Với khoảng 200.000 người mắc mới/năm, bệnh lao đang là gánh nặng cho Việt Nam. Theo Chương trình Chống lao quốc gia, hiện Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, xếp thứ 14 trong 27 nước có bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều rào cản để tiến tới giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng.
10 người có 4 người mắc
Theo PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia, mỗi năm Việt Nam chứng kiến gần 30.000 người chết do bệnh lao. “Đây là con số không nhỏ mặc dù sự chẩn đoán và điều trị lao không còn khó khăn như trước nữa”. Trong khi đó, mỗi năm lại có thêm ít nhất 300.000 người mắc lao mới. Ước tính 40% dân số nước ta mắc lao, vị chi cứ 10 người có 4 người mắc”, PGS Sỹ băn khoăn.
Theo PGS Đinh Ngọc Sỹ, phần lớn những ca mắc mới nếu được phát hiện sớm sẽ chữa khỏi và bằng chứng là qua thống kê, mỗi năm Chương trình Chống lao quốc gia chữa khỏi cho 92% số bệnh nhân mới phát hiện. Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh lao phân bố gần như trên khắp cả nước, tập trung nhiều ở phía Nam. Tuy nhiên, đáng báo động, theo nhận định của Chương trình Chống lao quốc gia, phần lớn người mắc lao rơi vào nhóm tuổi trẻ, nhiều nhất ở độ tuổi 35-44.
Cùng với đó, các nhóm người nhiễm HIV cũng đồng thời mắc lao không phải ít. Ước tính mỗi năm có khoảng 5.000 bệnh nhân lao/HIV được phát hiện. Phân tích cho thấy, 75% người mắc lao ở lứa tuổi lao động, do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và thu nhập. Đã vậy, người nghèo dễ mắc lao, cao hơn 2,5 lần so với người không nghèo, do hoàn cảnh khó khăn, khiến họ không quan tâm hoặc bỏ mặc vấn đề điều trị.
Tình trạng lao đa kháng thuốc cũng đang trở thành vấn đề nan giải cho ngành y tế. Tỷ lệ lao đa kháng thuốc chiếm 2,7% trong tổng số người mắc (khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc).
Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), cho rằng lao kháng thuốc khiến việc điều trị khó khăn, tỷ lệ khỏi bệnh thấp và dẫn đến tử vong cao. Theo BS Dũng, hiện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đang điều trị cho hơn 1.000 ca lao đa kháng thuốc.
Thiếu cán bộ chống lao
PGS Đinh Ngọc Sỹ cho rằng, ngoài tình trạng đồng nhiễm lao/HIV và lao đa kháng thuốc đang tăng lên tại Việt Nam, bên cạnh đó là những thách thức chủ quan như thiếu hụt về nhân lực, thiếu sự phối hợp y tế công - tư. Cán bộ làm công tác chống lao đang già đi, không có người thay thế, trong khi bệnh lao đang trẻ lại.
Nguyên do thiếu cán bộ chống lao được ghi nhận là nguy cơ nhiễm lao cao và thu nhập thấp… 50% cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện chưa được đào tạo, nên chuyên môn về phòng chống lao rất hạn chế. Đồng thời các cơ quan chức năng không quản lý được thuốc chống lao trôi nổi trên thị trường, người dân vẫn có thói quen tự mua để chữa bệnh… Do đó, tỷ lệ lao kháng thuốc càng cao vì điều trị không đúng phác đồ.
“Đến nay, việc điều trị lao ở cơ sở y tế tư nhân chưa được kiểm soát. Công tác chống lao càng trở nên khó khăn hơn ở vùng sâu, vùng xa, trong nhóm người nghèo, nhóm đối tượng phạm nhân tại các trại giam và nhóm nhiễm HIV”, PGS Đinh Ngọc Sỹ nói.
Theo Chương trình Chống lao quốc gia, tỷ lệ mắc lao và nhiễm HIV trong trại giam cao hơn nhiều lần so với cộng đồng. Tỷ lệ lao đa kháng thuốc trong bệnh nhân trại giam cũng từ 5,4%-17,4%, cao hơn nhiều mức trung bình.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, có rất nhiều rào cản làm người bệnh lao khó hoàn thành tốt việc khám chữa bệnh. Các rào cản và thách thức có thể từ phía cá nhân người bệnh, phía gia đình, cộng đồng, từ các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và có cả những thách thức mang tính hệ thống, liên quan đến chính sách tài chính, y tế, xã hội.
Tuy nhiên, xét về mặt truyền thông, TS Liên cho rằng chưa tạo được sự cộng hưởng của cộng đồng xã hội, nhất là các tổ chức, đoàn thể chưa tích cực tham gia vận động, tuyên truyền.
“Để mục tiêu đến 2015 giảm 50% số ca mắc lao so với hiện nay, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Trong đó, vai trò của các hội, đoàn cũng rất quan trọng trong việc phổ biến kiến thức, hướng dẫn phòng chống lao cho từng khu phố, tổ dân phố, thậm chí trường học, công sở”, TS Nguyễn Thị Kim Liên kiến nghị.
Sài Gòn Giải Phóng
10 người có 4 người mắc
Theo PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia, mỗi năm Việt Nam chứng kiến gần 30.000 người chết do bệnh lao. “Đây là con số không nhỏ mặc dù sự chẩn đoán và điều trị lao không còn khó khăn như trước nữa”. Trong khi đó, mỗi năm lại có thêm ít nhất 300.000 người mắc lao mới. Ước tính 40% dân số nước ta mắc lao, vị chi cứ 10 người có 4 người mắc”, PGS Sỹ băn khoăn.
Theo PGS Đinh Ngọc Sỹ, phần lớn những ca mắc mới nếu được phát hiện sớm sẽ chữa khỏi và bằng chứng là qua thống kê, mỗi năm Chương trình Chống lao quốc gia chữa khỏi cho 92% số bệnh nhân mới phát hiện. Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh lao phân bố gần như trên khắp cả nước, tập trung nhiều ở phía Nam. Tuy nhiên, đáng báo động, theo nhận định của Chương trình Chống lao quốc gia, phần lớn người mắc lao rơi vào nhóm tuổi trẻ, nhiều nhất ở độ tuổi 35-44.
Cùng với đó, các nhóm người nhiễm HIV cũng đồng thời mắc lao không phải ít. Ước tính mỗi năm có khoảng 5.000 bệnh nhân lao/HIV được phát hiện. Phân tích cho thấy, 75% người mắc lao ở lứa tuổi lao động, do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và thu nhập. Đã vậy, người nghèo dễ mắc lao, cao hơn 2,5 lần so với người không nghèo, do hoàn cảnh khó khăn, khiến họ không quan tâm hoặc bỏ mặc vấn đề điều trị.
Tình trạng lao đa kháng thuốc cũng đang trở thành vấn đề nan giải cho ngành y tế. Tỷ lệ lao đa kháng thuốc chiếm 2,7% trong tổng số người mắc (khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc).
Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), cho rằng lao kháng thuốc khiến việc điều trị khó khăn, tỷ lệ khỏi bệnh thấp và dẫn đến tử vong cao. Theo BS Dũng, hiện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đang điều trị cho hơn 1.000 ca lao đa kháng thuốc.
Thiếu cán bộ chống lao
PGS Đinh Ngọc Sỹ cho rằng, ngoài tình trạng đồng nhiễm lao/HIV và lao đa kháng thuốc đang tăng lên tại Việt Nam, bên cạnh đó là những thách thức chủ quan như thiếu hụt về nhân lực, thiếu sự phối hợp y tế công - tư. Cán bộ làm công tác chống lao đang già đi, không có người thay thế, trong khi bệnh lao đang trẻ lại.
Nguyên do thiếu cán bộ chống lao được ghi nhận là nguy cơ nhiễm lao cao và thu nhập thấp… 50% cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện chưa được đào tạo, nên chuyên môn về phòng chống lao rất hạn chế. Đồng thời các cơ quan chức năng không quản lý được thuốc chống lao trôi nổi trên thị trường, người dân vẫn có thói quen tự mua để chữa bệnh… Do đó, tỷ lệ lao kháng thuốc càng cao vì điều trị không đúng phác đồ.
“Đến nay, việc điều trị lao ở cơ sở y tế tư nhân chưa được kiểm soát. Công tác chống lao càng trở nên khó khăn hơn ở vùng sâu, vùng xa, trong nhóm người nghèo, nhóm đối tượng phạm nhân tại các trại giam và nhóm nhiễm HIV”, PGS Đinh Ngọc Sỹ nói.
Theo Chương trình Chống lao quốc gia, tỷ lệ mắc lao và nhiễm HIV trong trại giam cao hơn nhiều lần so với cộng đồng. Tỷ lệ lao đa kháng thuốc trong bệnh nhân trại giam cũng từ 5,4%-17,4%, cao hơn nhiều mức trung bình.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, có rất nhiều rào cản làm người bệnh lao khó hoàn thành tốt việc khám chữa bệnh. Các rào cản và thách thức có thể từ phía cá nhân người bệnh, phía gia đình, cộng đồng, từ các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và có cả những thách thức mang tính hệ thống, liên quan đến chính sách tài chính, y tế, xã hội.
Tuy nhiên, xét về mặt truyền thông, TS Liên cho rằng chưa tạo được sự cộng hưởng của cộng đồng xã hội, nhất là các tổ chức, đoàn thể chưa tích cực tham gia vận động, tuyên truyền.
“Để mục tiêu đến 2015 giảm 50% số ca mắc lao so với hiện nay, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Trong đó, vai trò của các hội, đoàn cũng rất quan trọng trong việc phổ biến kiến thức, hướng dẫn phòng chống lao cho từng khu phố, tổ dân phố, thậm chí trường học, công sở”, TS Nguyễn Thị Kim Liên kiến nghị.
Sài Gòn Giải Phóng