Điều trị giãn mạch chi dưới: Không hề khó!


4,226
1
1
Xu
53
Giãn mạch chi dưới điều trị như thế nào? Có khó khăn gì trong quá trình điều trị… Cùng xem giải đáp của bác sĩ dưới đây để có thể bổ sung kiến thức về quá trình điều trị bệnh.

Cách chữa giãn tĩnh mạch chi dưới?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi: chân tôi dạo này bỗng nhiên nổi nhiều gân xanh, do tôi có đi khám bác sĩ bảo giãn tĩnh mạch chi dưới. Tôi có dùng thuốc 1 tháng mà không thấy giảm. Mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Chân nổi nhiều gân xanh thường là do suy tĩnh mạch chi dưới, bản chất đó là những tĩnh mạch bị suy, mất trương lực mạch máu nên ứ động máu làm chân mỏi và đau nhức.

Trường hợp của bạn có thể cần thiết dùng thêm tất y khoa để băng ép các tĩnh mạch. Tất y khoa bán ở những cửa hàng vật tư thiết bị y tế ở các tỉnh thành đều có, bạn có thể tìm thấy dễ dàng. Đối với tình trạng nặng uống thuốc và mang tất không cải thiện bạn có thể đến các bệnh viện tuyến tỉnh để được giải đáp chữa trị bằng 1 trong những biện pháp sau:

Tiêm xơ: bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Trong một vài tuần các tĩnh mạch được chữa trị sẽ mờ dần.

Phẫu thuật laser: thường được dùng để chữa trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.

Thủ thuật Catheter: Catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu Catheter được đốt nóng để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này thường được áp dụng cho giãn tĩnh mạch lớn.

Gỡ bỏ tĩnh mạch: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da và qua đó cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch dài. Việc này sẽ không tác động đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.

Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ qua một loạt những đường rạch nhỏ trên da. Chỉ cần gây tê tại chỗ và nói chung ít để lại sẹo.

Chúc bạn mau chóng khỏe.

Điều trị bệnh suy giản tĩnh mạch chi dưới như thế nào?


Câu hỏi bởi: Thanh Việt

Chào bác sĩ.

Cẳng chân phải tôi không phải nhức, không phải đau mà bị tăng tăng, nhói nhói khó chịu. Khi đi chụp hình nhưng không có gì. Bác sĩ chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch cho thuốc uống nhưng không hết. Vậy xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Chữa trị ra sao.

Xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Các triệu chứng của chân bạn như vậy có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các biểu hiện như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như phù, chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…

Suy tĩnh mạch, về mặt lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể kể cả ở tay nhưng trên thực tế phần lớn các tình huống mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu tác động của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đã xác định bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:

Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).

Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng, làm việc trong môi trường ẩm thấp, béo phì… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Phẫu thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ dòng chảy ngược

Lí do gây tăng áp lực trong tĩnh mạch. Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như phẫu thuật, chích xơ, đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Riêng đối với suy tĩnh mạch sâu, đang có hai luồng quan điểm: sửa chữa van hoặc làm vững thành tĩnh mạch bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật này thường rất khó, kết quả ngắn hạn và trung hạn tốt nhưng về dài hạn không như mong muốn nên chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị loét chân do suy tĩnh mạch sâu mà chữa trị bằng các phương pháp khác không khỏi.

Với trường hợp của bạn nếu uống thuốc không khỏi bạn cần đi siêu âm Doppler màu mạch máu để đánh giá lại mức độ suy tĩnh mạch. Tuy nhiên theo như triệu chứng bạn mô tả thì đó mới là giai đoạn đầu của bệnh và mức độ nhẹ. Nên bạn có thể kết hợp uống thuốc với tập luyện, giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Bạn có thể tham khảo các bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới như sau:

1. Bài tập khi ngồi lâu: Khi bạn ngồi lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.

Nâng cẳng chân: Thực hiện luân phiên nâng chân phải, chân trái 10 lần. Tiếp theo nâng cả 2 chân: làm 10 lần.

Nhón chân: thực hiện luân phiên nhón chân phải, nhón chân trái 10 lần. Tiếp theo nhón cả 2 chân cùng một lúc 10 lần.

Gập và uốn cong bàn chân: Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, sau đó uốn cong về phía trước: thực hiện 10 lần. Rồi đổi sang bàn chân trái.

Xoay cổ chân: chân phải: xoay cổ chân bàn chân qua bên phải 5 lần. Sau đó đổi qua chân trái. Tiếp theo xoay cổ chân cả 2 chân cùng một lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần.

Di chuyển 2 chân lên xuống: chân trước bước lên gót chạm đất, chân sau m ũi chân ch ạm đất, thực hiện 20 lần.

Nâng chân lên và đạp ra xa: nâng chân lên => gập bàn chân => sau đó đạp chân ra xa. Thực hiện luân phiên chân phải chân trái 10 lần.

