Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.
Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.
Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.
Dùng riêng: Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g.
Chữa đau bụng kinh, bế kinh:
Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.
Chữa áp-xe vú: chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.
Chữa bệnh răng miệng: dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
Dùng phối hợp: chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chú ý: Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.
Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và lá ngón để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:
Chè vằng: cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen.
Lá ngón: cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu./.
Theo SKĐS
Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.
Dùng riêng: Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g.
Chữa đau bụng kinh, bế kinh:
Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.
Chữa áp-xe vú: chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.
Chữa bệnh răng miệng: dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
Dùng phối hợp: chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chú ý: Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.
Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và lá ngón để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:
Chè vằng: cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen.
Lá ngón: cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu./.
Theo SKĐS