Nếu biết cách sơ cứu kịp thời tại nhà, bạn sẽ hạn chế được tác hại của việc bé nuốt nhầm thuốc.
Các bé từ 1 – 5 tuổi thường hiếu kỳ, nghịch ngợm và hay đưa các đồ vật vào miệng để mút hoặc nuốt. Rất nhiều trường hợp đồ vật mà bé đưa vào miệng lại là những viên thuốc đau đầu, đau dạ dày, thuốc cảm… của mẹ hoặc của những người khác trong gia đình. Khi phát hiện bé nuốt nhầm thuốc, bạn không nên hốt hoảng, lúng túng mà cần phải bình tĩnh hơn bao giờ hết để xử lý tình huống kịp thời.
Nếu bé uống thuốc trong khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ, bạn nên lập tức tìm cách ép bé nôn ra. Cách đơn giản nhất là dùng thìa ấn vào cuống lưỡi bé. Làm như vậy bé sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn thuốc ra nhanh chóng. Tuy nhiên thông thường nếu để bé ngồi thì hiệu quả sẽ không cao, có thể mất nhiều thời gian bé mới nôn được. Tốt nhất là bạn nên cho bé uống một chút nước lọc rồi sau đó đặt bé nằm sấp mới ép bé nôn thuốc ra. Nếu nôn được sẽ hạn chế thấp nhất khả năng phải rửa dạ dày, thường khiến bé phải chịu đau và mệt mỏi nhiều hơn.
Cha mẹ nên để thuốc xa tầm với của trẻ nhé!
Trong trường hợp thời gian uống thuốc của bé đã quá lâu, bạn nên khẩn trương đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ tìm cách khắc phục. Nếu loại thuốc mà bé uống nhầm có tính bào mòn cao (như các thuốc chữa thấp khớp, dạ dày…), bạn nên cho bé uống nhiều nước cơm hoặc nước mì luộc, sữa, lòng trắng trứng… để bảo vệ niêm mạc dạ dày của bé rồi sau đó mới đưa bé đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa các trường hợp bé nuốt nhầm thuốc thì tốt nhất các loại thuốc trong gia đình nên được cất gọn một chỗ cách xa tầm tay của bé. Các chất hóa học, thuốc trừ sâu… và các dị vật dễ gây nguy hiểm cho bé cũng phải được bảo quản, cất giữ đúng cách, không nên cho bé nhìn thấy và chạm vào.
AloBacsi.
Các bé từ 1 – 5 tuổi thường hiếu kỳ, nghịch ngợm và hay đưa các đồ vật vào miệng để mút hoặc nuốt. Rất nhiều trường hợp đồ vật mà bé đưa vào miệng lại là những viên thuốc đau đầu, đau dạ dày, thuốc cảm… của mẹ hoặc của những người khác trong gia đình. Khi phát hiện bé nuốt nhầm thuốc, bạn không nên hốt hoảng, lúng túng mà cần phải bình tĩnh hơn bao giờ hết để xử lý tình huống kịp thời.
Nếu bé uống thuốc trong khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ, bạn nên lập tức tìm cách ép bé nôn ra. Cách đơn giản nhất là dùng thìa ấn vào cuống lưỡi bé. Làm như vậy bé sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn thuốc ra nhanh chóng. Tuy nhiên thông thường nếu để bé ngồi thì hiệu quả sẽ không cao, có thể mất nhiều thời gian bé mới nôn được. Tốt nhất là bạn nên cho bé uống một chút nước lọc rồi sau đó đặt bé nằm sấp mới ép bé nôn thuốc ra. Nếu nôn được sẽ hạn chế thấp nhất khả năng phải rửa dạ dày, thường khiến bé phải chịu đau và mệt mỏi nhiều hơn.
Cha mẹ nên để thuốc xa tầm với của trẻ nhé!
Trong trường hợp thời gian uống thuốc của bé đã quá lâu, bạn nên khẩn trương đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ tìm cách khắc phục. Nếu loại thuốc mà bé uống nhầm có tính bào mòn cao (như các thuốc chữa thấp khớp, dạ dày…), bạn nên cho bé uống nhiều nước cơm hoặc nước mì luộc, sữa, lòng trắng trứng… để bảo vệ niêm mạc dạ dày của bé rồi sau đó mới đưa bé đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa các trường hợp bé nuốt nhầm thuốc thì tốt nhất các loại thuốc trong gia đình nên được cất gọn một chỗ cách xa tầm tay của bé. Các chất hóa học, thuốc trừ sâu… và các dị vật dễ gây nguy hiểm cho bé cũng phải được bảo quản, cất giữ đúng cách, không nên cho bé nhìn thấy và chạm vào.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,636
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,836