Trên một số trang web gia đình, các chị em đang chỉ nhau một bí quyết chữa hiếm muộn: mua cao khỉ về ngâm rượu hay mật ong cho cả vợ lẫn chồng uống mỗi tối. Không ít người khẳng định đã dùng thử, thấy “ham muốn” hơn mà không có tác dụng phụ nào. Có đúng cao khỉ có công dụng như thế?
Dùng cao khỉ không chỉ tốn tiền cho một loại thuốc chưa rõ công dụng mà còn góp phần tận diệt loài khỉ, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ảnh: Aswin Anand
Phải có chỉ định của bác sĩ
Trao đổi với chúng tôi ngày 4.8, TS.DS Lê Thị Hồng Anh, Thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết cao khỉ có hai loại: cao xương khỉ (còn gọi là cao khỉ, cao hầu) nấu bằng xương khỉ và cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ (cả xương và thịt). Trên thị trường, cao khỉ toàn tính có giá cao hơn. Về thành phần hoá học, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta ghi nhận trong 100g cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% axít amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho. Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho biết theo kinh nghiệm dân gian cao khỉ là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. “Tuy nhiên việc sử dụng cao khỉ cần có chỉ định của bác sĩ, không tuỳ tiện, vì không phải ai cũng có thể sử dụng. Những trường hợp có bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gút… thì không nên sử dụng các loại cao xương nói chung”, DS Hồng Anh nói.
Chưa có bằng chứng cao khỉ chữa được hiếm muộn
ThS.BS Vương Thị Ngọc Lan, giảng viên bộ môn sản đại học Y dược TP.HCM cho biết, hiếm muộn có rất nhiều nguyên nhân, thậm chí có những trường hợp không rõ nguyên nhân. Do đó, điều trị hiếm muộn cũng có rất nhiều cách. Một số cặp vợ chồng điều trị theo các phương pháp Đông y, thuốc nam, thuốc bắc. Có thể, các thuốc này có một số hiệu quả nhất định nhưng cần điều trị một cách có cơ sở khoa học. “Mọi người cần biết rằng, khả năng sinh sản của phụ nữ nói chung khá thấp, chỉ vào khoảng 25% cho một chu kỳ kinh nguyệt mà hai vợ chồng có quan hệ. Do đó, việc thụ thai cần có thời gian, không nên quá nôn nóng dẫn đến sử dụng các phương pháp điều trị không cần thiết”, BS Ngọc Lan lưu ý.
Theo DS Hồng Anh, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cao khỉ có tác dụng chữa hiếm muộn, vô sinh. Các tác dụng nêu trên báo đài hay tờ rơi chỉ nhằm quảng cáo để bán cao khỉ. DS Hồng Anh lưu ý người sử dụng cân nhắc giữa lợi ích chưa được khoa học công nhận với việc bỏ ra một số tiền khá lớn (giá cao khỉ toàn tính hiện khoảng 600.000 đồng/100g), chưa kể còn góp phần tận diệt loài khỉ, phá vỡ cân bằng sinh thái, thậm chí nếu mua nhầm cao giả thì tác hại khó lường. Đa số các sản phẩm cao xương đều được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không được quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng và vệ sinh. Trong quá trình chế biến, nếu không tuân thủ các quy tắc nhất định, các loại axít amin sẽ bị phân huỷ và không mang lại hiệu quả nào. “Tác dụng thực sự của cao khỉ đã bị thổi phồng khi truyền miệng từ người này qua người khác. Dù có khá nhiều bệnh nhân chia sẻ đã và đang dùng cao khỉ, nhưng hiện vẫn chưa có bệnh nhân nào được bác sĩ xác nhận là họ có con nhờ cao khỉ. Y văn Đông – Tây y đến nay không hề ghi nhận chuyện này”, DS Hồng Anh nói.
Thông tin thêm: Cấp cứu vì dùng cao khỉ
Ngày 5.8, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn, giám đốc trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết từng tiếp nhận điều trị cho bà B. T. S., 49 tuổi, ngụ huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, bị dị ứng do uống rượu ngâm cao khỉ. Bà S. nhập viện trong tình trạng phát ban khắp người, sốt cao, bọng nước dày, tổn thương niêm mạc, loét miệng, loét hậu môn và vùng sinh dục. Ngoài ra, còn có biểu hiện tăng men gan, thiếu máu, tràn dịch màng phổi, thể trạng rất yếu. Sau khi hồi phục, bà S. kể do trong nhà có chai rượu ngâm cao khỉ, nghe đồn có công dụng bổ dưỡng, uống mỗi ngày sẽ không bị đau xương, cảm mạo… nên bà uống thử một chén nhỏ. Hai ngày sau, bà S. thấy ngứa râm ran, các nốt đỏ nổi lên khắp người, kèm theo sốt cao mê man nên được đưa đi cấp cứu.
