Thuốc Đông y - Mang đến nhiều công dụng và có thể chữa được những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống, vì thế vị thuốc đông y trần bì được coi là vị cứu tinh trong mỗi gia đình.
Trần bị vị thuốc dễ kiếm trong dân gian
Trần bì là thảo dược khá phổ biến trong Y học cổ truyền khi có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam mặt bên trong xốp màu trắng ngà hay vàng nhạt. Theo kinh nghiệm dân gian, Trần bì để càng lâu năm càng tốt. Cách làm trần bì cũng khá đơn giản, các nguyên liệu vỏ cam, vỏ quýt thường được cắt nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm.
Về cơ bản trần bì là vị thuốc lành tính, không độc, có thể chữa khỏi được nhiều căn bệnh thường gặp, vì thế trong dân gian nhiều gia đình hay thủ sẵn trần bì để phòng trường hợp cần dùng đến. Thông thường liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc hoặc cây thuốc quý khác để tối ưu hóa công dụng.
Những vị thuốc phổ biến và hữu hiệu từ trần bì
Trong các bài thuốc y học cổ truyền trần bì thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy thường kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý để chữa bệnh cũng như tốt cho sức khỏe làm đẹp:
Chữa đầy bụng khó tiêu: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút là có thể dùng được. Người bệnh nên uống lúc thuốc còn nóng để phát huy tốt tác dụng.
Vị thuốc trần bì có nhiều công dụng với sức khỏe
Trần bị vị thuốc dễ kiếm trong dân gian
Trần bì là thảo dược khá phổ biến trong Y học cổ truyền khi có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam mặt bên trong xốp màu trắng ngà hay vàng nhạt. Theo kinh nghiệm dân gian, Trần bì để càng lâu năm càng tốt. Cách làm trần bì cũng khá đơn giản, các nguyên liệu vỏ cam, vỏ quýt thường được cắt nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm.
Về cơ bản trần bì là vị thuốc lành tính, không độc, có thể chữa khỏi được nhiều căn bệnh thường gặp, vì thế trong dân gian nhiều gia đình hay thủ sẵn trần bì để phòng trường hợp cần dùng đến. Thông thường liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc hoặc cây thuốc quý khác để tối ưu hóa công dụng.
Trần bì thường được chế biến từ bỏ quả cam
Những vị thuốc phổ biến và hữu hiệu từ trần bì
Trong các bài thuốc y học cổ truyền trần bì thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy thường kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý để chữa bệnh cũng như tốt cho sức khỏe làm đẹp:
Chữa đầy bụng khó tiêu: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút là có thể dùng được. Người bệnh nên uống lúc thuốc còn nóng để phát huy tốt tác dụng.
- Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu: Trần bì, thương truật, hậu phác, sinh khương, mỗi vị 10g; thảo quả (nướng) 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng khoảng 5 ngày là tình trạng bệnh có sự cải thiện rõ rệt.
- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Trần bì 3g, hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg. Cách làm: Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải xô. Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, chia 2 – 3 lần, ăn trong ngày. Tuần ăn 2 – 3 lần.
- Trị ho viêm họng, viêm phế quản nhẹ: Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
- Trị ho mất tiếng: Trần bì 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.
- Trị ho có đờm (do cảm hàn): Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng: Trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g, thịt gà 100g. Sắc trần bì, hương phụ (lấy nước bỏ bã), kho với thịt gà đã rửa sạch, thái lát cho đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều.
Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn