Thuốc Tân Dược - Dùng thuốc trị viêm xoang trán không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại. Việc lựa chọn thuốc nào để điều trị viêm xoang trán tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Viêm xoang trán là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Xoang là các hốc nằm trong xương mặt, trong đó các xoang trán nằm ngay sau mắt. Viêm xoang trán là tình trạng sưng tấy hoặc nhiễm trùng của các xoang trán, khiến dịch nhầy không thể thoát ra hốc mũi, dẫn đến khó thở, tăng áp lực vùng mắt và trán.
Viêm xoang trán có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong viêm xoang trán cấp tính, các triệu chứng kéo dài dưới 12 tuần. Trong viêm xoang trán mạn tính, các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần.
Nguyên nhân nào khiến xoang trán bị viêm?
Bác sĩ của trang tin tức Thuốc việt chia sẻ: Để tìm được thuốc trị viêm xoang trán phù hợp, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này.
Nguyên nhân chính gây viêm xoang trán là do dịch nhầy tích tụ do viêm xoang. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng chất nhầy được tạo ra và khả năng thoát chất nhầy của xoang trán bao gồm:
Bệnh viêm xoang trán và thuốc chữa trị
Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết các thuốc trị viêm xoang trán hiện nay bao gồm:
Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi co mạch
Thuốc nhỏ mũi có chứa oxymetazoline hoặc xylometazoline có thể được sử dụng 3 đến 4 lần một ngày để giảm viêm mũi, nghẹt mũi và làm sạch chất nhầy. Các thuốc này cho hiệu quả nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu.
Tuy nhiên thuốc co mạch không được dùng quá 7 ngày. Nếu lạm dụng dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến khó chữa trị. Dùng liều cao dài ngày, thuốc có thể thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân.
Thuốc thông mũi dạng uống
Đây là thuốc trị viêm xoang trán có chứa hoạt chất co mạch tương tự như thuốc xịt, giúp tăng đào thoát dịch đọng trong khoang mũi nhanh hơn, làm cho mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh trung ương…
Thuốc kháng histamine không kê đơn
Nhóm thuốc này có chứa các hoạt chất như levocetirizine hoặc fexofenadine… có thể giúp giảm tiết dịch mũi, nghẹt mũi và ho.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Các hoạt chất thường dùng như: paracetamol, ibuprofen, aspirin có thể được dùng trong trường hợp sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể. Paracetamol dùng quá liều có thể gây hại cho gan, trong khi những người bị hen suyễn lại nhạy cảm với aspirin và ibuprofen do đó việc sử dụng cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc xịt mũi chứa corticoid
Thuốc xịt mũi xoang chứa corticoid thường được bác sĩ chỉ định để giúp thu nhỏ các khối polyp và giảm viêm niêm mạc mũi xoang. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, phù niêm mạc mũi. Các thuốc corticoid thường dùng là: beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate, triamcinolone acetonide. Thuốc này có thể giúp việc thở dễ dàng hơn. Corticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ, do đó có thể hạn chế tác dụng phụ toàn thân của corticoid khi dùng đường uống.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp viêm xoang trán bội nhiễm vi khuẩn.
Thuốc uống chứa corticoid
Thuốc uống chữa corticoid trong trường hợp viêm xoang trán cấp tính nặng hoặc viêm xoang trán mạn tính. Dùng thuốc uống chứa corticoid dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy việc sử dụng thuốc chữa viêm xoang trán chứa corticoid cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc trị viêm xoang Đông y
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tư vấn, trị chữa viêm xoang với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, có thể sử dụng được lâu dài, dùng cho cả viêm xoang trán cấp tính và mạn tính. Ưu điểm khi sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm xoang là tính an toàn, thuốc hầu như không có tác dụng phụ, ngoài ra thuốc làm tăng sức đề kháng của xoang đối với tác nhân gây bệnh nên hạn chế tái phát. Tuy nhiên, thuốc không phát huy hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây mà cần sử dụng kiên trì theo liệu trình.
