Dân ta vẫn có quan niệm uống nước nhân trần làm mát gan, giải độc, song theo các chuyên gia, nếu không có bệnh, uống nước nhân trần hại nhiều hơn lợi. Với phụ nữ có thai, có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu.
Từ trước đến nay, trong tất cả các nghiên cứu và sách Đông y, nhân trần vẫn được coi là vị thuốc dùng chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật và bệnh của phụ nữ sau sinh.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam, nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan... Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) và nhuận gan khi gan có vấn đề. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, khi sinh song, người mẹ thường bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu... Thực tế cũng đã có trường hợp như vậy.
Cũng theo bác sĩ Hướng, dân ta có thói quen dùng nhân trần cùng cam thảo mà không biết thực chất cam thảo là chất dẫn thuốc, khiến cho thuốc phát huy tác dụng nhiều hơn. Ngoài ra, cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.
Theo:
Khoa học & Đời sống
Từ trước đến nay, trong tất cả các nghiên cứu và sách Đông y, nhân trần vẫn được coi là vị thuốc dùng chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật và bệnh của phụ nữ sau sinh.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam, nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan... Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) và nhuận gan khi gan có vấn đề. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, khi sinh song, người mẹ thường bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu... Thực tế cũng đã có trường hợp như vậy.
Cũng theo bác sĩ Hướng, dân ta có thói quen dùng nhân trần cùng cam thảo mà không biết thực chất cam thảo là chất dẫn thuốc, khiến cho thuốc phát huy tác dụng nhiều hơn. Ngoài ra, cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.
Theo:
Khoa học & Đời sống