. vẫn bình thường, vào mạng Internet đọc tin tức. Khoảng 21g anh đi ngủ thì khoảng mười phút sau chị nghe tiếng anh ú ớ. Khi chị chạy vào thì anh nói đớ rằng bị tê nửa người... Vào bệnh viện cấp cứu, hai ngày đầu anh N. không biết gì, phải nuôi ăn qua ống thông xuống dạ dày.
ThS.BS Hà Thị Kim Chi - phó khoa nội tổng hợp B3 - cho biết anh N. nhập viện cấp cứu ngày 2/3 và được chẩn đoán bị xuất huyết não vùng đồi thị bên trái do tăng huyết áp (140/100). Sau khi được cấp cứu, điều trị hiện bệnh nhân đã hồi phục về ngôn ngữ, tiếp xúc được, huyết áp đã ổn định nhưng di chứng liệt nửa người vẫn còn và đang được tiếp tục điều trị, tập vật lý trị liệu để hồi phục dần.
“Tam chứng”
BS Thanh Loan cho biết diễn biến của bệnh nhân xuất huyết não thường biểu hiện cấp tính, diễn tiến nhanh, đặc biệt là biểu hiện rối loạn ý thức. Nhưng phần lớn trường hợp nhập viện thường trễ (chỉ hơn 16% bệnh nhân xuất huyết não trong nghiên cứu trên nhập viện trước 6 giờ). Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy huyết áp ban đêm thấp hơn ban ngày và xuống thấp nhất vào khoảng 0-1g. Bắt đầu tăng khoảng 3-4g. Từ 6g huyết áp tăng dần, tim đập nhanh và đến 9-10g thì tim hoạt động với công suất tối đa. Xuất huyết não xảy ra quanh năm song tăng dần vào những tháng cuối năm. Trong nghiên cứu về bệnh nhân xuất huyết não điều trị tại khoa tổng hợp B3 BV Thống Nhất cho thấy hơn 72% bệnh nhân bị xuất huyết não xảy ra vào những tháng đầu và cuối năm.
Nhức đầu trong xuất huyết não là triệu chứng khởi phát thường gặp nhất. Cùng với nhức đầu, rối loạn ý thức và nôn mửa thường được coi là “tam chứng” hay gặp trong xuất huyết não. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân xuất huyết não vào bệnh viện có bệnh cảnh lâm sàng không điển hình mà chỉ phát hiện khi chụp CT-Scanner sọ não.
Cũng tại khoa nội tổng hợp B3 còn có bệnh nhân N.Đ.L. (57 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) bị biến chứng do tăng huyết áp. Bác sĩ Kim Chi cho biết ông L. vào cấp cứu ngày 17-2 vì đột ngột liệt nửa người bên trái do nhồi máu não. Lúc nhập viện huyết áp của ông lên tới 190/120. Sau gần một tháng điều trị ông L. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng còn nói đớt. Ngày 13-3, khi nói chuyện với chúng tôi, ông L. cho biết ông bị tăng huyết áp khoảng năm năm nay nhưng chưa bao giờ điều trị vì thấy người bình thường.
Hằng năm cơ quan tổ chức khám sức khỏe thì bác sĩ cũng chỉ nói ông bị tăng huyết áp mà không hỏi ông có điều trị chưa. Ông cũng không hỏi bác sĩ có cần điều trị không. Ông chỉ nghe nói là tăng huyết áp làm chóng mặt, nhức đầu nhưng thấy người vẫn bình thường nên vẫn chạy xe máy đi làm hằng ngày. Đến đêm 17-2, sau khi đi vệ sinh trở vô phòng ngủ ông thấy tay tê tê, bàn tay nắm lại không chặt, đi loạng choạng... Gia đình đưa ông vào cấp cứu thì ông đã bị yếu liệt nửa người.
Tử vong cao, di chứng nặng
BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Loan - trưởng khoa tổng hợp B3 BV Thống Nhất - cho biết một trong những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp là đột quỵ não. Đột quỵ não không chỉ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, gây tàn phế và di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần của gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ hai ở các nước đang phát triển, đứng thứ ba ở Mỹ và các nước tiên tiến (sau ung thư và bệnh lý tim mạch). Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đột quỵ khoảng 20-30%. Đột quỵ có hai thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não.
Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 70-90% của xuất huyết não nói chung (xuất huyết não có thể do nguyên nhân khác như u não, dị dạng mạch máu não). Trong những năm gần đây, khoa tổng hợp B3 đã điều trị nhiều bệnh nhân bị xuất huyết não thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân lớn tuổi có tăng huyết áp bị xuất huyết não luôn chiếm đa số.
Một nghiên cứu trên 68 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não do tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa tổng hợp B3 từ tháng 1-2009 đến 6-2011 cho thấy nam nhiều hơn nữ. Hơn 72% bệnh nhân xuất huyết não xảy ra trong những tháng đầu và cuối năm, 69% bệnh nhân xuất huyết não ở nhóm tuổi 60-69. Nghiên cứu còn cho thấy hơn 60% bệnh nhân tăng huyết áp mắc thêm ba bệnh khác trở lên.
Đáng lưu ý chỉ có 53/68 bệnh nhân xuất huyết não biết mình có bệnh tăng huyết áp (tỉ lệ gần 78%) và 53 bệnh nhân biết có bệnh tăng huyết áp này thì đến gần 72% (38 bệnh nhân) không điều trị bệnh thường xuyên.
Trong khi đó nếu tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, kèm theo việc áp dụng một lối sống lành mạnh như: tự rèn luyện thân thể, tập thể dục hằng ngày, không ăn mặn, không uống rượu bia, hút thuốc lá, tinh thần thoải mái, vui tươi lại góp phần tăng hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp rất nhiều.
AloBacsi.
BS Châu Văn Vinh khám và điều trị bệnh nhân cao huyết áp tại khoa tim mạch - cấp cứu và can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM (ảnh chụp chiều 6/3) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Theo ThS.BS Trần Quốc Hùng - trưởng phòng bảo vệ sức khỏe trung ương 2B BV Thống Nhất TP.HCM - tăng huyết áp ở người cao tuổi có những nét rất riêng, đó là phổ biến tăng huyết áp tâm thu do giảm co giãn thành mạch, điều chỉnh thần kinh giao cảm kém, đào thải thuốc kém. Vì vậy sử dụng thuốc điều trị phải rất thận trọng, nhất là với những thuốc hạ huyết áp nhanh và thuốc ảnh hưởng tới cơ quan hay bị tổn thương ở người già.
“Thấy người vẫn bình thường”...
Ngày 13/3 tại khoa nội tổng hợp B3, anh L.V.N. (42 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) vẫn còn nằm trên giường bệnh chưa thể đi lại được do yếu liệt nửa người bên phải sau hơn mười ngày điều trị tại BV Thống Nhất TP.HCM. Vợ anh N. cho biết buổi tối trước khi đi ngủ, anh N. vẫn bình thường, vào mạng Internet đọc tin tức. Khoảng 21g anh đi ngủ thì khoảng mười phút sau chị nghe tiếng anh ú ớ. Khi chị chạy vào thì anh nói đớ rằng bị tê nửa người... Vào bệnh viện cấp cứu, hai ngày đầu anh N. không biết gì, phải nuôi ăn qua ống thông xuống dạ dày.
ThS.BS Hà Thị Kim Chi - phó khoa nội tổng hợp B3 - cho biết anh N. nhập viện cấp cứu ngày 2/3 và được chẩn đoán bị xuất huyết não vùng đồi thị bên trái do tăng huyết áp (140/100). Sau khi được cấp cứu, điều trị hiện bệnh nhân đã hồi phục về ngôn ngữ, tiếp xúc được, huyết áp đã ổn định nhưng di chứng liệt nửa người vẫn còn và đang được tiếp tục điều trị, tập vật lý trị liệu để hồi phục dần.
“Tam chứng”
BS Thanh Loan cho biết diễn biến của bệnh nhân xuất huyết não thường biểu hiện cấp tính, diễn tiến nhanh, đặc biệt là biểu hiện rối loạn ý thức. Nhưng phần lớn trường hợp nhập viện thường trễ (chỉ hơn 16% bệnh nhân xuất huyết não trong nghiên cứu trên nhập viện trước 6 giờ). Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy huyết áp ban đêm thấp hơn ban ngày và xuống thấp nhất vào khoảng 0-1g. Bắt đầu tăng khoảng 3-4g. Từ 6g huyết áp tăng dần, tim đập nhanh và đến 9-10g thì tim hoạt động với công suất tối đa. Xuất huyết não xảy ra quanh năm song tăng dần vào những tháng cuối năm. Trong nghiên cứu về bệnh nhân xuất huyết não điều trị tại khoa tổng hợp B3 BV Thống Nhất cho thấy hơn 72% bệnh nhân bị xuất huyết não xảy ra vào những tháng đầu và cuối năm.