(Sài Gòn tiếp thị)
Dùng cao khỉ không chỉ tốn tiền cho một loại thuốc chưa rõ công dụng mà còn góp phần tận diệt loài khỉ, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ảnh: Aswin Anand
Phải có chỉ định của bác sĩ
Trao đổi với chúng tôi ngày 4.8, TS.DS Lê Thị Hồng Anh, Thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết cao khỉ có hai loại: cao xương khỉ (còn gọi là cao khỉ, cao hầu) nấu bằng xương khỉ và cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ (cả xương và thịt). Trên thị trường, cao khỉ toàn tính có giá cao hơn. Về thành phần hoá học, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta ghi nhận trong 100g cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% axít amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho. Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho biết theo kinh nghiệm dân gian cao khỉ là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. “Tuy nhiên việc sử dụng cao khỉ cần có chỉ định của bác sĩ, không tuỳ tiện, vì không phải ai cũng có thể sử dụng. Những trường hợp có bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gút… thì không nên sử dụng các loại cao xương nói chung”, DS Hồng Anh nói.
Chưa có bằng chứng cao khỉ chữa được hiếm muộn
ThS.BS Vương Thị Ngọc Lan, giảng viên bộ môn sản đại học Y dược TP.HCM cho biết, hiếm muộn có rất nhiều nguyên nhân, thậm chí có những trường hợp không rõ nguyên nhân. Do đó, điều trị hiếm muộn cũng có rất nhiều cách. Một số cặp vợ chồng điều trị theo các phương pháp Đông y, thuốc nam, thuốc bắc. Có thể, các thuốc này có một số hiệu quả nhất định nhưng cần điều trị một cách có cơ sở khoa học. “Mọi người cần biết rằng, khả năng sinh sản của phụ nữ nói chung khá thấp, chỉ vào khoảng 25% cho một chu kỳ kinh nguyệt mà hai vợ chồng có quan hệ. Do đó, việc thụ thai cần có thời gian, không nên quá nôn nóng dẫn đến sử dụng các phương pháp điều trị không cần thiết”, BS Ngọc Lan lưu ý.
Theo DS Hồng Anh, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cao khỉ có tác dụng chữa hiếm muộn, vô sinh. Các tác dụng nêu trên báo đài hay tờ rơi chỉ nhằm quảng cáo để bán cao khỉ. DS Hồng Anh lưu ý người sử dụng cân nhắc giữa lợi ích chưa được khoa học công nhận với việc bỏ ra một số tiền khá lớn (giá cao khỉ toàn tính hiện khoảng 600.000 đồng/100g), chưa kể còn góp phần tận diệt loài khỉ, phá vỡ cân bằng sinh thái, thậm chí nếu mua nhầm cao giả thì tác hại khó lường. Đa số các sản phẩm cao xương đều được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không được quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng và vệ sinh. Trong quá trình chế biến, nếu không tuân thủ các quy tắc nhất định, các loại axít amin sẽ bị phân huỷ và không mang lại hiệu quả nào. “Tác dụng thực sự của cao khỉ đã bị thổi phồng khi truyền miệng từ người này qua người khác. Dù có khá nhiều bệnh nhân chia sẻ đã và đang dùng cao khỉ, nhưng hiện vẫn chưa có bệnh nhân nào được bác sĩ xác nhận là họ có con nhờ cao khỉ. Y văn Đông – Tây y đến nay không hề ghi nhận chuyện này”, DS Hồng Anh nói.
Thông tin thêm: Cấp cứu vì dùng cao khỉ
Ngày 5.8, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn, giám đốc trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết từng tiếp nhận điều trị cho bà B. T. S., 49 tuổi, ngụ huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, bị dị ứng do uống rượu ngâm cao khỉ. Bà S. nhập viện trong tình trạng phát ban khắp người, sốt cao, bọng nước dày, tổn thương niêm mạc, loét miệng, loét hậu môn và vùng sinh dục. Ngoài ra, còn có biểu hiện tăng men gan, thiếu máu, tràn dịch màng phổi, thể trạng rất yếu. Sau khi hồi phục, bà S. kể do trong nhà có chai rượu ngâm cao khỉ, nghe đồn có công dụng bổ dưỡng, uống mỗi ngày sẽ không bị đau xương, cảm mạo… nên bà uống thử một chén nhỏ. Hai ngày sau, bà S. thấy ngứa râm ran, các nốt đỏ nổi lên khắp người, kèm theo sốt cao mê man nên được đưa đi cấp cứu.
(Sài Gòn tiếp thị)