Tất cả phụ nữ ở tuổi 15 trở lên đều nên khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ung thư ngay giai đoạn đầu (nếu bị).
Rất nhiều chị em ngại đi khám phụ khoa vì có tư tưởng khám phụ khoa là việc vô cùng ghê gớm. Dù chưa biết thực hư thế nào nhưng có những tin đồn thất thiệt về khám phụ khoa vẫn cứ "hồn nhiên" phát tán qua miệng của chị em, ví dụ như còn trinh mà đi khám phụ khoa thì sẽ bị mất trinh...
Thực ra, khám phụ khoa không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Thủ tục khám này thậm chí còn rất cần thiết, kể cả với chị em chưa hề hay là đã có quan hệ tình dục rồi.
Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5 đến 10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư…
Điều quan trọng là tất cả phụ nữ ở tuổi 15 trở lên đều nên khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ung thư ngay ở giai đoạn đầu (nếu bị).
Một số chú ý khi quyết định đi khám phụ khoa:
1. Vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng dưới để việc kiểm tra được thuận tiện.
2. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Đừng lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
3. Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết trong các kì khám phụ khoa.
4. Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
5. Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
6. Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
7. Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí.
8. Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
9. Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần.
10. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.
(Afamily)
Rất nhiều chị em ngại đi khám phụ khoa vì có tư tưởng khám phụ khoa là việc vô cùng ghê gớm. Dù chưa biết thực hư thế nào nhưng có những tin đồn thất thiệt về khám phụ khoa vẫn cứ "hồn nhiên" phát tán qua miệng của chị em, ví dụ như còn trinh mà đi khám phụ khoa thì sẽ bị mất trinh...
Thực ra, khám phụ khoa không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Thủ tục khám này thậm chí còn rất cần thiết, kể cả với chị em chưa hề hay là đã có quan hệ tình dục rồi.
Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5 đến 10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư…
Điều quan trọng là tất cả phụ nữ ở tuổi 15 trở lên đều nên khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ung thư ngay ở giai đoạn đầu (nếu bị).
Một số chú ý khi quyết định đi khám phụ khoa:
1. Vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng dưới để việc kiểm tra được thuận tiện.
2. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Đừng lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
3. Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết trong các kì khám phụ khoa.
4. Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
5. Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
6. Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
7. Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí.
8. Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
9. Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần.
10. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.
(Afamily)