Các thuốc có tác dụng giúp ăn ngon


BacsiHiep

Member
278
5
18
Xu
0
Khi sự tiêu hóa bị rối loạn như đầy bụng, khó tiêu, ăn không thấy ngon... người ta thường tìm đến các thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Vậy đó là những thuốc nào và hiệu quả của chúng đến đâu?

Cơ chế làm việc của bộ máy tiêu hóa

Tại bộ máy tiêu hóa, sự tiêu hóa xảy ra theo cơ chế cơ học (vận chuyển, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, trộn với dịch tiêu hóa nhờ nhai, co bóp, nhu động), theo cơ chế hóa học (phân giải các chất cấu trúc phức tạp thành đơn giản hay ở dạng không tan thành tan, nhờ vào các dịch tiêu hóa như acid, các enzym), theo cơ chế hấp thu (đưa dưỡng chất từ ống tiêu hóa vào máu nhờ thẩm thấu hay các chất chuyển vận trung gian). Khi các mắt xích trên bị trục trặc, sự tiêu hóa sẽ bị rối loạn (ăn không thấy ngon, không thích, chán, thức ăn không tiêu, phân sống, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón.)

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự rối loạn trên. Ví dụ như, do chính bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện (trẻ quá nhỏ) hay suy giảm (người tuổi cao), do bệnh lý (thiếu dịch vị, thiếu enzym tiêu hóa, bị viêm loét, bị dị ứng thức ăn), chế độ ăn không cân đối (quá no, không cân đối), do các bệnh khác (stress, trầm cảm), do tâm lý (lo học thi, ham chơi, sợ béo không muốn ăn)… Trên thực tế, không có thuốc nào có tác dụng đa năng mà mỗi thuốc chỉ tác dụng lên một hay vài khâu nhất định.

Các enzym tiêu hóa

Khi bị thiếu các enzym tiêu hóa, với người lớn có thể bổ sung bằng thuốc chứa enzym như viên neopeptin (chứa enzym amylase), pancreatin bào chế từ dịch tụy (chứa amylase, trypsin, lipase), papain (chứa enzym thủy phân protein).

Với trẻ em, chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện (trẻ dưới 4 tháng tuổi) sự phân tiết acid rất kém nên khó hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, chỉ có thể tiêu thụ các loại protein hòa tan trong sữa như casein. Nếu lúc này cho trẻ ăn dặm nhiều protid phức tạp (phân tử lớn, không hòa tan) thì dù có dùng enzym, trẻ vẫn khó tiêu hóa loại protid này. Bổ sung enzym tiêu hóa cho trẻ phải cân nhắc, tùy theo độ tuổi và không kéo dài quá 10 ngày. Nếu lạm dụng các enzym sẽ làm cho trẻ lệ thuộc vào thuốc, kém chủ động tiết ra enzym tiêu hóa nội sinh.

Các vi sinh lành tính

Trong ống tiêu hóa có sự cân bằng sinh thái giữa các vi sinh có lợi và hại. Khi dùng kháng sinh mạnh phổ rộng kéo dài, nhiễm khuẩn, stress… hệ cân bằng này bị phá vỡ sẽ xảy ra các bệnh lý đường ruột (đi phân sống, tiêu chảy, trướng bụng, viêm đường tiêu hóa, táo bón...). Lúc đó cho dùng các chế phẩm chứa các loại vi sinh có lợi như các lactobaciclus. Các sản phẩm trên thị trường như antibio, biolactyl, neolactyl, lacteol… Chúng có thể là vi khuẩn hay xác vi khuẩn đông khô với hàm lượng khác nhau. Khi vào cơ thể, dạng đông khô này phát triển thành vi khuẩn sống, lập lại hệ cân bằng sinh thái, có tác dụng tránh các rối loạn trên. Các chế phẩm này chỉ dùng khi hệ cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Do hiểu nhầm chúng là enzym tiêu hóa nên nhiều bà mẹ cho trẻ dùng ngay cả khi không hề bị bệnh hoặc bị các rối loạn tiêu hóa nhưng không phải do hệ cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Sự lạm dụng này không có lợi.



Các thuốc làm ăn ngon

Kháng histamin: Hay dùng là cyproheptadin (peritol). Lúc đầu, thuốc làm ngon miệng, thích ăn, mặt khác do tác dụng phụ gây buồn ngủ, giữ nước làm béo giả nên bị hiểu nhầm là thuốc giúp ngủ được, tăng cân. Sau một thời gian dùng, thuốc không còn làm ngon miệng nữa, trái lại, gây chán ăn, mệt mỏi, ứ nhiều nước, hại tim mạch. Dùng lâu dài, thuốc làm chậm sự phát triển hoàn thiện trí tuệ của trẻ (vì gây ức chế liên tục) vì vậy không nên dùng thuốc này chữa biếng ăn.

Lysin: Là acid amin thiết yếu, con người không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu (tính theo cân nặng) của trẻ gấp đôi người lớn. Lysin có nhiều trong trứng, thịt, tôm, cá, đậu phộng, đậu xanh, đậu nành nhưng khi chế biến mất đi một lượng khá lớn. Lysin còn có trong sữa mẹ. Khi đang bú, trẻ được cung cấp đủ nhưng khi cho ăn dặm hay thôi bú trẻ có thể thiếu lysin. Thiếu lysin, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm miễn dịch vì thế cần bổ sung lysin, nhưng không được dùng quá liều, kéo dài sẽ làm nhiễm acid huyết (do lysin có tác dụng chống nhiễm kiềm). Lysin dùng cho trẻ biếng ăn được chế dưới dạng siro, phối hợp cân đối, đủ liều với vitamin B1,B5, B12, A, D, muối khoáng. Khi dùng chế phẩm này thì không dùng các chế phẩm tương tự khác, gây thừa chất, có hại (ví dụ thừa vitamin A sẽ lại gây chán ăn).

Các vitamin đậm đặc: Thường dùng là hydrosol polyvitamin. Do tăng cường chuyển hóa nên thuốc làm ăn ngon miệng. Dung dịch này đậm đặc, phải dùng đúng liều (tính giọt) nếu dùng ống giỏ giọt không đúng cách, thuốc chảy thành dòng sẽ quá liều gây hại.

Các chất bổ đắng: Chất đắng (trong canh kina, long đởm), uống trước bữa ăn sẽ kích thích dịch tiêu hóa, làm ăn ngon, gọi là thuốc bổ đắng. Chỉ dùng cho người lớn (sau sinh, mới ốm dậy). Nếu dùng nhiều (trong, sau ăn) sẽ làm cho tiêu hóa kém sút.

Các chất có tính tẩy, nhuận

Thuốc có tính tẩy: Tác dụng chủ yếu ở ruột non như bisacodyl, doncusat. Dùng cho người lớn bị táo bón, bị liệt ruột sau phẫu thuật. Do gây tẩy mạnh, mất nước nên không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Quan niệm dùng thuốc này cho trẻ bị khó tiêu nhằm có hiệu quả nhanh là không đúng. Chỉ khi thật cần mới dùng cho trẻ với liều vừa đủ, không kéo dài.

Thuốc có tính nhuận: Tác dụng chủ yếu ở ruột già. Hiện hay dùng các thảo dược như đại hoàng, thảo quyết minh, không dùng hóa dược cũ như phenophtalein.

Một số thuốc Đông y như thuốc thang thường có thảo dược gây nhuận tẩy nhẹ dùng liều vừa đủ có lợi, nhưng dùng quá nhiều sẽ không lợi (gây mất nước, suy kiệt).

Do có nhiều loại thuốc, cơ chế tác dụng của chúng lại không giống nhau. Vì thế phải tùy theo từng trường hợp rối loạn tiêu hóa mà chọn thuốc dùng cho phù hợp.

(Sức khỏe đời sống)
 

  • Like
Cảm xúc: blue

blue

Active Member
796
39
28
Xu
0
Hyakuso cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon 1 cách tự nhiên

Bạn thường bị đầy bụng, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy ... khiến bạn không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Bạn ăn kém, ăn ít hơn bình thường? Bạn nhìn mọi món ăn bằng con mắt chán ngán? Người nhà đã kỳ công chuẩn bị cả mâm cơm thịnh soạn, nhưng bạn ngồi xuống mà không muốn đụng đũa vào bất cứ món gì? Bạn được chăm sóc rất kỹ lưỡng, và đầy đủ nhưng không thể béo lên thậm chí còn sút cân.



Thiếu hụt dinh dưỡng gây tác hại gì?

Nếu hiện tượng này kéo dài nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng tới hàng loạt các cơ quan trong cơ thể như:

Giảm hấp thu chất béo và protein cần thiết gây nên hiên tượng rụng tóc, khô tóc, ... hoặc gây loãng xương, khô móng do giảm sự hấp thu canxi vào xương, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành, ở nữ giới còn ảnh hưởng tới lượng estrogen (một hormon sinh dục) gây rối loạn kinh nguyệt.

Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, sắt, vitamin B12 và các chất cần thiết cho quá trình tạo máu tăng nguy cơ thiếu máu.

Chán ăn kéo dài dễ gây hạ đường huyết, dẫn đến mệt mỏi, bủn rủn tay chân, đầu óc kém minh mẫn, huyết áp hạ, tim loạn nhịp, vã mồ hôi,... Glucose là nguồn năng lượng chính cho não, thiếu Glucose ảnh hưởng trực tiếp tới não - cơ quan trung ương điều hòa mọi hoạt động cơ thể...

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nguyên nhân chính vẫn chưa được giải quyết thì tình trạng chán ăn chưa thể cải thiện hoàn toàn. Chỉ khi nào đường tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh, thì bạn mới có thể ăn uống ngon miệng một cách tự nhiên, hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ chính thực phẩm đưa vào. Vậy đâu là liệu pháp phù hợp với bạn, một cách đơn giản, nhanh chóng và thật hiệu quả.

Câu trả lời sẽ có ngay khi bạn dùng HYAKUSO – một sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên được bào chế sản suất theo công nghệ hiện đại tại Nhật Bản.

HYAKUSO chứa:

Chất chiết vỏ cây Phellodendron (vỏ cây Hoàng bá) có chứa berberin, là một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương, gram âm và các vi khuẩn kháng axit. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh. Đặc biệt khi dùng berberin điều trị các nhiễm trùng đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột.

Bột vỏ cây Magnolia (Magnolia Bark-Vỏ cây Hậu phác): Vỏ cây hậu phác có thành phần phenol là Magnolol có tác dụng ức chế histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch, có tác dụng trong các bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa. Đồng thời hậu phác có tác dụng kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lị, là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.



Bột rễ cây Atractylodes Rhizome (Thương truật): thường được dùng kết hợp với hậu phác, hoàng bá để giảm viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng không tiêu, đau bụng, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn.

Bột Swertia: Có chứa các thành phần Amarogentin, Amaroswerin và Swertiamarin, có tác dụng chống viêm, giúp tăng cường sức đề kháng, có tác dụng bảo vệ tốt trong các trường hợp bị loét dạ dày, viêm dạ dày.

Sự kết hợp hài hòa giữa 4 vị thuốc cổ truyền đã được chứng minh về tác dụng, mang lại hiệu quả trong cải thiện các chức năng, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh một cách tự nhiên, giúp chúng ta ăn uống ngon miệng và hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết!

Thông tin sản phẩm xem chi tiết tại http://vnp.com.vn hoặc số điện thoại 1900545518
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl