Đột tử ở người trẻ tuổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dù là lúc đang ngủ, đang chơi thể thao...
Những cái chết trước tuổi 30
Năm 2009, Tim Eves, một thanh niên người Anh 25 tuổi đang chơi trò chạy bộ trên máy điện tử Wii Fit thì đột nhiên ngã quỵ xuống bất tỉnh.
Anh được đưa tới bệnh viện nhưng không thể qua khỏi. Trước đó, Tim hoàn toàn khỏe mạnh. Theo thông tin gia đình nhận được, Tim có thể là nạn nhân của Hội chứng đột tử ở người trưởng thành.
Năm 2010, Hayley Crook (23 tuổi), một vũ công và người mẫu cũng là nạn nhân của hội chứng này. Bạn trai của cô kể lại: “Chúng tôi đi ngủ lúc 10 rưỡi tối. Tôi thức giấc vào khoảng 4 hoặc 5 giờ sáng để uống thuốc. Lúc đó, Hayley vẫn còn ngủ, thậm chí tôi có thể nghe thấy tiếng cô ấy thở. Tôi vào giường ngủ, tỉnh dậy lúc 7 rưỡi sáng và phát hiện cô ấy trong tình trạng nằm sấp, mắt mở to và hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống”.
Ngay lập tức, anh đã gọi cấp cứu tới, nhưng đã quá muộn. Trước đó, cô không hề có bệnh sử gì đáng ngại. Các bác sĩ cho rằng có thể Hayley qua đời vì chứng loạn nhịp tim đột ngột.
Mới đây, vào tháng 6/2012, Lily Webster (15 tuổi), học sinh trường trung học Stowmarket (Anh) đột nhiên quỵ xuống trong giờ học thể dục. Các nhân viên điều tra cho rằng cô bé cũng mắc phải hội chứng tương tự như Tim Eves và Hayley Crook.
Ngay trước lúc chết, Lily đã thực hiện những động tác nhào lộn trong giờ học thế dục. Đột nhiên, cô bé ôm đầu và lẩm bẩm: “Lạy Chúa”, sau đó gục xuống tấm bạt ở Trung tâm Thể thao Mid Suffolk tại Stowmarket, Suffolk (Anh). Cuối cùng, tim của Lily ngừng đập.
Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu trong một giờ đồng hồ nhưng không thành công. Lily đã qua đời ngay tại hiện trường xảy ra vụ việc. Các cuộc xét nghiệm cho thấy trước đó, cô bé không hề dùng bất kỳ loại thuốc nào khiến cơ thể suy kiệt.
Lily Webster qua đời khi mới 15 tuổi
Nguyên nhân gây ra những vụ đột tử ở người trẻ tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột tử ở những người trẻ tuổi, trong đó nguyên nhân đáng ngại và phổ biến nhất là do bệnh tim.
1. Bệnh tim
Ở Mỹ, tổng số người đột tử do bệnh tim thuộc độ tuổi từ 15 đến 34 tăng từ 2.719 người vào năm 1989 lên 3.000 người vào năm 1996. Điều đáng ngại là tỷ lệ đột tử tăng tới 30% ở những phụ nữ trẻ.
Với những người 30 tuổi trở lên, bệnh tim thường là hậu quả của việc mạch máu cung cấp cho tim bị tắc nghẽn (ví dụ như bệnh động mạch vành). Với những người trẻ tuổi và ở trẻ em thì nguyên nhân đa dạng hơn. Một số triệu chứng bệnh tật được ghi nhận từ khi bệnh nhân còn sống, tuy nhiên cũng có một số trường hợp, căn bệnh chỉ được phát hiện sau khi bệnh nhân qua đời.
Bệnh tim gồm có bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh mô liên kết di truyền và sa van hai lá.
Bệnh cơ tim
Bệnh xảy ra khi cơ tim có những bất ổn và những vấn đề này thường di truyền.
+ Bệnh cơ tim phì đại: cơ tim dày bất thường hoặc giãn nở. Ngay cả khi cơ tim không dày lên thì những sợi cơ tim cũng bị sắp xếp bất thường và các tế bào cơ tim trở nên lộn xộn.
+ Bệnh cơ tim thất phải: khi bị bệnh cơ tim thất phải, cơ tim bệnh nhân sẽ mỏng đi do số lượng bất thường của các mô mỡ bám trên cơ tim. Bệnh có tên gọi này là vì bệnh này thường tác động tới phía bên phải tim.
+ Bệnh cơ tim giãn: tim phình to hơn và không còn bơm máu tới các cơ quan một cách hiệu quả. Đôi khi căn bệnh này tiến triển, gây ra tình trạng suy tim khi tim không hoạt động đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Bệnh tim bẩm sinh
Những bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị bệnh về van tim và động mạch vành bất thường.
Bệnh viêm cơ tim
Căn bệnh này thường xảy ra do nhiễm virus, do biến chứng của các bệnh lý khác hoặc do dùng thuốc. Bệnh này không di truyền.
Bệnh mô liên kết di truyền
Bệnh mô liên kết di truyền gồm có những bệnh như Hội chứng Marfan và Hội chứng Ehler-Danlos … Những bệnh này ảnh hưởng đến sức mạnh và độ đàn hồi của các thành mạch máu chính và cơ tim, sau đó khiến bệnh nhân đột tử do rối loạn nhịp tim hoặc do những mạch máu chính (như động mạch chủ) bị đứt đột ngột.
Sa van hai lá
Van hai lá là van chắn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Sa van hai lá xảy ra khi các van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái đóng không đúng cách. Căn bệnh này khá phổ biến, cứ 20 người lại có 1 đến 2 người bị bệnh này. Trong một số trường hợp, sa van hai lá có thể di truyền trong gia đình và liên quan tới chứng loạn nhịp tim cũng như đột tử.
2. Các nguyên nhân liên quan đến việc dùng thuốc
Dùng thuốc quá liều có thể mang đến những tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc kê theo toa, thuốc có thể sử dụng mà không cần chỉ dẫn của bác sĩ và những loại thuốc bất hợp pháp đều có thể mang đến rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt nếu dùng quá liều. Những tác dụng phụ này bao gồm cả chứng loạn nhịp tim, gây ra đột tử.
3. Nguyên nhân khác
Các nghiên cứu cho thấy dù hiếm khi xảy ra nhưng nguyên nhân của những trường hợp đột tử có thể là do động kinh và bệnh hen suyễn nặng. Nghẽn mạch phổi (máu đông trong phổi) cũng có thể gây đột quỵ và tử vong nhanh chóng.
AloBacsi.
Những cái chết trước tuổi 30
Năm 2009, Tim Eves, một thanh niên người Anh 25 tuổi đang chơi trò chạy bộ trên máy điện tử Wii Fit thì đột nhiên ngã quỵ xuống bất tỉnh.
Anh được đưa tới bệnh viện nhưng không thể qua khỏi. Trước đó, Tim hoàn toàn khỏe mạnh. Theo thông tin gia đình nhận được, Tim có thể là nạn nhân của Hội chứng đột tử ở người trưởng thành.
Năm 2010, Hayley Crook (23 tuổi), một vũ công và người mẫu cũng là nạn nhân của hội chứng này. Bạn trai của cô kể lại: “Chúng tôi đi ngủ lúc 10 rưỡi tối. Tôi thức giấc vào khoảng 4 hoặc 5 giờ sáng để uống thuốc. Lúc đó, Hayley vẫn còn ngủ, thậm chí tôi có thể nghe thấy tiếng cô ấy thở. Tôi vào giường ngủ, tỉnh dậy lúc 7 rưỡi sáng và phát hiện cô ấy trong tình trạng nằm sấp, mắt mở to và hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống”.
Ngay lập tức, anh đã gọi cấp cứu tới, nhưng đã quá muộn. Trước đó, cô không hề có bệnh sử gì đáng ngại. Các bác sĩ cho rằng có thể Hayley qua đời vì chứng loạn nhịp tim đột ngột.
Mới đây, vào tháng 6/2012, Lily Webster (15 tuổi), học sinh trường trung học Stowmarket (Anh) đột nhiên quỵ xuống trong giờ học thể dục. Các nhân viên điều tra cho rằng cô bé cũng mắc phải hội chứng tương tự như Tim Eves và Hayley Crook.
Ngay trước lúc chết, Lily đã thực hiện những động tác nhào lộn trong giờ học thế dục. Đột nhiên, cô bé ôm đầu và lẩm bẩm: “Lạy Chúa”, sau đó gục xuống tấm bạt ở Trung tâm Thể thao Mid Suffolk tại Stowmarket, Suffolk (Anh). Cuối cùng, tim của Lily ngừng đập.
Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu trong một giờ đồng hồ nhưng không thành công. Lily đã qua đời ngay tại hiện trường xảy ra vụ việc. Các cuộc xét nghiệm cho thấy trước đó, cô bé không hề dùng bất kỳ loại thuốc nào khiến cơ thể suy kiệt.
Lily Webster qua đời khi mới 15 tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột tử ở những người trẻ tuổi, trong đó nguyên nhân đáng ngại và phổ biến nhất là do bệnh tim.
1. Bệnh tim
Ở Mỹ, tổng số người đột tử do bệnh tim thuộc độ tuổi từ 15 đến 34 tăng từ 2.719 người vào năm 1989 lên 3.000 người vào năm 1996. Điều đáng ngại là tỷ lệ đột tử tăng tới 30% ở những phụ nữ trẻ.
Với những người 30 tuổi trở lên, bệnh tim thường là hậu quả của việc mạch máu cung cấp cho tim bị tắc nghẽn (ví dụ như bệnh động mạch vành). Với những người trẻ tuổi và ở trẻ em thì nguyên nhân đa dạng hơn. Một số triệu chứng bệnh tật được ghi nhận từ khi bệnh nhân còn sống, tuy nhiên cũng có một số trường hợp, căn bệnh chỉ được phát hiện sau khi bệnh nhân qua đời.
Bệnh tim gồm có bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh mô liên kết di truyền và sa van hai lá.
Bệnh cơ tim
Bệnh xảy ra khi cơ tim có những bất ổn và những vấn đề này thường di truyền.
+ Bệnh cơ tim phì đại: cơ tim dày bất thường hoặc giãn nở. Ngay cả khi cơ tim không dày lên thì những sợi cơ tim cũng bị sắp xếp bất thường và các tế bào cơ tim trở nên lộn xộn.
+ Bệnh cơ tim thất phải: khi bị bệnh cơ tim thất phải, cơ tim bệnh nhân sẽ mỏng đi do số lượng bất thường của các mô mỡ bám trên cơ tim. Bệnh có tên gọi này là vì bệnh này thường tác động tới phía bên phải tim.
+ Bệnh cơ tim giãn: tim phình to hơn và không còn bơm máu tới các cơ quan một cách hiệu quả. Đôi khi căn bệnh này tiến triển, gây ra tình trạng suy tim khi tim không hoạt động đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Bệnh tim bẩm sinh
Những bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị bệnh về van tim và động mạch vành bất thường.
Bệnh viêm cơ tim
Căn bệnh này thường xảy ra do nhiễm virus, do biến chứng của các bệnh lý khác hoặc do dùng thuốc. Bệnh này không di truyền.
Bệnh mô liên kết di truyền
Bệnh mô liên kết di truyền gồm có những bệnh như Hội chứng Marfan và Hội chứng Ehler-Danlos … Những bệnh này ảnh hưởng đến sức mạnh và độ đàn hồi của các thành mạch máu chính và cơ tim, sau đó khiến bệnh nhân đột tử do rối loạn nhịp tim hoặc do những mạch máu chính (như động mạch chủ) bị đứt đột ngột.
Sa van hai lá
Van hai lá là van chắn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Sa van hai lá xảy ra khi các van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái đóng không đúng cách. Căn bệnh này khá phổ biến, cứ 20 người lại có 1 đến 2 người bị bệnh này. Trong một số trường hợp, sa van hai lá có thể di truyền trong gia đình và liên quan tới chứng loạn nhịp tim cũng như đột tử.
2. Các nguyên nhân liên quan đến việc dùng thuốc
Dùng thuốc quá liều có thể mang đến những tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc kê theo toa, thuốc có thể sử dụng mà không cần chỉ dẫn của bác sĩ và những loại thuốc bất hợp pháp đều có thể mang đến rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt nếu dùng quá liều. Những tác dụng phụ này bao gồm cả chứng loạn nhịp tim, gây ra đột tử.
3. Nguyên nhân khác
Các nghiên cứu cho thấy dù hiếm khi xảy ra nhưng nguyên nhân của những trường hợp đột tử có thể là do động kinh và bệnh hen suyễn nặng. Nghẽn mạch phổi (máu đông trong phổi) cũng có thể gây đột quỵ và tử vong nhanh chóng.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911