Sơ cứu khi bị tai nạn gẫy xương


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Tất cả mọi trường hợp gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu, cố định tạm thời tay hoặc chân bị gãy trước khi chuyển đến bệnh viện.


Khi gẫy xương cần sơ cứu ngay


Hàng ngày có rất nhiều tai nạn không mong muốn như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao xuống, trượt chân, hay bị đánh đập hành hung dẫn tới gẫy xương chân, tay và xương nhiều vùng khác trên cơ thể. Nhiều khi chỉ cần đập tay, chân vào vật cứng cũng có thế làm xương bạn bị gẫy.


Có thể xác định được xương của bạn bị gãy khi có các dấu hiệu như tay hoặc chân bị đau không thể cử động được, rất đau khi cố gắng cử động tay hoặc chân, có triệu chứng đau nhói khi ấn ngón tay vào chỗ gãy; tay hay chân biến dạng bất thường, sưng to, ngắn hơn tay hoặc chân bình thường. Xác định kỹ xem xương bị gãy kín ở bên trong hay xương gãy chọc lòi ra ngoài da để xử trí phù hợp. Khi xác định được chân tay bị gẫy xương cần có biện pháp xử trí sơ cứu đúng để hạn chế những biến chứng gây nên.


Tất cả mọi trường hợp gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu, cố định tạm thời tay hoặc chân bị gãy trước khi chuyển đến bệnh viện.


Các bước cơ bản cần làm:

Xương gẫy bên trong


Với vết gẫy xương kín, xương gẫy bên trong vẫn cần xem chấn thương có gây chảy máu ra ngoài không. Nếu có, nên xử trí như vết thương chảy máu. Nếu không thấy chảy máu ra ngoài nhưng nạn nhân bị mệt lả, chỗ gãy sưng to, da xanh tái; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt do huyết áp động mạch thấp, huyết áp tối đa dưới 10mmHg là dấu hiệu nạn nhân có thể bị chảy máu ở bên trong.


Thực hiện cầm máu bằng cách ấn chặt vết thương bằng băng vô trùng, miếng vải sạch hoặc quần áo sạch.


Gắng giữ cho vùng bị thương bất động. Đừng cố nắn lại xương. Nhưng nếu bạn đã được đào tạo về cách nẹp xương bằng nẹp và không có sẵn sự trợ giúp chuyên nghiệp, thì hãy nẹp vùng bị thương lại. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không nguy hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành.


- Dùng hai miếng ván mỏng hoặc hai thanh tre to bản đặt sát vào hai bên tay hoặc chân bị gãy; hai miếng ván hay hai thanh tre này phải có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai khớp lân cận.


- Dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng ván hay hai thanh tre vào tay hoặc chân bị gãy suốt từ đầu này đến đầu kia của hai miếng ván hay hai thanh tre.


Trường hợp bị gãy chân, có thể dùng cuốn băng để băng chặt hai chân lại với nhau. Trường hợp gãy cẳng tay, sau khi đã cố định có thể dùng một miếng vải rộng hay khăn choàng quàng vào vai để treo tay bị gãy lên.




Gãy xương


Lấy đá lạnh chườm để hạn chế sưng và giúp giảm đau cho tới khi cấp cứu đến. Nhưng chú ý không trực tiếp chườm đá lên da - hãy bọc đá vào một cái khăn tắm, miếng vải hoặc chất liệu khác.


Nếu nạn nhân cảm thấy choáng hoặc thở nhanh và nông thì hãy đặt nạn nhân nằm đầu hơi thấp hơn so với thân người và kê cao chân cho uống nước chè nóng pha đường.


Xương bị gãy chọc ra ngoài


Trường hợp gãy xương chọc ra ngoài, nạn nhân bị nguy hiểm hơn gãy xương kín vì có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng nên cần phải xử trí sơ cứu ngay; đồng thời chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.


Thực hiện thủ thuật bằng cách dùng gạc hoặc vải sạch thấm nước muối để lau sạch vết thương và lấy hết các chất bẩn bám vào; bôi cồn iốt lên vết thương để sát trùng, băng để bảo vệ vết thương khỏi bị vấy bẩn từ ngoài vào và thấm dịch; sau khi băng phải dùng nẹp bất động như các trường hợp gãy xương kín.


Một vấn đề cũng cần quan tâm là cho nạn nhân uống ngay thuốc giảm đau và xem xét ngoài xương bị gãy, nạn nhân còn có bị vết thương phần mềm hay chấn thương ở các nơi khác không để sơ cứu ban đầu.


Người bị gãy xương cần được chăm sóc y tế. Nếu gãy xương là hậu quả của sang chấn hoặc thương tích nặng, hãy gọi cấp cứu ngay. Cũng nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu thấy:


- Người bệnh không đáp ứng, ngừng thở hoặc không cử động. Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) nếu không thấy hơi thở hoặc nhịp tim.


- Chảy máu nhiều
- Ấn nhẹ hoặc cử động nhẹ cũng gây đau
- Chi hoặc khớp bị biến dạng
- Xương chọc thủng da
- Đầu của chi bị thương, như ngón tay hoặc ngón chân, bị tê hoặc bị tím tái.
- Bạn nghi ngờ xương bị gãy ở cổ, đầu hoặc lưng.
- Bạn nghi ngờ xương bị gãy ở háng, xương chậu hoặc đùi (ví dụ, chân hoặc bàn chân bị xoay ngoài bất thường, so với chân không bị thương).

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl