Đi chợ tìm đỏ mắt cũng không thấy rau sạch. Còn rau bẩn thì cứ gọi là nhan nhản. Ăn rau này dễ gây ngộ độc, ung thư… Tử vong vì rau cũng không ngoại lệ.
Tin liên quan Đến lượt bắp cải bị xịt formaldehyde ở Trung Quốc (08/05) Trung Quốc: "Phong phú" thực phẩm gây hại (06/05) Họa thực phẩm “bẩn”: Rau ơi là rau! (16/02)
Rau đẹp, mượt mà được “chăm sóc” như thế nào?
Với đôi mắt của người tiêu dùng,chỉ có thể nhận biết được rau bị dập nát, úa mùa chứ khó có thể phân biệt đượccác loại rau, củ, quả tươi xanh có bị nhiễm chất kích thích độc hại hay không.
Hầu hết rau được đổ đống bán tại các chợ đầu mối như chợ Long Biên, Mai Dịch, chợ Dịch Vọng…. là những loại rau được “chăm sóc” trong thời gian “siêu ngắn” bằng các “thần dược” độc hại để lớn vọt. Không thì cũng xanh non mơn mởn bởi được phun thuốc trừ sâu liên tục.
Các hóa chất dùng cho rau vương vãi khắp nơi (Nguồn: Báo Người lao động)
Thậm chí cho đến khi thu hoạch để bán, rau vẫn còn “dấu tích” của hóa chất chưa phân hủy hết. Chị Nương (một người trồng rau tại Tây Tựu, Từ Liêm) cho biết: “Ngoại trừ trồng rau cho nhà ăn thì các hộ nông dân trồng rau bán hầu hết đều cần đến các loại thuốc trừ sâu, chất biến đổi gen di truyền cho rau màu như Ga3 (Giberelin), “viên sủi”... Như thế sẽ nhanh chóng được thu hoạch mà nhìn rất ngon rau.
Với thuốc trừ sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Có khi thuốc vẫn dính trên sản phẩm lúc bán nếu thu hoạch trước ngày ghi trên bao bì.
Riêng thuốc kích thích không tác động đến sâu bệnh mà tác động trực tiếp lên cây trồng nhằm kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, vươn dài lóng cây, làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng. Còn với hạt, củ thì nó sẽ kích thích nảy mầm, phá tình trạng ngủ nghỉ của hạt giống”.
Anh Phú, một nông dân trồng rau ở Dương Nội, Hoài Đức chia sẻ: “Thuốc trừ sâu dùng cho rau chủ yếu là loại thuốc bột, đóng gói để pha với nước và tưới trực tiếp lên rau. Còn loại được gọi là “viên sủi” có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuốc được phun 1 lần với nồng độ đặc.
Các rau đã được kích thích tăng trưởng với “viên sủi” sẽ rất dễ nhiễm độc. Bởi trong khoảng 3- 5 ngày kể từ lúc mọc mầm thì các loại như rau muống, xà lách, cải cúc, ngải cứu… đã có thể thu hoạch bán. Hoặc đậu quả rất có thể dùng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu cận ngày thu hoạch.
Như vậy, chưa đủ thời gian để nó phân hủy hết chất độc hại, các sản phẩm rau củ này đã được bán cho người tiêu dùng. Cũng vì thế mà mấy năm trở lại đây, ngộ độc thực phẩm trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều người, nhiều bác sĩ.
Miệng nôn trôn tháo vì rau
Chị Tâm - nạn nhân của vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty TNHH Hong Fu, Thanh Hóa cho hay: “Ăn xong thấy bụng đau quằn quại, rồi thì “miệng nôn trôn tháo” tưởng như kiệt sức. Khi biết đã bị ngộ độc thực phẩm thì hầu hết chị em công nhân khẳng định do đã ăn phải rau cải bắp chứa hóa chất độc hại. Giờ nghĩ lại vẫn thấy ớn lạnh và ghê sợ rau công ty”.
Tương tự, Thương – một sinh viên ĐH FPT đã từng ngộ độc thức ăn kể lại: “Từ đầu chỉ đau bụng bình thường, càng về sau càng “phát tác”, đến lúc thấy chóng mặt lại thêm buồn nôn nữa mới tá hỏa nhờ bạn đưa vào bệnh viện E. Đến viện bác sĩ chuẩn đoán là bị ngộ độc vì ăn phải dưa chuột có chứa chất kích thích chưa kịp phân hủy hết. Giờ thì “cạch dưa chuột đến già”.
