Nằm trong nhóm “những bệnh lý cần thận trọng nếu có ý định mang thai”, tiểu đường khiến không ít thai phụ lo lắng khi vô tình rơi vào tình trạng này.
Có nên mang thai khi bị bệnh tiểu đường? Trong trường hợp phát hiện có thai khi mắc bệnh tiểu đường thì phải xử trí như thế nào? Những thông tin do Ths.BS Võ Thanh Liên Anh, Trưởng khoa Lâm sàng - Khoa Sinh sản hỗ trợ, BV Quốc tế Hạnh Phúc sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.
Hậu quả trong thai kì của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Trước hết, ở những thai phụ bị tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, nguy cơ trẻ sinh ra phải nằm ở khoa chăm sóc tích cực, nguy cơ tử vong chu sinh. Hiện tại, dị tật bẩm sinh là nguyên nhân dẫn đầu của tử vong chu sinh ở sản phụ bị tiểu đường phụ thuộc insulin. Ở thai phụ bị tiểu đường, nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng tăng gấp 3- 4 lần so với những trẻ sinh ra từ thai phụ bình thường.
Có thể nói, tất cả các biến chứng xảy ra liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát đường huyết của thai phụ. Do glucose qua được nhau thai nên tình trạng tăng đường huyết ở thai phụ sẽ dẫn đến tăng đường huyết của thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, tình trạng này sẽ gây nên sự bất thường trong quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi . Ở giai đoạn sau của thai kì, đường huyết cao dẫn đến tình trạng tăng insulin máu thai nhi làm thai to quá mức, phổi lại kém trưởng thành; trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp.
Tầm soát chặt chẽ trước và khi mang thai
Tiểu đường chiếm 3-5 % trong những bệnh lý thường gặp ở thai kỳ. Trong đó, khoảng 90% xuất hiện ở thai phụ lần đầu mang thai, còn gọi là tiểu đường thai kỳ, 10% còn lại thuộc nhóm biết bệnh tiểu đường (loại 1- loại 2) trước khi mang thai.
Vì vậy, ở người bị bệnh tiểu đường nếu muốn có thai, cần đi khám và tư vấn khám trước nhằm biết cách kiểm soát tốt đường huyết; duy trì hemoglobin A1c < 6%; bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh; đánh giá ảnh hưởng của tiểu đường trên bệnh lý võng mạc, thần kinh và mạch vành.
Khi mang thai mới phát hiện tiểu đường thì thai phụ cần đến bác sĩ sản khoa khám càng sớm càng tốt để xác định thật chính xác tuổi thai. Bên cạnh đó, cần theo dõi đường huyết tại nhà (có thể mua máy thử đường huyết mao mạch tại nhà trước và sau ăn), duy trì nồng độ đường 60-140mg/dl.
Để duy trì đường huyết ổn định, phụ nữ mang thai có thể thực hiện các phương pháp: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (3 bữa chính, 3 bữa phụ); thay đổi chế độ ăn, giảm đường, bột, sao cho năng lượng cung cấp cho cơ thể khoảng 2000-2400kcal/ ngày; Trong thai kì, chỉ nên tăng cân từ 10-11kg; cần chích insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xã Luận
Có nên mang thai khi bị bệnh tiểu đường? Trong trường hợp phát hiện có thai khi mắc bệnh tiểu đường thì phải xử trí như thế nào? Những thông tin do Ths.BS Võ Thanh Liên Anh, Trưởng khoa Lâm sàng - Khoa Sinh sản hỗ trợ, BV Quốc tế Hạnh Phúc sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.
Hậu quả trong thai kì của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Trước hết, ở những thai phụ bị tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, nguy cơ trẻ sinh ra phải nằm ở khoa chăm sóc tích cực, nguy cơ tử vong chu sinh. Hiện tại, dị tật bẩm sinh là nguyên nhân dẫn đầu của tử vong chu sinh ở sản phụ bị tiểu đường phụ thuộc insulin. Ở thai phụ bị tiểu đường, nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng tăng gấp 3- 4 lần so với những trẻ sinh ra từ thai phụ bình thường.
Có thể nói, tất cả các biến chứng xảy ra liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát đường huyết của thai phụ. Do glucose qua được nhau thai nên tình trạng tăng đường huyết ở thai phụ sẽ dẫn đến tăng đường huyết của thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, tình trạng này sẽ gây nên sự bất thường trong quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi . Ở giai đoạn sau của thai kì, đường huyết cao dẫn đến tình trạng tăng insulin máu thai nhi làm thai to quá mức, phổi lại kém trưởng thành; trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp.
Tầm soát chặt chẽ trước và khi mang thai
Tiểu đường chiếm 3-5 % trong những bệnh lý thường gặp ở thai kỳ. Trong đó, khoảng 90% xuất hiện ở thai phụ lần đầu mang thai, còn gọi là tiểu đường thai kỳ, 10% còn lại thuộc nhóm biết bệnh tiểu đường (loại 1- loại 2) trước khi mang thai.
Vì vậy, ở người bị bệnh tiểu đường nếu muốn có thai, cần đi khám và tư vấn khám trước nhằm biết cách kiểm soát tốt đường huyết; duy trì hemoglobin A1c < 6%; bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh; đánh giá ảnh hưởng của tiểu đường trên bệnh lý võng mạc, thần kinh và mạch vành.
Khi mang thai mới phát hiện tiểu đường thì thai phụ cần đến bác sĩ sản khoa khám càng sớm càng tốt để xác định thật chính xác tuổi thai. Bên cạnh đó, cần theo dõi đường huyết tại nhà (có thể mua máy thử đường huyết mao mạch tại nhà trước và sau ăn), duy trì nồng độ đường 60-140mg/dl.
Để duy trì đường huyết ổn định, phụ nữ mang thai có thể thực hiện các phương pháp: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (3 bữa chính, 3 bữa phụ); thay đổi chế độ ăn, giảm đường, bột, sao cho năng lượng cung cấp cho cơ thể khoảng 2000-2400kcal/ ngày; Trong thai kì, chỉ nên tăng cân từ 10-11kg; cần chích insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xã Luận