Có thể nói không trẻ em nào không bị sốt do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Ở trẻ nhỏ, những cơn sốt đều làm cho cha mẹ phải mất ăn bỏ ngủ vì lo lắng và sợ nhất khi trẻ xảy ra co giật.
Sốt cao và co giật ở trẻ
Trẻ sốt cao khi thân nhiệt của trẻ phải trên 38,5OC và nếu dưới 38,5OC gọi là trẻ có sốt.
Co giật khi sốt cao là biểu hiện rối loạn thần kinh vận động, có thể do tổn thương thực thể ở hệ thần kinh trung ương thường gặp trong các bệnh viêm não, viêm màng não mủ, ápxe não, xuất huyết não màng não, hoặc các bệnh nhiễm trùng nhiễm độc như bệnh lỵ trực trùng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu...
Nhưng nhiều trường hợp ở trẻ khi sốt do nhiễm siêu vi cũng có thể co giật. Co giật ở đây là do kích thích sự dẫn truyền hệ thần kinh trung ương. Cho nên loại sốt cao co giật này được gọi là co giật lành tính. Để có khái niệm về chẩn đoán sốt cao co giật lành tính, người ta thường dựa vào bốn tính chất sau:
- Tuổi thường gặp từ 5 tháng đến 5 tuổi. Nếu dưới 4 tháng hoặc trên 6 tuổi mà bị sốt cao co giật thì ít nghĩ đến lành tính mà phải nghĩ đến bệnh lý có tổn thương thần kinh ít hoặc nhiều.
- Co giật thường biểu hiện toàn thân, nghĩa là co giật bao gồm ở mắt, miệng, tay và chân. Sùi bọt mép, hai bàn tay co cứng, mắt trợn ngược. Da mặt xanh tái.
- Cơn co giật ngắn và tự hết. Tuy nhiên nếu không can thiệp thì có thể lặp lại.
- Thông thường sau cơn co giật không để lại tổn thương thực thể ở hệ thần kinh trung ương.
Đầy đủ bốn dấu hiệu đó thì các bà mẹ cố gắng yên tâm, tỉnh táo để sơ cứu cắt cơn co giật và sau đó chuyển đến cơ sở y tế để tiếp tục theo dõi.
Sau đây là các bước sơ cứu:
- Người lớn phải bình tĩnh, không luống cuống. Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc áo quần nhẹ và mỏng.
- Tiếp theo cho trẻ uống thuốc paracetamol liều một lần uống là 15mg/kg trọng lượng cơ thể, hoặc nhét hậu môn cũng liều như vậy. Đắp khăn ấm lên trán.
Những điều cấm kỵ:
- Không được vắt nước chanh vào miệng bệnh nhi, vì trẻ đang co giật dễ sặc hạt chanh hoặc tép chanh gây tắc đường thở.
- Không vội vàng xát chanh lên toàn thân trẻ.
- Hạn chế dùng ngón tay để chặn miệng trẻ.
Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, trẻ khóc trở lại, như vậy cơn co giật nhanh chóng đã được chấm dứt. Nếu cần thì đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh tìm nguyên nhân gây sốt cao co giật.
Thông thường, sốt cao trong sốt xuất huyết hay sốt thương hàn ít khi bị co giật, vì vậy các bà mẹ đừng lo lắng.
(Tuổi trẻ)
Sốt cao và co giật ở trẻ
Trẻ sốt cao khi thân nhiệt của trẻ phải trên 38,5OC và nếu dưới 38,5OC gọi là trẻ có sốt.
Co giật khi sốt cao là biểu hiện rối loạn thần kinh vận động, có thể do tổn thương thực thể ở hệ thần kinh trung ương thường gặp trong các bệnh viêm não, viêm màng não mủ, ápxe não, xuất huyết não màng não, hoặc các bệnh nhiễm trùng nhiễm độc như bệnh lỵ trực trùng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu...
Nhưng nhiều trường hợp ở trẻ khi sốt do nhiễm siêu vi cũng có thể co giật. Co giật ở đây là do kích thích sự dẫn truyền hệ thần kinh trung ương. Cho nên loại sốt cao co giật này được gọi là co giật lành tính. Để có khái niệm về chẩn đoán sốt cao co giật lành tính, người ta thường dựa vào bốn tính chất sau:
- Tuổi thường gặp từ 5 tháng đến 5 tuổi. Nếu dưới 4 tháng hoặc trên 6 tuổi mà bị sốt cao co giật thì ít nghĩ đến lành tính mà phải nghĩ đến bệnh lý có tổn thương thần kinh ít hoặc nhiều.
- Co giật thường biểu hiện toàn thân, nghĩa là co giật bao gồm ở mắt, miệng, tay và chân. Sùi bọt mép, hai bàn tay co cứng, mắt trợn ngược. Da mặt xanh tái.
- Cơn co giật ngắn và tự hết. Tuy nhiên nếu không can thiệp thì có thể lặp lại.
- Thông thường sau cơn co giật không để lại tổn thương thực thể ở hệ thần kinh trung ương.
Đầy đủ bốn dấu hiệu đó thì các bà mẹ cố gắng yên tâm, tỉnh táo để sơ cứu cắt cơn co giật và sau đó chuyển đến cơ sở y tế để tiếp tục theo dõi.
Sau đây là các bước sơ cứu:
- Người lớn phải bình tĩnh, không luống cuống. Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc áo quần nhẹ và mỏng.
- Tiếp theo cho trẻ uống thuốc paracetamol liều một lần uống là 15mg/kg trọng lượng cơ thể, hoặc nhét hậu môn cũng liều như vậy. Đắp khăn ấm lên trán.
Những điều cấm kỵ:
- Không được vắt nước chanh vào miệng bệnh nhi, vì trẻ đang co giật dễ sặc hạt chanh hoặc tép chanh gây tắc đường thở.
- Không vội vàng xát chanh lên toàn thân trẻ.
- Hạn chế dùng ngón tay để chặn miệng trẻ.
Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, trẻ khóc trở lại, như vậy cơn co giật nhanh chóng đã được chấm dứt. Nếu cần thì đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh tìm nguyên nhân gây sốt cao co giật.
Thông thường, sốt cao trong sốt xuất huyết hay sốt thương hàn ít khi bị co giật, vì vậy các bà mẹ đừng lo lắng.
(Tuổi trẻ)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,348
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,123
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,302
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,130