2. Bài tập ở tư thế đứng: Khi bạn phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.

Gập và uốn cong bàn chân

Xoay cổ chân

Đi tại chổ, nâng cao chân: 20 bước

Ngồi xuống và đứng lên nhón chân: 20 lần

Đi nhón chân: 20 bước

Đi bằng gót chân: 20 bước

3. Bài tâp ở tư thế nằm:

Gập và uống cong bàn chân

Xoay cổ chân

Bắt chéo chân: nâng chân lên rồi bắt chéo chân kia, thực hiện luân phiên mỗi chân 10 lần.

Đạp xe đạp: nâng 2 chân lên và thực hiện động tác như đạp xe đạp: thực hiện 20 lần.

Chúc bạn khỏe mạnh!

Cách điều trị giãn tĩnh mạch sâu và nông ở hai chi dưới?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ.

Tôi năm nay 55 tuổi, bị lạnh hai bàn chân, chân như muốn duỗi thẳng, không co lại cả tuần nay. Nên tôi đi khám bệnh và chụp hình, kết quả là bị giãn tĩnh mạch sâu và nông ở hai chi dưới. Kính mong bác sĩ cho tôi biết cần làm gì để chữa trị căn bệnh này?

Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới là một bệnh phổ biến trong các khoa chữa trị đau, với đặc điểm là quá trình tổn thương không hồi phục thành tĩnh mạch gây phình tĩnh mạch không đều nhau, thiểu năng van tĩnh mạch dẫn đến tình trạng máu tĩnh mạch chảy ngược và bệnh ngày càng nặng.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ, có thể do thành tĩnh mạch bị căng mạnh do tư thế đứng lâu, thường liên quan đến nghề nghiệp như: thợ cắt tóc, thợ rèn… hoặc tĩnh mạch bị đè ép bởi các khối u như: thai sản, viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm trùng tĩnh mạch, chấn thương… Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên.

– Nhóm tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch, đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại.

– Nhóm tĩnh mạch nông dưới da: Gồm 2 tĩnh mạch chính là tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ).

+ Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ các tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa, sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi.

+ Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo.

– Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối): Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu. Chúng đều có các van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu.

Bạn bị giãn tĩnh mạch sâu và nông ở 2 chi dưới. Vì bạn mới bị một tuần nay và chưa có biến chứng nên có thể chữa trị bảo tồn bằng cách băng các chi dưới bằng băng cao su hay băng chun hoặc đi tất chuyên dụng để phòng ngừa phù và tăng cường sự lưu thông huyết trong tĩnh mạch; dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch để làm xơ cứng tĩnh mạch; dùng dòng điện làm đông máu trong lòng tĩnh mạch.

Ngoài ra bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu: Các phương pháp chống viêm là chủ yếu (sóng ngắn dọc chi chế độ xung liều không nóng), chống phù nề (nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp các ngón chân, bàn chân, cổ chân). Khi bớt viêm và phù nề thì đau cũng giảm. Không dùng các phương pháp nhiệt. Không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm. Sau khi hết biểu hiện viêm có thể xoa bóp nhẹ nhàng nhưng tránh vùng tổn thương.

Điều trị phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là thắt và cắt bỏ các tĩnh mạch bị giãn, chống chỉ định phẫu thuật khi có giãn tĩnh mạch sâu vì các tĩnh mạch dưới da dễ bù trừ, các tĩnh mạch này là con đường duy nhất để dẫn máu về tim. Thắt và cắt các tĩnh mạch nông chỉ có thể dẫn tới tăng rối loạn tuần hoàn của tĩnh mạch và phát triển phù. Bạn có thể thực hiện một số bài tập vận động các nhóm cơ chi dưới dưới đây để giúp hệ máu hệ tĩnh mạch hồi lưu tốt hơn.

– Động tác xoa chi dưới

Cách tập: tư thế cần ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân, hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân, rồi vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông 10 – 20 lần, đổi bên. Thở tự nhiên.

– Xuống tấn lắc chân, hít vô tối đa, đưa hai tay lên trời, giữ hơi và dao động, nghiêng bên trái trước, chân trái thẳng, chân phải chùng, rồi nghiêng bên phải, làm như thế từ 2 – 6 cái, để tay xuống thở ra triệt để. Làm từ 3 – 5 hơi thở.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị bệnh giãn tỉnh mạch chi dưới


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ em năm nay 20 tuổi e bị giản tỉnh mạch Chi dưới.. Có cảm giác nóng ở chân bị đau. Và tê buốt. Và đau ở bàn chân
Vậy bác sĩ Cho e hỏi em nên uống thuốc gì để giảm cơn đau ạ
Em cảm ơn

Bác sĩ Phan Thị Ngọc Hà


Chào em,

Em có thể kê cao chân khi ngủ, khi nghỉ ngơi, tránh đứng lâu… nếu chân con đau tê em có thể sử dụng thuốc hỗ trợ tĩnh mạch nhé.

Thân ái.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl