Thuốc Tân Dược - Trong một số trường hợp sử dụng Paracetamol có thể gây dị ứng, vậy khi có dấu hiệu bị dị ứng Paracetamol chúng ta cần làm gì và cách điều trị như thế nào?
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt ở mức độ nhẹ, nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc về để điều trị bởi loại thuốc này rất dễ mua tại các Nhà thuốc. Tuy nhiên loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách hoặc cơ địa của người bệnh có dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc.
Nguyên nhân gây ra dị ứng Paracetamol
Theo các thầy thuốc Việt tư vấn, thuốc Paracetamol khi được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc đường tiêm, chúng sẽ trở thành hợp chất lạ. Ngoài tác dụng điều trị bệnh của thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm tưởng các hợp chất trong thuốc là tác nhân gây hại nên sẽ có phản ứng để chống lại. Đây chính là nguyên nhân gây ra dị ứng Paracetamol.
Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng Paracetamol
Người bị dị ứng Paracetamol ở mức độ nhẹ có thể gặp phải các triệu chứng như: Da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, đỏ da, da bỏng rát hoặc phồng rộp, bỏng da bề mặt.
Ngoài các dấu hiệu như trên, thuốc Paracetamol có thể kích hoạt ADR trên da gây nên dị ứng ngoài da nghiêm trọng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tử vong như:
Cách điều trị dị ứng Paracetamol như thế nào?
Theo các Dược sĩ tư vấn, khi có các dấu hiệu dị ứng thuốc cần ngưng sử dụng các loại thuốc Paracetamol hoặc Acetaminophen nhằm hạn chế mọi rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể.
Không sử dụng thuốc khi đã biết mình có dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc.
Thay thế thuốc paracetamol thành các loại thuốc khác như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenacen.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và nước trái cây để tăng cường sức khỏe, tăng cường trao đổi chất giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài.
Khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc Paracetamol thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường bổ sung chất xơ, rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, tình trạng dị ứng chuyển biến phức tạp thì tốt nhất đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị dị ứng Paracetamol như thế nào?
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt ở mức độ nhẹ, nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc về để điều trị bởi loại thuốc này rất dễ mua tại các Nhà thuốc. Tuy nhiên loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách hoặc cơ địa của người bệnh có dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc.
Nguyên nhân gây ra dị ứng Paracetamol
Theo các thầy thuốc Việt tư vấn, thuốc Paracetamol khi được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc đường tiêm, chúng sẽ trở thành hợp chất lạ. Ngoài tác dụng điều trị bệnh của thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm tưởng các hợp chất trong thuốc là tác nhân gây hại nên sẽ có phản ứng để chống lại. Đây chính là nguyên nhân gây ra dị ứng Paracetamol.
Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng Paracetamol
Người bị dị ứng Paracetamol ở mức độ nhẹ có thể gặp phải các triệu chứng như: Da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, đỏ da, da bỏng rát hoặc phồng rộp, bỏng da bề mặt.
Ngoài các dấu hiệu như trên, thuốc Paracetamol có thể kích hoạt ADR trên da gây nên dị ứng ngoài da nghiêm trọng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tử vong như:
- Xuất hiện hội chứng Stevens – Johnson: biểu hiện là các hốc mắt, tai, mũi miệng, hậu môn và cơ quan sinh dục của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều bọng nước. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn dễ bị sốt cao, viêm phổi và rối loạn chức năng gan thận.
- Hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay Lyell: khi người bệnh gặp phải hội chứng này thì da không phải bị ở một số bộ phận mà tổn thương biểu hiện trên toàn bộ cơ thể. Các biểu hiện thường gặp như hồng ban, sởi, bọng nước xuất hiện trên cơ thể. Ngoài ra người bệnh còn gặp phải các tổn thương khác như viêm miệng, dạ dày, loét hầu, niêm mạc đường sinh dục hay tiết niệu cũng dễ bị tổn thương. Khi đó người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm thận. Nếu không phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân: các triệu chứng lúc này là da xuất hiện rất nhiều những nốt hồng ban. Trên nền hồng ban sẽ xuất hiện các mụn mủ vô trùng nhỏ. Các dấu hiệu dị ứng thường tập trung ở nách, bẹn thậm chí lan ra toàn thân… bệnh nhân cũng thường có biểu hiện sốt khi bị dị ứng paracetamo, có thể phát hiện máu bạch cầu trung tính tăng khi tiến hành các xét nghiệm.
Hướng dẫn điều trị khi bị dị ứng paracetamol
Cách điều trị dị ứng Paracetamol như thế nào?
Theo các Dược sĩ tư vấn, khi có các dấu hiệu dị ứng thuốc cần ngưng sử dụng các loại thuốc Paracetamol hoặc Acetaminophen nhằm hạn chế mọi rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể.
Không sử dụng thuốc khi đã biết mình có dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc.
Thay thế thuốc paracetamol thành các loại thuốc khác như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenacen.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và nước trái cây để tăng cường sức khỏe, tăng cường trao đổi chất giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài.
Khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc Paracetamol thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường bổ sung chất xơ, rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, tình trạng dị ứng chuyển biến phức tạp thì tốt nhất đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.