Phát biểu tại cuộc họp báo nhân tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, do Bộ Y tế, Liên Hiệp Quốc tại VN, dự án Alive & thrive tổ chức ngày 1-8 tại Hà Nội, phó trưởng Ban nữ công (Tổng liên đoàn Lao động VN) Phạm Thị Thanh Hồng cho hay Bộ luật lao động mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1-5-2013, trong đó quy định nâng thời gian nghỉ thai sản từ bốn tháng hiện nay lên sáu tháng.
Tuy nhiên bà Hồng cho biết những phụ nữ đã sinh trước 1-5-2013 và thời gian nghỉ sinh còn đến 1-5-2013 cũng sẽ được nghỉ đủ sáu tháng như quy định trong luật. Theo bà Hồng, khảo sát trên 1.500 lao động nữ năm 2011 cho thấy lao động nữ thường xin nghỉ thêm, trong đó 77,5% xin nghỉ thêm một tháng, 11,3% xin nghỉ thêm hai tháng.
Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (bắt đầu từ ngày 1-8 hằng năm) được tổ chức nhằm tăng cường quyền được nuôi bằng sữa mẹ của trẻ nhỏ. Tại VN, khoảng 600.000 trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh như khuyến cáo, tỉ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời chỉ đạt 19,6% (năm 2006 tỉ lệ này là 16,9%) và ít được cải thiện qua các năm, nguồn vắcxin từ sữa mẹ bị bỏ phí. Trong khi mỗi trẻ nuôi bằng sữa công thức, cha mẹ sẽ phải chi thêm trên 11 triệu đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Duy Khê - vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Bộ Y tế, thời gian nghỉ thai sản và các chính sách hỗ trợ khác, tập quán đi làm sớm sau sinh ở nhiều vùng nông thôn, truyền thông tại cộng đồng là ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
(Thanh Niên Online)
Tuy nhiên bà Hồng cho biết những phụ nữ đã sinh trước 1-5-2013 và thời gian nghỉ sinh còn đến 1-5-2013 cũng sẽ được nghỉ đủ sáu tháng như quy định trong luật. Theo bà Hồng, khảo sát trên 1.500 lao động nữ năm 2011 cho thấy lao động nữ thường xin nghỉ thêm, trong đó 77,5% xin nghỉ thêm một tháng, 11,3% xin nghỉ thêm hai tháng.
Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (bắt đầu từ ngày 1-8 hằng năm) được tổ chức nhằm tăng cường quyền được nuôi bằng sữa mẹ của trẻ nhỏ. Tại VN, khoảng 600.000 trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh như khuyến cáo, tỉ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời chỉ đạt 19,6% (năm 2006 tỉ lệ này là 16,9%) và ít được cải thiện qua các năm, nguồn vắcxin từ sữa mẹ bị bỏ phí. Trong khi mỗi trẻ nuôi bằng sữa công thức, cha mẹ sẽ phải chi thêm trên 11 triệu đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Duy Khê - vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Bộ Y tế, thời gian nghỉ thai sản và các chính sách hỗ trợ khác, tập quán đi làm sớm sau sinh ở nhiều vùng nông thôn, truyền thông tại cộng đồng là ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
(Thanh Niên Online)