Cảnh giác viêm khớp mạn tính tuổi thiếu niên


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi được gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên.


Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Tuy nhiên người ta thống nhất cho rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng hiễm khuẩn làm khởi động một loạt các quá trình trong hệ thống miễn dịch. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella...


Một số thể bệnh thường gặp


Viêm khớp thể viêm nhiều điểm bám tận, thường gặp ở trẻ lớn từ 12 - 16 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Biểu hiện gồm viêm nhiều điểm bám tận của gân dây chằng, bao thanh dịch bám vào xương; viêm khớp thường đơn độc, không đối xứng, hoặc đau cột sống thắt lưng. Các vị trí viêm điểm bám tận thường gặp nhất là điểm bám tận của gân Achille vào xương gót, gai chậu trước trên, điểm bám tận của khớp háng, gối, cổ chân hay các khớp nhỏ ở bàn chân thường không đối xứng.









Viêm nhiều khớp bàn ngón tay yếu tố dạng thấp âm tính​

Chỉ có khoảng 24% trẻ biểu hiện triệu chứng ở cột sống thắt lưng có thể kèm theo có viêm khớp cùng chậu hay không. Tổn thương ngoài khớp thường gặp ở mắt là viêm mống mắt cấp tính với biểu hiện mắt đỏ và đau. Thể này tiến triển nhanh, dễ dẫn đến dính khớp gây tàn phế.

Viêm khớp vảy nến thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 7 - 11 với các biểu hiện ở khớp thường xuất hiện trước khi có các tổn thương ở da. Thường viêm một vài khớp, có thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, không đối xứng, trong đó khớp gối thường gặp nhất, sau đó đến khớp ngón tay, ngón chân. Triệu chứng ngón tay/chân hình khúc dồi và những tổn thương lõm hoặc bong ở móng tay/chân.

Những tổn thương da của bệnh hay gặp ở da dầu, quanh rốn, kẽ mông là những vùng dễ bị bỏ sót. Tiến triển của thể bệnh này rất đa dạng, có trường hợp những tổn thương khớp rất nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp tổn thương khớp nặng gây dính, biến dạng khớp.

Thể bệnh hệ thống (systemic arthritis) hay còn gọi là bệnh Still ở trẻ em: triệu chứng chính là sốt cao, nổi ban màu cá hồi ở da và viêm khớp. Bệnh có tỉ lệ mắc ngang bằng giữa nam và nữ với triệu chứng sốt cao có khi lên tới 39-400C, sau đó tự hạ nhiệt về bình thường, mỗi ngày từ 1 - 2 cơn.

Viêm khớp là triệu chứng không nhất thiết phải xuất hiện ngay từ khi mới bị bệnh, thường tổn thương viêm gặp ở vài khớp vừa và lớn. Viêm khớp có thể đối xứng hoặc không. Triệu chứng nổi ban ở da dạng dát sẩn, màu hồng cá hồi thường xuất hiện quanh các khớp khi sốt cao. Các triệu chứng khác như nổi hạch, gan lách có thể to. Ngoài ra có thể gặp viêm các màng như màng tim, màng phổi, màng bụng.

Viêm màng ngoài tim với các biểu hiện như đau ngực, khó thở, xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh, có tràn dịch màng ngoài tim. Về tiến triển của bệnh rất đa dạng, có thể bệnh nhân chỉ bị bệnh trong thời gian ngắn không để lại di chứng nhưng cũng có thể bị di chứng biến dạng khớp nặng.

Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp âm tính (polyarthritis, RF negative): tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều hơn ở nữ (nữ/nam: 3/1), có thể gặp mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến ở trẻ trên 10 tuổi với biểu hiện viêm từ 5 khớp trở lên trong vòng 6 tháng đầu bị bệnh. Khớp viêm có tính chất đối xứng hay không với các khớp thường gặp như khớp gối, cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân... Xét nghiệm yếu tố dạng thấp âm tính. Tiên lượng thường tốt, ít để lại di chứng.


Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp dương tính cũng hay gặp ở trẻ gái trên 10 tuổi, các triệu chứng viêm khớp giống như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn: viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, cứng khớp buổi sáng. Đôi khi có các biểu hiện ngoài khớp như hạt dưới da, viêm mạch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại di chứng (biến dạng và phá hủy khớp nặng).


Viêm một khớp hay vài khớp (oligoarthritis): đây là thể hay gặp nhất với tỉ lệ khoảng 50% trường hợp, biểu hiện viêm từ 1 - 4 khớp trong 6 tháng đầu bị bệnh. Nếu số khớp viêm không tăng, tức là vẫn dưới hoặc bằng 4 khớp sau 6 tháng đầu mắc bệnh thì xếp vào nhóm viêm khớp dai dẳng (Persitent oligoarthritis). Trong nhóm này, tuổi bị bệnh thường khoảng từ 2 - 3 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ (nam/nữ: 5/1), các khớp thường gặp bao gồm khớp gối không đối xứng.




Hình ảnh viêm khớp vảy nến trên một số khớp ngón tay​

Trong trường hợp viêm một khớp thì viêm khớp gối hay gặp nhất; viêm một khớp cổ chân khoảng 15% trường hợp. Thường liên quan tới các yếu tố HLA A2, DR3, DR8 dương tính. Có 25 - 50% trường hợp có biểu hiện ở mắt như viêm màng mạch nhỏ, để lại những di chứng nặng nề ở mắt như viêm dính mống mắt, xơ hóa đục giác mạc, đục nhân mắt...

Tiên lượng bệnh thường tốt nếu chỉ có tổn thương khớp, khi có tổn thương mắt thì tiên lượng kém. Trường hợp sau 6 tháng đầu bị bệnh số khớp viêm tăng từ 5 khớp trở lên thì xếp vào nhóm viêm khớp mở rộng (extended oligoarthritis), thường liên quan đến yếu tố HLA DR1 dương tính. Trường hợp này tiên lượng thường kém, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng dẫn đến hủy xương và biến dạng khớp.


Điều trị viêm khớp mạn tính thiếu niên


Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp, tối ưu hóa các vận động khớp nhằm đạt tới chức năng khớp bình thường cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc (vật lý trị liệu, duy trì sinh hoạt thường ngày), dùng thuốc (thuốc giảm đau, chống viêm giảm đau, thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể) và điều trị ngoại khoa.


AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl