(thaythuocvietnam.vn) - Các bệnh tim bẩm sinh thường biểu hiện qua những dấu hiệu nào?
Tím: tím mỏi hay các ngón tay là dấu hiệu thường gặp. Cần chú ý dấu hiệu tím này thể hiện khi trẻ đang ngủ thì càng có giá trị, bởi vì có những cháu khóc lặng đi thì cũng tím nhưng sẽ trở lại hồng khi qua cơn khóc. Thậm chí tím xuất ở trẻ khi mới sinh với những tổn thương nặng như đảo ngược các mạch máu lớn, hẹp hay teo động mạch phổi… Một khi gia đình đưa cháu đến khám thì phải có biện pháp xử trí ngay, dù rằng chưa có chẩn đoán chính xác mới mong cứu sống được: thở oxy và chuyển ngay trẻ đến trung tâm có thể can thiệp được. Đây là loại bệnh rất khó điều trị vì các cháu bé có khi chỉ vài ngày tuổi mà phương tiện điều trị lại rất phức tạp. Chính vì thế mà ở nước ta phần lớn các cháu bé này đã chết.
Loại hay gặp hơn là tím xuất hiện muộn: vài tháng hay vài tuổi, có khi chỉ nhìn rõ khi trẻ đùa nghịch nhiều, có những trẻ do mải nghịch quá mà ngất. Thông thường các bà mẹ hay nói là sau khi bú no cháu tím lại, có khi xỉu đi.Khó thở: dấu hiện khó thở ở trẻ không giống như ở người lớn. Trước hết các cháu không hiểu thế nào là “khó thở khi gắng sức”. Ở trẻ còn bú khi thở vào thấy hõm ức ở cổ và mũi ức lõm vào, cánh mũi phập phồng, còn ở trẻ lớn thì hỏi có chạy bằng các bạn không hay phải dừng lại nghỉ, những cháu nặng hơn thì trong giờ ra chơi không dám đùa nghịch mà chỉ ngồi một chỗ nhìn các bạn.Ho và sốt: ho và sốt hay còn gọi là viêm phổi là một biến chứng rất hay gặp ở trẻ vị bệnh tim bẩm sinh không tím, do luồng máu chảy tắt trong tim (shunt) từ trái sang phải, làm cho máu đến phổi nhiều, ứ máu. Có những cháu gần như không rời được bệnh viện vì hết đợt nọ lại đến đợt kia. Trong lúc cấp cứu như vậy rất dễ bỏ sót bệnh tim vì bác sĩ không nghĩ tới hoặc nếu có đặt ống nghe vào ngực thì lại chỉ nghe sau lưng. Mặt khác do tiếng rên ẩm quá ồn ào cộng với nhịp tim nhanh nên rất khó phát hiện tiếng phổi ở tim.Trên đây là ba dấu hiệu hay gặp và giá trị nhất. Một khi xuất hiện thì tùy từng nơi (khả năng của bác sĩ, phương tiện trang bị) mà có thể chẩn đoán. Cần làm lần lượt như sau:
Khám bệnh: xác định những dấu hiệu khác của người bệnh rồi khám tim. Nghe tim, là động tác đầu tiền cần làm: thông thường nghe thấy tiếng phổi ở vùng tim. Tiếng thôi tâm thu đôi khi nghe rõ hơn ở vùng lưng (trong bệnh hẹp eo động mạch chủ). Loại tiếng thổi thứ hai là tiếng thổi liên tục tăng lên ở thì tâm thu (ống động mạch). Đi kèm với tiếng thổi, lúc để tay lên ngực cháu bé có thể thấy rung miu. Nhiều khi chính bà mẹ là người đầu tiên phát hiện do áp tai vào ngực bé hay do bé để tay vào ngực trong khi tắm. Ngực dô phía bên trái cũng là dấu hiệu hay gặp, nhất là lại kèm theo với còi xương, suy dinh dưỡng. Bắt mạch cổ tay và mu chân đồng thời để xem độ nảy của mạch. Nếu là hẹp eo động mạch chủ thì mạch mu chân mất, hoặc khó bắt trong khi mạch cổ tay lại rất rõ, còn nếu ống động mạch thì các mạch đểu rất nảy.Chụp X quang ngực: chụp ngực thẳng nhiều khi đưa lại những dấu hiệu rất quý giá và đặc hiệu. Trước hết là ở phổi: có thể gặp một trong hai tình huống là phổi đậm và phổi sáng. Phổi đậm là do máu đến phổi quá nhiều (dòng máu chảy tắt từ tim trái sang tim phải) . Từ cuống phổi đến cả nhu mô phổi đều đậm. Ngược lại là phổi sáng: cần chú ý nhìn phần phổi bên ngoài rốn phổi. Phổi sáng là do máu đến phổi quá ít (hẹp động mạch phổi hay gọi chung dưới danh từ hẹp đường ra thất phải kèm vách liên thất bình thường).
(Còn tiếp) click vào đây http://thaythuocvietnam.vn/vn/Cac-benh-tim-bam-sinh-di1224-Cac-benh-tim-bam-sinh-n4769
Tím: tím mỏi hay các ngón tay là dấu hiệu thường gặp. Cần chú ý dấu hiệu tím này thể hiện khi trẻ đang ngủ thì càng có giá trị, bởi vì có những cháu khóc lặng đi thì cũng tím nhưng sẽ trở lại hồng khi qua cơn khóc. Thậm chí tím xuất ở trẻ khi mới sinh với những tổn thương nặng như đảo ngược các mạch máu lớn, hẹp hay teo động mạch phổi… Một khi gia đình đưa cháu đến khám thì phải có biện pháp xử trí ngay, dù rằng chưa có chẩn đoán chính xác mới mong cứu sống được: thở oxy và chuyển ngay trẻ đến trung tâm có thể can thiệp được. Đây là loại bệnh rất khó điều trị vì các cháu bé có khi chỉ vài ngày tuổi mà phương tiện điều trị lại rất phức tạp. Chính vì thế mà ở nước ta phần lớn các cháu bé này đã chết.
Loại hay gặp hơn là tím xuất hiện muộn: vài tháng hay vài tuổi, có khi chỉ nhìn rõ khi trẻ đùa nghịch nhiều, có những trẻ do mải nghịch quá mà ngất. Thông thường các bà mẹ hay nói là sau khi bú no cháu tím lại, có khi xỉu đi.Khó thở: dấu hiện khó thở ở trẻ không giống như ở người lớn. Trước hết các cháu không hiểu thế nào là “khó thở khi gắng sức”. Ở trẻ còn bú khi thở vào thấy hõm ức ở cổ và mũi ức lõm vào, cánh mũi phập phồng, còn ở trẻ lớn thì hỏi có chạy bằng các bạn không hay phải dừng lại nghỉ, những cháu nặng hơn thì trong giờ ra chơi không dám đùa nghịch mà chỉ ngồi một chỗ nhìn các bạn.Ho và sốt: ho và sốt hay còn gọi là viêm phổi là một biến chứng rất hay gặp ở trẻ vị bệnh tim bẩm sinh không tím, do luồng máu chảy tắt trong tim (shunt) từ trái sang phải, làm cho máu đến phổi nhiều, ứ máu. Có những cháu gần như không rời được bệnh viện vì hết đợt nọ lại đến đợt kia. Trong lúc cấp cứu như vậy rất dễ bỏ sót bệnh tim vì bác sĩ không nghĩ tới hoặc nếu có đặt ống nghe vào ngực thì lại chỉ nghe sau lưng. Mặt khác do tiếng rên ẩm quá ồn ào cộng với nhịp tim nhanh nên rất khó phát hiện tiếng phổi ở tim.Trên đây là ba dấu hiệu hay gặp và giá trị nhất. Một khi xuất hiện thì tùy từng nơi (khả năng của bác sĩ, phương tiện trang bị) mà có thể chẩn đoán. Cần làm lần lượt như sau:
Khám bệnh: xác định những dấu hiệu khác của người bệnh rồi khám tim. Nghe tim, là động tác đầu tiền cần làm: thông thường nghe thấy tiếng phổi ở vùng tim. Tiếng thôi tâm thu đôi khi nghe rõ hơn ở vùng lưng (trong bệnh hẹp eo động mạch chủ). Loại tiếng thổi thứ hai là tiếng thổi liên tục tăng lên ở thì tâm thu (ống động mạch). Đi kèm với tiếng thổi, lúc để tay lên ngực cháu bé có thể thấy rung miu. Nhiều khi chính bà mẹ là người đầu tiên phát hiện do áp tai vào ngực bé hay do bé để tay vào ngực trong khi tắm. Ngực dô phía bên trái cũng là dấu hiệu hay gặp, nhất là lại kèm theo với còi xương, suy dinh dưỡng. Bắt mạch cổ tay và mu chân đồng thời để xem độ nảy của mạch. Nếu là hẹp eo động mạch chủ thì mạch mu chân mất, hoặc khó bắt trong khi mạch cổ tay lại rất rõ, còn nếu ống động mạch thì các mạch đểu rất nảy.Chụp X quang ngực: chụp ngực thẳng nhiều khi đưa lại những dấu hiệu rất quý giá và đặc hiệu. Trước hết là ở phổi: có thể gặp một trong hai tình huống là phổi đậm và phổi sáng. Phổi đậm là do máu đến phổi quá nhiều (dòng máu chảy tắt từ tim trái sang tim phải) . Từ cuống phổi đến cả nhu mô phổi đều đậm. Ngược lại là phổi sáng: cần chú ý nhìn phần phổi bên ngoài rốn phổi. Phổi sáng là do máu đến phổi quá ít (hẹp động mạch phổi hay gọi chung dưới danh từ hẹp đường ra thất phải kèm vách liên thất bình thường).
(Còn tiếp) click vào đây http://thaythuocvietnam.vn/vn/Cac-benh-tim-bam-sinh-di1224-Cac-benh-tim-bam-sinh-n4769
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 902