Người Việt vẫn chưa sẵn sàng hiến máu


Tỷ lệ người dân đi hiến máu của Việt Nam mới chỉ đạt 0,87% dân số, còn thấp xa so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Cũng chính vì thế, năm nào cũng xảy ra tình trạng khan hiếm máu.



Tỷ lệ người dân đi hiến máu của Việt Nam mới đạt 0,87% dân số

Năm 2011, cả nước tiếp nhận được gần 780.000 đơn vị máu, trong đó có tới 89% là từ những người tình nguyện. Dù số lượng người hiến máu tình nguyện ở nước ta tăng đều trong những năm qua nhưng nó chưa thấm vào đâu so với nhu cầu cấp cứu và điều trị thực tế.

Đặc biệt, vào những đợt dịch bệnh bùng phát như đợt dịch sốt xuất huyết năm 2009, lượng máu tại các bệnh viện thiếu trầm trọng. Nhiều bệnh nhân dù tiểu cầu đã tụt xuống đến mức khuyến cáo cần phải truyền nhưng vẫn không được truyền vì phải ưu tiên cho những người bệnh nặng hơn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, để đảm bảo an toàn truyền máu của một quốc gia thì lượng máu tiếp nhận được hằng năm tối thiểu phải bằng 2% dân số của quốc gia đó. Cũng chính vì thế, nhằm vận động và khuyến khích người dân hiến máu tình nguyện, ngày 7/4 hàng năm được chọn là Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện.

Năm nay một chương trình hiến máu đặc biệt mang tên Món quà tháng Tư được tổ chức tại nhà văn hóa Thanh Xuân, Hà Nội. Dự kiến sẽ thu được khoảng 500 đơn vị máu.

Ông Ngô Tiến Dụng, Phó trưởng ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội cho biết: “Hiện nay, lượng máu điều trị cho người bệnh vẫn còn ở mức rất thấp, đặc biệt vào dịp hè sắp tới thì nguy cơ thiếu người hiến máu sẽ đe dọa sự sống của nhiều người bệnh. Vì thế, mỗi người dân, mỗi tập thể hãy coi mỗi ngày là ngày toàn dân hiến máu”.

Theo VnExpress.net
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Việt Nam đã đạt nhiều bước tiến trong hiến máu

Nhân Ngày của những người hiến máu thế giới (14/6), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các công dân thế giới tích cực hưởng ứng hành động nhân đạo hiến máu, đặc biệt là hiến máu định kỳ.


Tổ chức y tế lớn nhất toàn cầu này cũng nêu bật những bước tiến của Việt Nam trong khuyến khích hiến máu nhân đạo.




Việt Nam đã tăng lượng máu hiến tự nguyện từ mức chiếm 30% tổng nguồn cung cấp máu lên tới 90% trong vòng 10 năm, tăng tổng lượng máu từ hiến máu tự nguyện từ 268.394 đơn vị lên 776.420 đơn vị trong cùng thời kỳ.


WHO đã đánh giá cao thành công của Ngày của những người hiến máu thế giới vì hiện đã có tới 62 nước đáp ứng được nhu cầu truyền máu. Rất nhiều nước đã ghi nhận tiến bộ nhanh chóng trong vận động hiến máu nhân đạo và ngày càng đáp ứng được nhu cầu truyền máu trong nước.


WHO nêu rõ hiện nay trung bình mỗi năm có 92 triệu trường hợp hiến máu nhân đạo trên toàn cầu nhưng trong đó 30 triệu người chỉ hiến máu 1 lần trong khi sự sống của hàng triệu người trên thế giới phụ thuộc vào những người hiến máu nhân đạo khác.


Tuổi thọ của con người tăng lên kéo theo nhiều bệnh liên quan đến tuổi già. Những bệnh nhân này cần số lượng máu lớn để điều trị khiến nhu cầu về máu vượt quá xa so với nguồn cung cấp, đặc biệt những sản phẩm máu như tiểu huyết cầu chỉ có thời gian bảo quản tối đa 5 ngày đòi hỏi số lượng người cho máu thường trực rất lớn.


Tai nạn giao thông làm 1,3 triệu người chết, 20-50 triệu người bị thương hàng năm trên toàn cầu cần lượng máu khổng lồ để cứu sống họ.


Gần 470.000 người chết hàng năm ở các nước đang phát triển do không đủ máu để truyền sau khi bị chảy máu không kiểm soát được do tai nạn hoặc khi sinh đẻ.


WHO nhấn mạnh nhu cầu về máu tăng lên nhanh chóng ở tất cả các khu vực trên thế giới đòi hỏi số người hiến máu nhân đạo không chỉ tăng lên mà còn cần họ hiến máu thường xuyên hơn và định kỳ hơn để cứu sống nhiều người hơn trên thế giới.


Mỗi lần hiến máu chỉ 450 ml và bằng việc tăng số người hiến máu tự nguyện và thường xuyên, các nước có thể đảm bảo độ tin cậy cao về nguồn cung cấp máu, mức độ an toàn máu và các sản phẩm máu./.

(Vietnamplus)
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl