Những bước vệ sinh vùng kín đúng cách là điều bạn nên lưu ý trong một hai tuần đầu sau sinh.
1. Rửa sạch tay
Bàn tay là đường truyền nhanh nhất và nhiều nhất của vi khuẩn cho vết thương vùng kín nên rất cần được giữ sạch. Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất 30 phút. Giữ cho đầu ngón tay chúc xuống đáy bồn và bàn tay luôn thấp hơn khuỷu tay. Điều này giúp xà phòng, nước và vi khuẩn trôi sạch xuống dưới. Chú ý đặc biệt tới móng tay, và các kẽ ngón tay những điểm này trông bẩn nhất. Sau khi rửa sạch tay, nhớ lau khô bằng khăn sạch. Hãy rửa tay như vậy trước và sau khi thay băng vệ sinh.
2. Cởi bỏ băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau
Mỗi lần cởi bỏ băng vệ sinh, nhớ làm theo tư thế này vì sẽ giúp tránh đưa vi khuẩn từ khu vực hậu môn ra vùng kín. Đựng băng vệ sinh đã dùng trong một túi nhựa dán kín chứ không để trong thùng rác nhà vệ sinh. Tránh chạm tay vào vùng băng có dính máu. Và nhớ nhiều nhất 4 tiếng một lần phải thay băng vệ sinh.
3. Rửa vùng kín từ trước ra sau
Khi thay băng vệ sinh (hoặc sau khi tiểu tiện, đại tiện), nhớ giữ nguyên tư thế ngồi trên bồn cầu và dùng vòi sen hoặc bình xịt nước ấm (tốt nhất là dùng nước ấm có pha chút muối) xịt qua bên ngoài vùng kín theo chiều từ trước ra sau. Nhớ tránh xịt nước sâu vào bên trong. Lau nhẹ vùng kín bằng giấy vệ sinh. Giấy vệ sinh nên có màu trắng, không có hương thơm là tốt nhất.
4. Bôi thuốc cho vết thương
Săn sóc vết mổ do cắt tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn luôn được khô. Hãy thoa thuốc mỡ nếu bác sĩ yêu cầu vì loại thuốc này giúp nhanh lành vết thương và mang lại cảm giác thoải mái. Nên kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau sinh.
5. Không giật nước trước khi đứng lên
Việc giật nước bồn cầu có thể khiến nước từ bồn cầu bắn vào vùng kín gây viêm nhễm. Khi đang thay băng vệ sinh, nhớ không chạm tay vào bồn cầu.
6. Đi tiểu đứng
Nước tiểu có thể làm tấy da vùng kín và làm đau vết rạch âm đạo. Vì lẽ đó nên, hãy tránh để nước tiểu đọng lại ở vùng kín bằng cách đi tiểu trong tư thế đứng dạng chân ra hai bên thành nhà vệ sinh. Bằng cách này nước tiêu sẽ chảy thẳng xuống. Bạn có thể tiểu trong khi đang đứng tắm vòi sen cũng cho hiệu quả tương tự.
Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu đường thì hãy thử ngâm vùng kín trong nước ấm cho đến khi các cơ vùng kín được giãn ra. Sau khi tiểu được, rửa sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh theo chiều từ trước ra sau.
(Gia đình trẻ)
1. Rửa sạch tay
Bàn tay là đường truyền nhanh nhất và nhiều nhất của vi khuẩn cho vết thương vùng kín nên rất cần được giữ sạch. Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất 30 phút. Giữ cho đầu ngón tay chúc xuống đáy bồn và bàn tay luôn thấp hơn khuỷu tay. Điều này giúp xà phòng, nước và vi khuẩn trôi sạch xuống dưới. Chú ý đặc biệt tới móng tay, và các kẽ ngón tay những điểm này trông bẩn nhất. Sau khi rửa sạch tay, nhớ lau khô bằng khăn sạch. Hãy rửa tay như vậy trước và sau khi thay băng vệ sinh.
2. Cởi bỏ băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau
Mỗi lần cởi bỏ băng vệ sinh, nhớ làm theo tư thế này vì sẽ giúp tránh đưa vi khuẩn từ khu vực hậu môn ra vùng kín. Đựng băng vệ sinh đã dùng trong một túi nhựa dán kín chứ không để trong thùng rác nhà vệ sinh. Tránh chạm tay vào vùng băng có dính máu. Và nhớ nhiều nhất 4 tiếng một lần phải thay băng vệ sinh.
3. Rửa vùng kín từ trước ra sau
Khi thay băng vệ sinh (hoặc sau khi tiểu tiện, đại tiện), nhớ giữ nguyên tư thế ngồi trên bồn cầu và dùng vòi sen hoặc bình xịt nước ấm (tốt nhất là dùng nước ấm có pha chút muối) xịt qua bên ngoài vùng kín theo chiều từ trước ra sau. Nhớ tránh xịt nước sâu vào bên trong. Lau nhẹ vùng kín bằng giấy vệ sinh. Giấy vệ sinh nên có màu trắng, không có hương thơm là tốt nhất.
4. Bôi thuốc cho vết thương
Săn sóc vết mổ do cắt tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn luôn được khô. Hãy thoa thuốc mỡ nếu bác sĩ yêu cầu vì loại thuốc này giúp nhanh lành vết thương và mang lại cảm giác thoải mái. Nên kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau sinh.
5. Không giật nước trước khi đứng lên
Việc giật nước bồn cầu có thể khiến nước từ bồn cầu bắn vào vùng kín gây viêm nhễm. Khi đang thay băng vệ sinh, nhớ không chạm tay vào bồn cầu.
6. Đi tiểu đứng
Nước tiểu có thể làm tấy da vùng kín và làm đau vết rạch âm đạo. Vì lẽ đó nên, hãy tránh để nước tiểu đọng lại ở vùng kín bằng cách đi tiểu trong tư thế đứng dạng chân ra hai bên thành nhà vệ sinh. Bằng cách này nước tiêu sẽ chảy thẳng xuống. Bạn có thể tiểu trong khi đang đứng tắm vòi sen cũng cho hiệu quả tương tự.
Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu đường thì hãy thử ngâm vùng kín trong nước ấm cho đến khi các cơ vùng kín được giãn ra. Sau khi tiểu được, rửa sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh theo chiều từ trước ra sau.
(Gia đình trẻ)