Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có hàng nghìn trẻ tự kỷ không được đến trường. Đó là nỗi đau của các bậc cha mẹ khi trẻ không có môi trường để hòa nhập. Có thể sẽ còn có rất nhiều trẻ tự kỷ khác không được đến trường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Phát hiện muộn, bệnh khó chữa
Bước chân vào đơn vị châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não của Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Bộ Y tế), chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự bài trí của Trung tâm giống như một nhà trẻ thu nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng đơn vị châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não cho biết: “Chúng tôi tạo mô hình điều trị như vườn trẻ để các em tới đây điều trị vừa có chỗ vui chơi, lại cũng là nơi để chúng tôi dạy các cháu nhận biết đồ vật xung quanh và giao lưu với các bạn khác. Có như vậy, mới làm tăng tỷ lệ giảm bệnh nhanh và hòa nhập với cộng đồng”.
Anh Ngô Văn Cường ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) ngồi ôm cậu con trai 6 tuổi Ngô Hoàng Minh đang phải châm cứu để chữa bệnh tự kỷ. Anh Cường tâm sự, cháu Minh sinh ra hoàn toàn bình thường. Đến khi cháu được hơn 2 tuổi, thấy cháu không nói được, gia đình cũng chỉ nghĩ là cháu chậm nói. Đưa cháu đi chữa trị nhiều nơi nhưng cũng không hiệu quả. Khi đưa cháu đến đây, được các bác sĩ chẩn đoán là bị tự kỷ nên gia đình cho cháu nhập viện luôn để điều trị. Sau gần một tuần điều trị, cháu đã đỡ la hét hơn trước nhiều.
Cùng phòng với cháu Minh là cô bé 2,5 tuổi, Lê Trúc An (Thanh Xuân, Hà Nội) lại bị bại não. Bà nội cháu cho biết, khi thấy cháu đến 2,5 tuổi mà chưa nói được, hành động lại không tự chủ nên gia đình cho cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương khám. Được các bác sĩ tư vấn, gia đình quyết tâm cho cháu điều trị bằng châm cứu kết hợp với giáo dục, mong cháu sớm được như các cháu bình thường khác.
Bác sĩ Văn cũng cho biết thêm, bệnh tự kỷ và bại não hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng Nhi khoa. Hậu quả của việc không được chữa trị hoặc điều trị không theo đúng liệu trình sẽ dẫn đến việc các cháu bị tàn phế, không học tập được, không tự phục vụ bản thân trong các hoạt động hằng ngày và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kết hợp cổ truyền và hiện đại để chữa bệnh
PGS. TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến người mắc bệnh có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, sống thu mình và ngại tiếp xúc. Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn bé gái. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Giống như các bệnh rối loạn về tâm sinh lý khác, tự kỷ có thể thành bệnh mãn tính tồn tại trong suốt cuộc đời người bệnh nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời. Còn bệnh bại não trẻ em là một dạng tổn thương não lan tỏa với biểu hiện ở các chức năng: Trí tuệ, vận động, ngôn ngữ, các giác quan và hành vi xảy ra cho trẻ dưới 5 tuổi. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB và XH, tại Việt Nam có khoảng từ 5 đến 7% trẻ em tàn tật dưới tuổi 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm hơn 40%. Theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hằng năm có hơn 3000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại Khoa Nhi của bệnh viện.
PSG. TS Nghiêm Hữu Thành cũng cho biết, để đạt được hiệu quả cao hơn việc chữa bệnh cho trẻ tự kỷ, bại não, bệnh viện đã thành lập đơn vị “Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não”. Hoạt động của đơn vị nhằm mục tiêu xây dựng mô hình chuẩn kết hợp châm cứu y học cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp giữa y học và giáo dục trong điều trị cho trẻ tự kỷ, bại não, sớm đưa trẻ tái hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động này phần nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của các gia đình có con tự kỷ và bại não mong muốn có được nơi điều trị tốt, rút ngắn thời gian điều trị.
Quandoi.vn
Phát hiện muộn, bệnh khó chữa
Bước chân vào đơn vị châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não của Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Bộ Y tế), chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự bài trí của Trung tâm giống như một nhà trẻ thu nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng đơn vị châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não cho biết: “Chúng tôi tạo mô hình điều trị như vườn trẻ để các em tới đây điều trị vừa có chỗ vui chơi, lại cũng là nơi để chúng tôi dạy các cháu nhận biết đồ vật xung quanh và giao lưu với các bạn khác. Có như vậy, mới làm tăng tỷ lệ giảm bệnh nhanh và hòa nhập với cộng đồng”.
Anh Ngô Văn Cường ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) ngồi ôm cậu con trai 6 tuổi Ngô Hoàng Minh đang phải châm cứu để chữa bệnh tự kỷ. Anh Cường tâm sự, cháu Minh sinh ra hoàn toàn bình thường. Đến khi cháu được hơn 2 tuổi, thấy cháu không nói được, gia đình cũng chỉ nghĩ là cháu chậm nói. Đưa cháu đi chữa trị nhiều nơi nhưng cũng không hiệu quả. Khi đưa cháu đến đây, được các bác sĩ chẩn đoán là bị tự kỷ nên gia đình cho cháu nhập viện luôn để điều trị. Sau gần một tuần điều trị, cháu đã đỡ la hét hơn trước nhiều.
Cùng phòng với cháu Minh là cô bé 2,5 tuổi, Lê Trúc An (Thanh Xuân, Hà Nội) lại bị bại não. Bà nội cháu cho biết, khi thấy cháu đến 2,5 tuổi mà chưa nói được, hành động lại không tự chủ nên gia đình cho cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương khám. Được các bác sĩ tư vấn, gia đình quyết tâm cho cháu điều trị bằng châm cứu kết hợp với giáo dục, mong cháu sớm được như các cháu bình thường khác.
Bác sĩ Văn cũng cho biết thêm, bệnh tự kỷ và bại não hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng Nhi khoa. Hậu quả của việc không được chữa trị hoặc điều trị không theo đúng liệu trình sẽ dẫn đến việc các cháu bị tàn phế, không học tập được, không tự phục vụ bản thân trong các hoạt động hằng ngày và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kết hợp cổ truyền và hiện đại để chữa bệnh
PGS. TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến người mắc bệnh có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, sống thu mình và ngại tiếp xúc. Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn bé gái. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Giống như các bệnh rối loạn về tâm sinh lý khác, tự kỷ có thể thành bệnh mãn tính tồn tại trong suốt cuộc đời người bệnh nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời. Còn bệnh bại não trẻ em là một dạng tổn thương não lan tỏa với biểu hiện ở các chức năng: Trí tuệ, vận động, ngôn ngữ, các giác quan và hành vi xảy ra cho trẻ dưới 5 tuổi. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB và XH, tại Việt Nam có khoảng từ 5 đến 7% trẻ em tàn tật dưới tuổi 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm hơn 40%. Theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hằng năm có hơn 3000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại Khoa Nhi của bệnh viện.
PSG. TS Nghiêm Hữu Thành cũng cho biết, để đạt được hiệu quả cao hơn việc chữa bệnh cho trẻ tự kỷ, bại não, bệnh viện đã thành lập đơn vị “Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não”. Hoạt động của đơn vị nhằm mục tiêu xây dựng mô hình chuẩn kết hợp châm cứu y học cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp giữa y học và giáo dục trong điều trị cho trẻ tự kỷ, bại não, sớm đưa trẻ tái hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động này phần nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của các gia đình có con tự kỷ và bại não mong muốn có được nơi điều trị tốt, rút ngắn thời gian điều trị.
Quandoi.vn
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167