Thời tiết oi bức, các món hải sản được ưa dùng hơn. Tuy nhiên, những ai có sở thích ăn hải sản nên lưu tâm những chú ý nhỏ sau.
1. Hải sản có vỏ phải tươi
Với những hải sản có vỏ như ngao, sò huyết, hàu, tu hài, ốc… nếu ăn phải những con chết sẽ gây dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, trong khi acid béo không bão hòa chứa bên trong có thể dễ dàng bị oxy hóa.
Tốt nhất, với hải sản có vỏ nên mua về nhà chế biến, hoặc ăn ở nhà hàng, quán quen và uy tín.
2. Không nên uống nhiều bia cùng hải sản
Tốt nhất là không nên uống bia khi ăn hải sản. Tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác kết hợp với men bia dễ làm tăng hàm lượng acid uric, đây là nguyên nhân gây bệnh gout, bệnh sỏi thận...
3. Hạn chế gỏi từ hải sản
Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt…
4. Không ăn cùng trái cây
Cá, tôm, cua và các hải sản khác rất giàu protein và canxi, trong khi các loại trái cây chứa nhiều tannin, nên nếu ăn hoa quả sau khi ăn đồ hải sản không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể, mà còn gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác. Tốt nhất, hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 2 giờ.
Tương tự, không nên uống trà sau khi ăn hải sản vì trà cũng chứa nhiều tannin.
5. Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
AloBacsi.
Với những hải sản có vỏ như ngao, sò huyết, hàu, tu hài, ốc… nếu ăn phải những con chết sẽ gây dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, trong khi acid béo không bão hòa chứa bên trong có thể dễ dàng bị oxy hóa.
Tốt nhất, với hải sản có vỏ nên mua về nhà chế biến, hoặc ăn ở nhà hàng, quán quen và uy tín.
2. Không nên uống nhiều bia cùng hải sản
Tốt nhất là không nên uống bia khi ăn hải sản. Tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác kết hợp với men bia dễ làm tăng hàm lượng acid uric, đây là nguyên nhân gây bệnh gout, bệnh sỏi thận...
3. Hạn chế gỏi từ hải sản
Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt…
4. Không ăn cùng trái cây
Cá, tôm, cua và các hải sản khác rất giàu protein và canxi, trong khi các loại trái cây chứa nhiều tannin, nên nếu ăn hoa quả sau khi ăn đồ hải sản không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể, mà còn gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác. Tốt nhất, hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 2 giờ.
Tương tự, không nên uống trà sau khi ăn hải sản vì trà cũng chứa nhiều tannin.
5. Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
AloBacsi.