Thuốc Đông y - Cây Đinh lăng không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn được sử dụng như vị thuốc trong Y học cổ truyền. Sau đây là công dụng của cây đinh lăng và một số bài thuốc Đông Y từ cây này.
Công dụng của cây đinh lăng
Dược sĩ tư vấn cho biết, Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, là một loại cây lá nhỏ thường được trồng làm cảnh trước nhà. Lá cây đinh lăng cũng được lấy để làm gia vị trong một số món ăn và chữa nhức đầu.
Bác sĩ Y học cổ truyền Bùi Huỳnh cho biết, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát, có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lị.
Theo kinh nghiệm dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sau đây là một số bài thuốc Đông Y điều trị bệnh với các bộ phận từ cây đinh lăng:
Bài 1: Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Bồi bổ cơ thể thích hợp với người mệt mỏi:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút, chắt ra, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi trộn hai thứ nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bạn cũng có thể dùng rễ đinh lăng 10g thêm 300ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lợi sữa sau sinh:
Cách thực hiện như sau: Rễ đinh lăng 20g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 5 ngày.
Bài 4: Tác dụng tiêu thực:
Cách thực hiện như sau: Rễ đinh lăng 10g thêm 300ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 5: Chữa ho do hen suyễn:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Rễ đinh lăng 10g, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, rau tần dày lá mỗi vị 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g. Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Bài 6: Hỗ trợ điều trị phong thấp:
Các vị thuốc cần có bao gồm: Rễ đinh lăng 20g, rễ cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng, thiên niên kiện, cối xay, mỗi vị 8g; vỏ quít, quế chi 4g (riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 10 ngày.
Bài 7: Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết:
Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm: Lá cành đinh lăng 30g, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây mỗi vị 15g. Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Để bài thuốc hiệu quả cần gia giảm các vị cho phù hợp do vậy khi áp dụng cần được các nhà chuyên môn bắt mạch.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ cây Đinh lăng
Công dụng của cây đinh lăng
Dược sĩ tư vấn cho biết, Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, là một loại cây lá nhỏ thường được trồng làm cảnh trước nhà. Lá cây đinh lăng cũng được lấy để làm gia vị trong một số món ăn và chữa nhức đầu.
Bác sĩ Y học cổ truyền Bùi Huỳnh cho biết, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát, có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lị.
Theo kinh nghiệm dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sau đây là một số bài thuốc Đông Y điều trị bệnh với các bộ phận từ cây đinh lăng:
Bài 1: Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Bồi bổ cơ thể thích hợp với người mệt mỏi:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút, chắt ra, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi trộn hai thứ nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bạn cũng có thể dùng rễ đinh lăng 10g thêm 300ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lợi sữa sau sinh:
Cách thực hiện như sau: Rễ đinh lăng 20g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 5 ngày.
Cây đinh lăng
Bài 4: Tác dụng tiêu thực:
Cách thực hiện như sau: Rễ đinh lăng 10g thêm 300ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 150ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 5: Chữa ho do hen suyễn:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Rễ đinh lăng 10g, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, rau tần dày lá mỗi vị 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g. Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Bài 6: Hỗ trợ điều trị phong thấp:
Các vị thuốc cần có bao gồm: Rễ đinh lăng 20g, rễ cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng, thiên niên kiện, cối xay, mỗi vị 8g; vỏ quít, quế chi 4g (riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 10 ngày.
Bài 7: Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết:
Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm: Lá cành đinh lăng 30g, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây mỗi vị 15g. Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Để bài thuốc hiệu quả cần gia giảm các vị cho phù hợp do vậy khi áp dụng cần được các nhà chuyên môn bắt mạch.
Nguồn: Sức khỏe đời sống.
Thuocviet.edu.vn tổng hợp.
Thuocviet.edu.vn tổng hợp.