Nhức đầu trong xuất huyết não là triệu chứng khởi phát thường gặp nhất. Cùng với nhức đầu, rối loạn ý thức và nôn mửa thường được coi là “tam chứng” hay gặp trong xuất huyết não. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân xuất huyết não vào bệnh viện có bệnh cảnh lâm sàng không điển hình mà chỉ phát hiện khi chụp CT-Scanner sọ não.
Cũng tại khoa nội tổng hợp B3 còn có bệnh nhân N.Đ.L. (57 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) bị biến chứng do tăng huyết áp. Bác sĩ Kim Chi cho biết ông L. vào cấp cứu ngày 17-2 vì đột ngột liệt nửa người bên trái do nhồi máu não. Lúc nhập viện huyết áp của ông lên tới 190/120. Sau gần một tháng điều trị ông L. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng còn nói đớt. Ngày 13-3, khi nói chuyện với chúng tôi, ông L. cho biết ông bị tăng huyết áp khoảng năm năm nay nhưng chưa bao giờ điều trị vì thấy người bình thường.
Hằng năm cơ quan tổ chức khám sức khỏe thì bác sĩ cũng chỉ nói ông bị tăng huyết áp mà không hỏi ông có điều trị chưa. Ông cũng không hỏi bác sĩ có cần điều trị không. Ông chỉ nghe nói là tăng huyết áp làm chóng mặt, nhức đầu nhưng thấy người vẫn bình thường nên vẫn chạy xe máy đi làm hằng ngày. Đến đêm 17-2, sau khi đi vệ sinh trở vô phòng ngủ ông thấy tay tê tê, bàn tay nắm lại không chặt, đi loạng choạng... Gia đình đưa ông vào cấp cứu thì ông đã bị yếu liệt nửa người.
Tử vong cao, di chứng nặng
BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Loan - trưởng khoa tổng hợp B3 BV Thống Nhất - cho biết một trong những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp là đột quỵ não. Đột quỵ não không chỉ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, gây tàn phế và di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần của gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ hai ở các nước đang phát triển, đứng thứ ba ở Mỹ và các nước tiên tiến (sau ung thư và bệnh lý tim mạch). Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đột quỵ khoảng 20-30%. Đột quỵ có hai thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não.
Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 70-90% của xuất huyết não nói chung (xuất huyết não có thể do nguyên nhân khác như u não, dị dạng mạch máu não). Trong những năm gần đây, khoa tổng hợp B3 đã điều trị nhiều bệnh nhân bị xuất huyết não thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân lớn tuổi có tăng huyết áp bị xuất huyết não luôn chiếm đa số.
Một nghiên cứu trên 68 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não do tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa tổng hợp B3 từ tháng 1-2009 đến 6-2011 cho thấy nam nhiều hơn nữ. Hơn 72% bệnh nhân xuất huyết não xảy ra trong những tháng đầu và cuối năm, 69% bệnh nhân xuất huyết não ở nhóm tuổi 60-69. Nghiên cứu còn cho thấy hơn 60% bệnh nhân tăng huyết áp mắc thêm ba bệnh khác trở lên.
Đáng lưu ý chỉ có 53/68 bệnh nhân xuất huyết não biết mình có bệnh tăng huyết áp (tỉ lệ gần 78%) và 53 bệnh nhân biết có bệnh tăng huyết áp này thì đến gần 72% (38 bệnh nhân) không điều trị bệnh thường xuyên.
Trong khi đó nếu tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, kèm theo việc áp dụng một lối sống lành mạnh như: tự rèn luyện thân thể, tập thể dục hằng ngày, không ăn mặn, không uống rượu bia, hút thuốc lá, tinh thần thoải mái, vui tươi lại góp phần tăng hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp rất nhiều.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911