Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ khó đáp ứng đủ nhu cầu nên các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên cho ăn giặm.
Ở giai đoạn này, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang trong thời kỳ mang thai giảm dần nên sức đề kháng ở cơ thể trẻ rất yếu. Vì thế, nếu cho ăn giặm bằng thực phẩm chứa chất đạm thì lưu ý là chúng rất dễ gây dị ứng ở trẻ mà hay gặp nhất là với nhóm hải sản (tôm, cua, cá...).
Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ hay nổi mày đay, sẩn ngứa, thậm chí tiêu chảy. Nếu thấy có các dấu hiệu này nên ngừng cho ăn, sau đó có thể tập cho ăn dần trở lại từng ít một, nếu vẫn dị ứng thì không cho ăn các loại này nữa.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn giặm bằng thực phẩm là cá thì nên cho ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ ít một để thích nghi dần. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì cần thận trọng hơn nữa.
Trong các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời vì chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỉ lệ cân đối phù hợp, giàu chất béo không no omega-3 (đặc biệt trong các loại cá hồi, thu, ngừ, basa), là chất cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá rất giàu vitamin A và D; hàu rất giàu kẽm, là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, cần thiết để trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
Cá đồng tuy không chứa nhiều axít béo không no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu và ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn cá, nên cho ăn cá đồng trước và chọn loại cá nhiều nạc, ít xương (lóc, trắm, trê...). Tôm và cua đồng đều là thức ăn giàu đạm và canxi.
Ngày nào chúng ta cũng có thể cho trẻ ăn 1- 2 bữa hải sản nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ từ 7-12 tháng có thể ăn 20 – 30 g (nấu với bột, cháo)/ngày và tối thiểu 3-4 bữa/tuần; từ 4 tuổi trở lên ăn 1-2 bữa/ngày (50 – 60 g/bữa).
Điều quan trọng nữa là khi muốn cho trẻ ăn hải sản, các bà mẹ phải chọn mua loại còn tươi sống. Nên xay, nghiền nhỏ hải sản để nấu với bột hoặc nấu cháo. Nếu là loại cá nhiều xương thì nên luộc chín, gỡ xương; với tôm cua thì gỡ thịt, giã, lọc lấy nước hoặc xay nhỏ cho vào cháo, bột.
Không cho trẻ ăn hải sản dạng gỏi hoặc nấu chưa chín kỹ. Hạn chế cho ăn cá chiên với dầu hoặc bơ.
(Người lao động)
Ở giai đoạn này, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang trong thời kỳ mang thai giảm dần nên sức đề kháng ở cơ thể trẻ rất yếu. Vì thế, nếu cho ăn giặm bằng thực phẩm chứa chất đạm thì lưu ý là chúng rất dễ gây dị ứng ở trẻ mà hay gặp nhất là với nhóm hải sản (tôm, cua, cá...).
Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ hay nổi mày đay, sẩn ngứa, thậm chí tiêu chảy. Nếu thấy có các dấu hiệu này nên ngừng cho ăn, sau đó có thể tập cho ăn dần trở lại từng ít một, nếu vẫn dị ứng thì không cho ăn các loại này nữa.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn giặm bằng thực phẩm là cá thì nên cho ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ ít một để thích nghi dần. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì cần thận trọng hơn nữa.
Trong các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời vì chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỉ lệ cân đối phù hợp, giàu chất béo không no omega-3 (đặc biệt trong các loại cá hồi, thu, ngừ, basa), là chất cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá rất giàu vitamin A và D; hàu rất giàu kẽm, là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, cần thiết để trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
Cá đồng tuy không chứa nhiều axít béo không no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu và ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn cá, nên cho ăn cá đồng trước và chọn loại cá nhiều nạc, ít xương (lóc, trắm, trê...). Tôm và cua đồng đều là thức ăn giàu đạm và canxi.
Ngày nào chúng ta cũng có thể cho trẻ ăn 1- 2 bữa hải sản nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ từ 7-12 tháng có thể ăn 20 – 30 g (nấu với bột, cháo)/ngày và tối thiểu 3-4 bữa/tuần; từ 4 tuổi trở lên ăn 1-2 bữa/ngày (50 – 60 g/bữa).
Điều quan trọng nữa là khi muốn cho trẻ ăn hải sản, các bà mẹ phải chọn mua loại còn tươi sống. Nên xay, nghiền nhỏ hải sản để nấu với bột hoặc nấu cháo. Nếu là loại cá nhiều xương thì nên luộc chín, gỡ xương; với tôm cua thì gỡ thịt, giã, lọc lấy nước hoặc xay nhỏ cho vào cháo, bột.
Không cho trẻ ăn hải sản dạng gỏi hoặc nấu chưa chín kỹ. Hạn chế cho ăn cá chiên với dầu hoặc bơ.
(Người lao động)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140