Khi bị côn trùng cắn, nhất là loài muỗi, trở thành trung gian của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua các vết cắn như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… và một số bệnh ngoài da cần lưu ý. Vậy cách phòng tránh và xử trí như thế nào khi bị côn trùng tấn công?
Côn trùng tăng gấp 3 lần sau mỗi trận mưa
Chị Kim Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, những ngày gần đây con gái chị thường xuyên bị những con vật màu đen, bé như đầu que tăm (có nơi gọi là dĩn) đốt khiến bé ngứa ngáy khắp người. Chị Lan Anh (Liễu Giai, Hà Nội) lại than thở là mùa hè cứ bật đèn là từng đàn côn trùng lao vào bóng đèn “tự sát”. Trời nóng bức ai cũng mặc áo cộc, quần lửng nên côn trùng cứ bay vào trong nhà thế nào cũng có người bị mẩn ngứa. Gia đình anh Hà Văn Chỉnh (Quốc Oai- Hà Nội) lại khốn khổ với lũ sâu róm bò qua cửa sổ vào trú ngụ trong đống chăn gối, khiến cả nhà anh bị mẩn ngứa với những đám da phồng rộp.
Theo BS Kim Anh, Khoa Khám bệnh, BV Da liễu (TP Hồ Chí Minh), sau những trận mưa, bệnh nhân đến khám vì bị côn trùng đốt thường tăng gấp 3 lần so với bình thường, với các biểu vết đỏ mụn nước, cảm giác rát bỏng tại chỗ, có bệnh nhân sưng vùng mi mắt, vều môi, hoặc ngây ngấy sốt…
Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ loại côn trùng nào cũng có thể gây dị ứng, với các vết đỏ, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt. Những tổn thương này không chỉ do bị côn trùng đốt, cắn mà do cả chất tiết của chúng. Có loại bay vào nhà đậu lên vật dụng (khăn tắm, quần áo, giường chiếu…), có loại theo ánh đèn bay vào (như côn trùng biến nhiệt và hướng quang dương có thính giác là mắt kép ưa ánh đèn neon như thiêu thân, bọ cánh cứng, mọt đậu, bọ xít hút máu, mạt thóc…) lỡ rơi vào người, hoặc dính phấn là chất pederin có trong côn trùng sẽ gây viêm da phỏng nước, càng gãi càng sinh dị ứng, lở loét lan rộng và có mủ.
Theo TS. BS. Nguyễn Mạnh Hùng (BV Da Liễu Hà Nội), dấu hiệu nhận biết côn trùng đốt hay tiếp xúc (hay gặp ở vùng da hở) là sẽ xuất hiện viêm da thành vệt, rồi xuất hiện những mụn nước, mụn mủ giập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng. Nặng hơn sẽ có một hay nhiều vệt đỏ dài trên có bọng nước, bọng mủ lan ra xung quanh gây bỏng rát, ngứa, khó chịu. Có khi tổn thương lan rộng gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch ngoại vi… Nếu điều trị đúng, bệnh đỡ nhanh, khỏi sau 4-6 ngày.
Phòng tránh và xử trí
Mùa hè ra ngoài (nhất là lúc chập choạng và buổi tối), nên đeo kính, đi giày, mặc quần áo dài để hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng. Nếu phải làm việc buổi tối dưới ánh đèn, khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt nên tránh phản xạ quệt tay làm lan rộng tổn thương.
Theo BS. Nguyễn Kiểm, Trung tâm Y tế Quang Hồng (BV Đa khoa Tràng An), một bệnh nhân có thể bị viêm da do côn trùng vài lần trong một mùa, được điều trị chủ yếu tại chỗ tùy từng giai đoạn tổn thương. Ngay khi bị tổn thương thường dùng nước muối sinh lý (hoặc nước vôi trong) rửa 3-4 lần/ngày để trung hòa chất tiết của côn trùng, rồi bôi thuốc làm dịu da (hồ nước, hồ Tetra-Pred). Nếu có tổn thương khô thì bôi kem kháng sinh Fucidine, Foban…Nếu tổn thương lan rộng, nhiễm trùng toàn thân thì có thể dùng kháng sinh đường uống. Nếu ngứa do kiến, muỗi đốt thường dùng thuốc kháng histamin. Nhưng dù dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.
Khi bị côn trùng đốt, cắn càng gãi càng ngứa và có thể gây nên vết thương hở da. Do đó nên sát trùng ngay bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng, rồi lấy đá lạnh chườm lên 5 phút, sau đó rửa kỹ lại bằng nước muối, ngày làm 3-4 lần hoặc có thể làm sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét. Tuỳ mức độ tổn thương sẽ chữa trị khác nhau, nhưng chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu do nọc độc côn trùng gây ra.
Nếu bị côn trùng bay vào mắt, hãy chườm lạnh, tránh day dụi, có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nhỏ nước muối sinh lý. Nếu mắt nhìn mờ, sưng đỏ hoặc xung huyết cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để khám chữa kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Hoặc có biểu hiện nặng (sưng và khó thở) cần đưa đi khám ngay.