Cần lưu ý khi lựa chọn thuốc trị viêm xoang trán, tránh tác dụng phụ nguy hiểm
Viêm xoang trán là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Xoang là các hốc nằm trong xương mặt, trong đó các xoang trán nằm ngay sau mắt. Viêm xoang trán là tình trạng sưng tấy hoặc nhiễm trùng của các xoang trán, khiến dịch nhầy không thể thoát ra hốc mũi, dẫn đến khó thở, tăng áp lực vùng mắt và trán.
Viêm xoang trán có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong viêm xoang trán cấp tính, các triệu chứng kéo dài dưới 12 tuần. Trong viêm xoang trán mạn tính, các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần.
Nguyên nhân nào khiến xoang trán bị viêm?
Bác sĩ của trang tin tức Thuốc việt chia sẻ: Để tìm được thuốc trị viêm xoang trán phù hợp, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này.
Nguyên nhân chính gây viêm xoang trán là do dịch nhầy tích tụ do viêm xoang. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng chất nhầy được tạo ra và khả năng thoát chất nhầy của xoang trán bao gồm:
- Nhiễm virus
- Nhiễm vi khuẩn
- Polyp xoang
- Lệch vách ngăn mũi
Thuốc co mạch nhỏ mũi không nên dùng dài ngày
Bệnh viêm xoang trán và thuốc chữa trị
Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết các thuốc trị viêm xoang trán hiện nay bao gồm:
Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi co mạch
Thuốc nhỏ mũi có chứa oxymetazoline hoặc xylometazoline có thể được sử dụng 3 đến 4 lần một ngày để giảm viêm mũi, nghẹt mũi và làm sạch chất nhầy. Các thuốc này cho hiệu quả nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu.
Tuy nhiên thuốc co mạch không được dùng quá 7 ngày. Nếu lạm dụng dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến khó chữa trị. Dùng liều cao dài ngày, thuốc có thể thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân.
Thuốc thông mũi dạng uống
Đây là thuốc trị viêm xoang trán có chứa hoạt chất co mạch tương tự như thuốc xịt, giúp tăng đào thoát dịch đọng trong khoang mũi nhanh hơn, làm cho mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh trung ương…
Thuốc kháng histamine không kê đơn
Nhóm thuốc này có chứa các hoạt chất như levocetirizine hoặc fexofenadine… có thể giúp giảm tiết dịch mũi, nghẹt mũi và ho.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Các hoạt chất thường dùng như: paracetamol, ibuprofen, aspirin có thể được dùng trong trường hợp sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể. Paracetamol dùng quá liều có thể gây hại cho gan, trong khi những người bị hen suyễn lại nhạy cảm với aspirin và ibuprofen do đó việc sử dụng cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc xịt mũi chứa corticoid
Thuốc xịt mũi xoang chứa corticoid thường được bác sĩ chỉ định để giúp thu nhỏ các khối polyp và giảm viêm niêm mạc mũi xoang. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, phù niêm mạc mũi. Các thuốc corticoid thường dùng là: beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate, triamcinolone acetonide. Thuốc này có thể giúp việc thở dễ dàng hơn. Corticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ, do đó có thể hạn chế tác dụng phụ toàn thân của corticoid khi dùng đường uống.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp viêm xoang trán bội nhiễm vi khuẩn.
Thuốc uống chứa corticoid
Thuốc uống chữa corticoid trong trường hợp viêm xoang trán cấp tính nặng hoặc viêm xoang trán mạn tính. Dùng thuốc uống chứa corticoid dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy việc sử dụng thuốc chữa viêm xoang trán chứa corticoid cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc trị viêm xoang Đông y
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tư vấn, trị chữa viêm xoang với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, có thể sử dụng được lâu dài, dùng cho cả viêm xoang trán cấp tính và mạn tính. Ưu điểm khi sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm xoang là tính an toàn, thuốc hầu như không có tác dụng phụ, ngoài ra thuốc làm tăng sức đề kháng của xoang đối với tác nhân gây bệnh nên hạn chế tái phát. Tuy nhiên, thuốc không phát huy hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây mà cần sử dụng kiên trì theo liệu trình.