Không chỉ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà cả nguồn nước dùng tưới rau quả ở nhiều nơi tại Hà Nội cũng rất độc hại. Thứ “nước tử thần” ấy được gánh lên từ những con mương đen xì, lẫn rác rưởi và xác các hóa chất.
Nước cống đen ngòm này là nguồn tưới chủ yếu cho rau
Dường như việc lạm dụng nước cống rãnh, nước thải, nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch, Kim Ngưu (Hoàng Mai)…để tưới rau xanh đã quá quen thuộc với các hộ nông dân trồng rau ở Thanh Trì, Tây Tựu…. Đâu biết rằng chính nguồn nước tưới rau này lại là một nhân tố làm cho các loại rau tiêu thụ trong thành phố bị nhiễm khuẩn nặng nề. Chủ yếu là vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác.
Tác hại lâu dài: Ung thư, suy thận
Rau bẩn vẫn là đề tài An toàn VSTP sốt xình xịch và chưa biết khi nào mới có thể lắng xuống? Hầu hết các cơ quan như: Cục bảo vệ thực vật, Trung tâm kiểm nghiệm VS ATTP hay Viện nghiên cứu Rau quả…. đều nhanh chóng vào cuộc để điều tra, kiểm nghiệm.
Và hầu hết đều đã đưa ra những kết luận tương tự nhau về tác hại mà người tiêu dùng dễ mắc phải khi ăn các loại rau xanh có chứa độc tố, chất kích thích chưa phân hủy hết.
Hoạt chất có trong thuốc kích thích sinh trưởng dùng cho các loại rau, củ quả khi vào cơ thể thì tác hại nhãn tiền là gây ngộ độc, và khi các hóa chất độc hại này ngấm dần vào cơ thể người ăn có thể dẫn đến các bệnh nan y như ung thư…Ngoài ra, còn đe dọa đến tính mạng con người “dễ như chơi”. Hậu quả của rau bẩn gây ra là vô cùng to lớn.
Theo quan điểm của BS Trần Văn Ký (phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội khoa học – Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN) thì các chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu đều độc hại tương tự nhau vì chất độc sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô, tế bào, không thể xử lý triệt để được.
Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận.
Và chính trong nội bộ những người nông dân trồng rau cũng đã ý thức được cái độc hại từ rau không an toàn. Họ rỉ tai nhau rằng đằng sau rau tươi quả đẹp chính là những “cái chết thầm lặng”.
AloBacsi.
Tin liên quan Đến lượt bắp cải bị xịt formaldehyde ở Trung Quốc (08/05) Trung Quốc: "Phong phú" thực phẩm gây hại (06/05) Họa thực phẩm “bẩn”: Rau ơi là rau! (16/02)
Rau đẹp, mượt mà được “chăm sóc” như thế nào?
Với đôi mắt của người tiêu dùng,chỉ có thể nhận biết được rau bị dập nát, úa mùa chứ khó có thể phân biệt đượccác loại rau, củ, quả tươi xanh có bị nhiễm chất kích thích độc hại hay không.
Hầu hết rau được đổ đống bán tại các chợ đầu mối như chợ Long Biên, Mai Dịch, chợ Dịch Vọng…. là những loại rau được “chăm sóc” trong thời gian “siêu ngắn” bằng các “thần dược” độc hại để lớn vọt. Không thì cũng xanh non mơn mởn bởi được phun thuốc trừ sâu liên tục.
Các hóa chất dùng cho rau vương vãi khắp nơi (Nguồn: Báo Người lao động)
Thậm chí cho đến khi thu hoạch để bán, rau vẫn còn “dấu tích” của hóa chất chưa phân hủy hết. Chị Nương (một người trồng rau tại Tây Tựu, Từ Liêm) cho biết: “Ngoại trừ trồng rau cho nhà ăn thì các hộ nông dân trồng rau bán hầu hết đều cần đến các loại thuốc trừ sâu, chất biến đổi gen di truyền cho rau màu như Ga3 (Giberelin), “viên sủi”... Như thế sẽ nhanh chóng được thu hoạch mà nhìn rất ngon rau.
Với thuốc trừ sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Có khi thuốc vẫn dính trên sản phẩm lúc bán nếu thu hoạch trước ngày ghi trên bao bì.
Riêng thuốc kích thích không tác động đến sâu bệnh mà tác động trực tiếp lên cây trồng nhằm kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, vươn dài lóng cây, làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng. Còn với hạt, củ thì nó sẽ kích thích nảy mầm, phá tình trạng ngủ nghỉ của hạt giống”.
Anh Phú, một nông dân trồng rau ở Dương Nội, Hoài Đức chia sẻ: “Thuốc trừ sâu dùng cho rau chủ yếu là loại thuốc bột, đóng gói để pha với nước và tưới trực tiếp lên rau. Còn loại được gọi là “viên sủi” có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuốc được phun 1 lần với nồng độ đặc.
Các rau đã được kích thích tăng trưởng với “viên sủi” sẽ rất dễ nhiễm độc. Bởi trong khoảng 3- 5 ngày kể từ lúc mọc mầm thì các loại như rau muống, xà lách, cải cúc, ngải cứu… đã có thể thu hoạch bán. Hoặc đậu quả rất có thể dùng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu cận ngày thu hoạch.
Như vậy, chưa đủ thời gian để nó phân hủy hết chất độc hại, các sản phẩm rau củ này đã được bán cho người tiêu dùng. Cũng vì thế mà mấy năm trở lại đây, ngộ độc thực phẩm trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều người, nhiều bác sĩ.
Miệng nôn trôn tháo vì rau
Chị Tâm - nạn nhân của vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty TNHH Hong Fu, Thanh Hóa cho hay: “Ăn xong thấy bụng đau quằn quại, rồi thì “miệng nôn trôn tháo” tưởng như kiệt sức. Khi biết đã bị ngộ độc thực phẩm thì hầu hết chị em công nhân khẳng định do đã ăn phải rau cải bắp chứa hóa chất độc hại. Giờ nghĩ lại vẫn thấy ớn lạnh và ghê sợ rau công ty”.
Tương tự, Thương – một sinh viên ĐH FPT đã từng ngộ độc thức ăn kể lại: “Từ đầu chỉ đau bụng bình thường, càng về sau càng “phát tác”, đến lúc thấy chóng mặt lại thêm buồn nôn nữa mới tá hỏa nhờ bạn đưa vào bệnh viện E. Đến viện bác sĩ chuẩn đoán là bị ngộ độc vì ăn phải dưa chuột có chứa chất kích thích chưa kịp phân hủy hết. Giờ thì “cạch dưa chuột đến già”.
Không chỉ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà cả nguồn nước dùng tưới rau quả ở nhiều nơi tại Hà Nội cũng rất độc hại. Thứ “nước tử thần” ấy được gánh lên từ những con mương đen xì, lẫn rác rưởi và xác các hóa chất.
Nước cống đen ngòm này là nguồn tưới chủ yếu cho rau
Dường như việc lạm dụng nước cống rãnh, nước thải, nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch, Kim Ngưu (Hoàng Mai)…để tưới rau xanh đã quá quen thuộc với các hộ nông dân trồng rau ở Thanh Trì, Tây Tựu…. Đâu biết rằng chính nguồn nước tưới rau này lại là một nhân tố làm cho các loại rau tiêu thụ trong thành phố bị nhiễm khuẩn nặng nề. Chủ yếu là vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác.
Tác hại lâu dài: Ung thư, suy thận
Rau bẩn vẫn là đề tài An toàn VSTP sốt xình xịch và chưa biết khi nào mới có thể lắng xuống? Hầu hết các cơ quan như: Cục bảo vệ thực vật, Trung tâm kiểm nghiệm VS ATTP hay Viện nghiên cứu Rau quả…. đều nhanh chóng vào cuộc để điều tra, kiểm nghiệm.
Và hầu hết đều đã đưa ra những kết luận tương tự nhau về tác hại mà người tiêu dùng dễ mắc phải khi ăn các loại rau xanh có chứa độc tố, chất kích thích chưa phân hủy hết.
Hoạt chất có trong thuốc kích thích sinh trưởng dùng cho các loại rau, củ quả khi vào cơ thể thì tác hại nhãn tiền là gây ngộ độc, và khi các hóa chất độc hại này ngấm dần vào cơ thể người ăn có thể dẫn đến các bệnh nan y như ung thư…Ngoài ra, còn đe dọa đến tính mạng con người “dễ như chơi”. Hậu quả của rau bẩn gây ra là vô cùng to lớn.
Theo quan điểm của BS Trần Văn Ký (phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội khoa học – Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN) thì các chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu đều độc hại tương tự nhau vì chất độc sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô, tế bào, không thể xử lý triệt để được.
Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận.
Và chính trong nội bộ những người nông dân trồng rau cũng đã ý thức được cái độc hại từ rau không an toàn. Họ rỉ tai nhau rằng đằng sau rau tươi quả đẹp chính là những “cái chết thầm lặng”.
AloBacsi.