TS. BS Mạnh Hùng khuyên, người dân tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo trước khi mặc và giường chiếu trước khi nằm. Mùa mưa khi đi ra ngoài hoặc đến những vùng có nhiều cây cần mặc đồ kín. Nếu ăn uống vui chơi ngoài trời nên đốt nến có chiết xuất từ dầu sả, đặt cách nhau khoảng 5m theo vòng tròn để cản côn trùng xâm nhập.
(Hạnh phúc gia đình)
Côn trùng tăng gấp 3 lần sau mỗi trận mưa
Chị Kim Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, những ngày gần đây con gái chị thường xuyên bị những con vật màu đen, bé như đầu que tăm (có nơi gọi là dĩn) đốt khiến bé ngứa ngáy khắp người. Chị Lan Anh (Liễu Giai, Hà Nội) lại than thở là mùa hè cứ bật đèn là từng đàn côn trùng lao vào bóng đèn “tự sát”. Trời nóng bức ai cũng mặc áo cộc, quần lửng nên côn trùng cứ bay vào trong nhà thế nào cũng có người bị mẩn ngứa. Gia đình anh Hà Văn Chỉnh (Quốc Oai- Hà Nội) lại khốn khổ với lũ sâu róm bò qua cửa sổ vào trú ngụ trong đống chăn gối, khiến cả nhà anh bị mẩn ngứa với những đám da phồng rộp.
Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ loại côn trùng nào cũng có thể gây dị ứng, với các vết đỏ, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt. Những tổn thương này không chỉ do bị côn trùng đốt, cắn mà do cả chất tiết của chúng. Có loại bay vào nhà đậu lên vật dụng (khăn tắm, quần áo, giường chiếu…), có loại theo ánh đèn bay vào (như côn trùng biến nhiệt và hướng quang dương có thính giác là mắt kép ưa ánh đèn neon như thiêu thân, bọ cánh cứng, mọt đậu, bọ xít hút máu, mạt thóc…) lỡ rơi vào người, hoặc dính phấn là chất pederin có trong côn trùng sẽ gây viêm da phỏng nước, càng gãi càng sinh dị ứng, lở loét lan rộng và có mủ.
Theo TS. BS. Nguyễn Mạnh Hùng (BV Da Liễu Hà Nội), dấu hiệu nhận biết côn trùng đốt hay tiếp xúc (hay gặp ở vùng da hở) là sẽ xuất hiện viêm da thành vệt, rồi xuất hiện những mụn nước, mụn mủ giập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng. Nặng hơn sẽ có một hay nhiều vệt đỏ dài trên có bọng nước, bọng mủ lan ra xung quanh gây bỏng rát, ngứa, khó chịu. Có khi tổn thương lan rộng gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch ngoại vi… Nếu điều trị đúng, bệnh đỡ nhanh, khỏi sau 4-6 ngày.
Phòng tránh và xử trí
Mùa hè ra ngoài (nhất là lúc chập choạng và buổi tối), nên đeo kính, đi giày, mặc quần áo dài để hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng. Nếu phải làm việc buổi tối dưới ánh đèn, khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt nên tránh phản xạ quệt tay làm lan rộng tổn thương.
Theo BS. Nguyễn Kiểm, Trung tâm Y tế Quang Hồng (BV Đa khoa Tràng An), một bệnh nhân có thể bị viêm da do côn trùng vài lần trong một mùa, được điều trị chủ yếu tại chỗ tùy từng giai đoạn tổn thương. Ngay khi bị tổn thương thường dùng nước muối sinh lý (hoặc nước vôi trong) rửa 3-4 lần/ngày để trung hòa chất tiết của côn trùng, rồi bôi thuốc làm dịu da (hồ nước, hồ Tetra-Pred). Nếu có tổn thương khô thì bôi kem kháng sinh Fucidine, Foban…Nếu tổn thương lan rộng, nhiễm trùng toàn thân thì có thể dùng kháng sinh đường uống. Nếu ngứa do kiến, muỗi đốt thường dùng thuốc kháng histamin. Nhưng dù dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.
Khi bị côn trùng đốt, cắn càng gãi càng ngứa và có thể gây nên vết thương hở da. Do đó nên sát trùng ngay bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng, rồi lấy đá lạnh chườm lên 5 phút, sau đó rửa kỹ lại bằng nước muối, ngày làm 3-4 lần hoặc có thể làm sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét. Tuỳ mức độ tổn thương sẽ chữa trị khác nhau, nhưng chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu do nọc độc côn trùng gây ra.
Nếu bị côn trùng bay vào mắt, hãy chườm lạnh, tránh day dụi, có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nhỏ nước muối sinh lý. Nếu mắt nhìn mờ, sưng đỏ hoặc xung huyết cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để khám chữa kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Hoặc có biểu hiện nặng (sưng và khó thở) cần đưa đi khám ngay.
TS. BS Mạnh Hùng khuyên, người dân tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo trước khi mặc và giường chiếu trước khi nằm. Mùa mưa khi đi ra ngoài hoặc đến những vùng có nhiều cây cần mặc đồ kín. Nếu ăn uống vui chơi ngoài trời nên đốt nến có chiết xuất từ dầu sả, đặt cách nhau khoảng 5m theo vòng tròn để cản côn trùng xâm nhập.
(Hạnh phúc gia đình)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857