Thuốc Tân Dược - Thuốc ức chế men chuyển (ACE) với nhiều ưu điểm cũng như đem lại kết quả điều trị tốt là một trong những nhóm thuốc điều trị huyết áp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy cơ chế hoạt động và tác dụng phụ của thuốc ACE là gì?
Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh được vai trò của nhóm thuốc ACE trong việc giảm nguy cơ tim mạch, hơn nữa thuốc còn có hiệu quả trong giảm bệnh suất và tử suất trên những bệnh nhân có kèm suy tim và thận mạn tính. Một đặc tính khá ưu việt của nhóm thuốc ACE là không gây bất lợi trên chuyển hóa đường và chuyển hóa lipid và không làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu và nước tiểu. Nhờ đó nhóm thuốc này có thể được sử dụng cho các bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid.
Cơ chế hoạt động thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Cơ chế hoạt động thuốc ACE là gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I tờ đó làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II (là một chất gây co mạch mạnh). Thuốc ACE có tác dụng giãn mạch làm giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Ngoài gây co mạch, angiotensin II còn gây nhiều tác hại khác lên hệ tim mạch (làm thay đổi cấu trúc tim, mạch máu và thận). Nhóm thuốc ACE có thêm tác dụng bảo vệ tim và thận khỏi hiện tượng tái cấu trúc. Giúp làm giảm nồng độ Angiotensin II từ đó trực tiếp gây giảm aldosteron, dẫn đến tăng nhẹ kali huyết thanh và thải dịch. Bên cạnh đó, các thuốc ACE còn có thể tác động lên hệ thống Kallikrein-kinin làm giảm phân hủy dẫn đến tăng nồng độ bradykinin và tăng tổng hợp prostaglandin. Từ đó cũng làm giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp.
Các loại thuốc ức chế men chuyển thông dụng
Captopril là loại thuốc ức chế men chuyển đầu tiên ra đời vào năm 1977. Từ đó đến nay cho đến nay nhóm thuốc này có khoảng 15 loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến là:Captopril, Benazepril, Enalapril, Lisinopril, Quinapril, Perindopril, Fosinopril, Trandolapril, Delapril, Ramipril.
Tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển
Một số tác dụng phụ thuốc ACE mà người bệnh có thể gặp trong quá trình điều trị gồm:
Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Các thuốc ACE chống chỉ định trong thai kỳ vì nguy cơ gây thương tích và tử vong ở thai nhi. Do đó, nếu người bệnh đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy báo cho bác sĩ để được lựa chọn các loại thuốc khác để điều trị cao huyết áp.
Những thông tin trên được biên soạn và tổng hợp từ ban biên tập của Thuốc việt mang tính chất tham khảo. Quý bạn đọc vui lòng hỏi ý kiến các bác sĩ và đặc biệt không được tự ý sử dụng.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) Cơ chế hoạt động và tác dụng phụ
Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh được vai trò của nhóm thuốc ACE trong việc giảm nguy cơ tim mạch, hơn nữa thuốc còn có hiệu quả trong giảm bệnh suất và tử suất trên những bệnh nhân có kèm suy tim và thận mạn tính. Một đặc tính khá ưu việt của nhóm thuốc ACE là không gây bất lợi trên chuyển hóa đường và chuyển hóa lipid và không làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu và nước tiểu. Nhờ đó nhóm thuốc này có thể được sử dụng cho các bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid.
Cơ chế hoạt động thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Cơ chế hoạt động thuốc ACE là gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I tờ đó làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II (là một chất gây co mạch mạnh). Thuốc ACE có tác dụng giãn mạch làm giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Ngoài gây co mạch, angiotensin II còn gây nhiều tác hại khác lên hệ tim mạch (làm thay đổi cấu trúc tim, mạch máu và thận). Nhóm thuốc ACE có thêm tác dụng bảo vệ tim và thận khỏi hiện tượng tái cấu trúc. Giúp làm giảm nồng độ Angiotensin II từ đó trực tiếp gây giảm aldosteron, dẫn đến tăng nhẹ kali huyết thanh và thải dịch. Bên cạnh đó, các thuốc ACE còn có thể tác động lên hệ thống Kallikrein-kinin làm giảm phân hủy dẫn đến tăng nồng độ bradykinin và tăng tổng hợp prostaglandin. Từ đó cũng làm giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp.
Thuốc ức chế men chuyển ACE
Các loại thuốc ức chế men chuyển thông dụng
Captopril là loại thuốc ức chế men chuyển đầu tiên ra đời vào năm 1977. Từ đó đến nay cho đến nay nhóm thuốc này có khoảng 15 loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến là:Captopril, Benazepril, Enalapril, Lisinopril, Quinapril, Perindopril, Fosinopril, Trandolapril, Delapril, Ramipril.
Tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển
Một số tác dụng phụ thuốc ACE mà người bệnh có thể gặp trong quá trình điều trị gồm:
- Ho khan: đôi khi tình trạng ho kéo dài người bệnh phải chuyển sang dùng nhóm thuốc khác.
- Tăng Kali máu: nguyên nhân chủ yếu là do giảm áp lực máu đến thận, giảm tiết aldosteron, giảm chức năng ống thận.
- Hạ huyết áp đột ngột: hạ huyết áp quá mức ngay lúc dùng liều khởi đầu, đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân suy tim, suy thận, dùng kèm thuốc lợi tiểu, bị tiêu chảy, nôn mửa,… Để tránh hiện tượng này, thuốc thường được khởi đầu với liều thấp, sau đó tăng liều dần.
- Phù mạch: không giống như phù mạch dị ứng, phù mạch do thuốc ACE không xuất hiện mề đay. Nguyên nhân do tăng hoạt động chất chuyển hóa Bradykinin và các tác dụng vận mạch làm tăng tích lũy dịch và gây phù mạch. Trong trường hợp này, cần cho người bệnh ngừng thuốc ngay lập tức và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Một số tác tác dụng phụ thuốc ACE có thể gặp khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, phát ban dát sần, giảm bạch cầu, tiêu chảy, mệt mỏi, , buồn nôn,…
Lưu ý sử dụng nhóm thuốc ACE
Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Các thuốc ACE chống chỉ định trong thai kỳ vì nguy cơ gây thương tích và tử vong ở thai nhi. Do đó, nếu người bệnh đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy báo cho bác sĩ để được lựa chọn các loại thuốc khác để điều trị cao huyết áp.
Những thông tin trên được biên soạn và tổng hợp từ ban biên tập của Thuốc việt mang tính chất tham khảo. Quý bạn đọc vui lòng hỏi ý kiến các bác sĩ và đặc biệt không được tự ý sử dụng.