Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số ca thai phụ bị sẩy thai do sử dụng thuốc trị mụn. Trong khi đó, tình trạng này ở Mỹ ngày một gia tăng. Đáng nói là nhiều phụ nữ không hề hay biết điều này.
Mụn đến cùng bầu
Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trong lúc có thai. Việc tăng tiết chất androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Thông thường mụn phát khởi vào những tháng đầu khi mang thai và nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh.
Cho dù mụn có từ trước, rồi kéo dài khi mang thai hay mụn chỉ xuất hiện trong thai kỳ, mục đích của việc trị liệu, chăm sóc da vẫn không ngoài làm giảm mụn, giới hạn sự tạo sẹo, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cần làm gì khi bị mụn?
Giữ da sạch thoáng: bạn có thể vệ sinh da với các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn như sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không, sau đó thoa nước cân bằng (toner) cùng loại với sữa rửa mặt.
Làm mặt nạ mỗi tuần một lần với các chất như đất sét xốp (kaolin), các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn.
Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Bạn vẫn có thể dùng sản phẩm chứa peroxyde benzoyl thoa lên vùng mụn. Chất này giúp giảm nhờn, tiêu cồi mụn, diệt khuẩn và chống viêm. Có nhiều nồng độ để chọn lựa từ 2,5 – 5 hoặc 10% tuỳ kích thước to nhỏ của mụn, sự nhạy cảm của da và số lượng thương tổn (thương tổn càng nhiều thì nồng độ thuốc dùng càng nhẹ). Thuốc có chất axít azelaic cũng là một chọn lựa để dùng khi có thai.
Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ, có thể thoa kem chống nắng hoặc bảo vệ da bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc tránh nắng giúp giảm thiểu sự kích thích da của thuốc thoa mụn, giảm sự tăng sừng, lão hoá da do quang học cũng như độ đậm của vết nám – một vấn đề về da cũng khá thường gặp ở các bà bầu.
Khám tại các phòng khám chuyên khoa da, thông báo với bác sĩ bạn đang có thai và tuân thủ tốt các hướng dẫn trong đơn thuốc.
Thuốc không được dùng
Nhiều chị em do quá nóng ruột khi mụn nổi nhiều, tự thoa thuốc, kem pha chế, kem trộn hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai. Điều này có thể gây hại cho da hoặc cho sức khoẻ em bé. Sau đây là các thuốc trị mụn không được dùng trong lúc mang thai:
Thuốc uống có chất isotretinoin bị chống chỉ định dùng trong lúc có thai vì có nguy cơ gây quái thai. Các thuốc khác như thuốc viên nội tiết, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin (như tetracyclin, doxycyclin) cũng không được dùng trong giai đoạn này.
Thuốc bôi thuộc nhóm retinoid (axít retinoic, retinol, adapalen...) hoặc các thuốc gây lột sừng nhiều cũng không được chỉ định cho thai phụ.
Việc trị mụn trong thai kỳ khá tế nhị, không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho mẹ mà còn phải an toàn cho con. Mọi thuốc dùng đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh nắng, chăm sóc da với các sản phẩm an toàn và có công dụng trị mụn là những việc thai phụ có thể tự thực hiện để giới hạn sự phát triển của mụn và duy trì sự khoẻ đẹp của làn da.
(Sài gòn tiếp thị)
Mụn đến cùng bầu
Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trong lúc có thai. Việc tăng tiết chất androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Thông thường mụn phát khởi vào những tháng đầu khi mang thai và nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh.
Cho dù mụn có từ trước, rồi kéo dài khi mang thai hay mụn chỉ xuất hiện trong thai kỳ, mục đích của việc trị liệu, chăm sóc da vẫn không ngoài làm giảm mụn, giới hạn sự tạo sẹo, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cần làm gì khi bị mụn?
Giữ da sạch thoáng: bạn có thể vệ sinh da với các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn như sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không, sau đó thoa nước cân bằng (toner) cùng loại với sữa rửa mặt.
Làm mặt nạ mỗi tuần một lần với các chất như đất sét xốp (kaolin), các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn.
Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Bạn vẫn có thể dùng sản phẩm chứa peroxyde benzoyl thoa lên vùng mụn. Chất này giúp giảm nhờn, tiêu cồi mụn, diệt khuẩn và chống viêm. Có nhiều nồng độ để chọn lựa từ 2,5 – 5 hoặc 10% tuỳ kích thước to nhỏ của mụn, sự nhạy cảm của da và số lượng thương tổn (thương tổn càng nhiều thì nồng độ thuốc dùng càng nhẹ). Thuốc có chất axít azelaic cũng là một chọn lựa để dùng khi có thai.
Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ, có thể thoa kem chống nắng hoặc bảo vệ da bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc tránh nắng giúp giảm thiểu sự kích thích da của thuốc thoa mụn, giảm sự tăng sừng, lão hoá da do quang học cũng như độ đậm của vết nám – một vấn đề về da cũng khá thường gặp ở các bà bầu.
Khám tại các phòng khám chuyên khoa da, thông báo với bác sĩ bạn đang có thai và tuân thủ tốt các hướng dẫn trong đơn thuốc.
Thuốc không được dùng
Nhiều chị em do quá nóng ruột khi mụn nổi nhiều, tự thoa thuốc, kem pha chế, kem trộn hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai. Điều này có thể gây hại cho da hoặc cho sức khoẻ em bé. Sau đây là các thuốc trị mụn không được dùng trong lúc mang thai:
Thuốc uống có chất isotretinoin bị chống chỉ định dùng trong lúc có thai vì có nguy cơ gây quái thai. Các thuốc khác như thuốc viên nội tiết, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin (như tetracyclin, doxycyclin) cũng không được dùng trong giai đoạn này.
Thuốc bôi thuộc nhóm retinoid (axít retinoic, retinol, adapalen...) hoặc các thuốc gây lột sừng nhiều cũng không được chỉ định cho thai phụ.
Việc trị mụn trong thai kỳ khá tế nhị, không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho mẹ mà còn phải an toàn cho con. Mọi thuốc dùng đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh nắng, chăm sóc da với các sản phẩm an toàn và có công dụng trị mụn là những việc thai phụ có thể tự thực hiện để giới hạn sự phát triển của mụn và duy trì sự khoẻ đẹp của làn da.
(Sài gòn tiếp thị)