Zona thần kinh là căn bệnh do virus có tên Herpes Zoster gây ra. Thời tiết thất thường như hiện nay đang tạo điều kiện cho loại virus này bùng phát. Tuy nhiên, khi mắc bệnh này nhiều người bệnh chủ quan không đi khám, thậm chí tự ý điều trị theo kinh nghiệm dân gian khiến bệnh tình trở nên nguy hiểm, để lại những biến chứng nặng nề, gây khó khăn và tốn kém khi điều trị.
Đau như bôi ớt lên da
Sau một đêm ngủ dậy, bà Phạm Thị Khánh (65 tuổi, ngụ tại quận 2, TPHCM) bỗng nhiên có cảm giác nóng rát như bị ai sát ớt lên vùng da ở tay, cổ và trên mí mắt. Chỉ bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy 3 vùng da của bà Khánh trở nên sẫm lại. Điều đáng nói, thay vì đi bệnh viện để được bác sĩ khám và cho thuốc, bà Khánh lại nghĩ rằng bị giời leo nên đã dùng đậu xanh nhai nhuyễn đắp lên vết thương.
Do tuổi cao, sức yếu, cùng với việc khử trùng không tốt, chẳng những bệnh tình bà Khánh không thuyên giảm mà vết thương ngày càng lan rộng, xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti màu trắng và triệu chứng đau rát ngày càng nặng hơn. Thậm chí những nơi bà đắp đậu xanh đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Cũng may gia đình bà Khánh đã kịp thời đưa bà đi bệnh viện khám và chữa trị nên không bị nguy hiểm đến mạng.
Không may mắn như bà Khánh, ông P.V.T (ngụ tại Tây Ninh) sau khi bị Zona lại tự ý đắp thuốc nam lên vết thương. Do vệ sinh không đảm bảo nên vi khuẩn đã thâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Tuy chưa đến mức bị biến chứng nặng như 2 trường hợp trên nhưng trường hợp của anh N.T.M (Tân Bình) do chủ quan không chữa trị nên khiến bệnh kéo dài, lây lan từ mặt xuống ngực và lây bệnh sang đứa con 4 tuổi trong nhà. Phải đến khi đó anh M. mới vội vã đưa con đi bác sĩ để khám chữa bệnh.
Theo ghi nhận của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TPHCM, thời gian qua không ít bệnh nhân bị Zona thần kinh nhưng do chủ quan nên khi đến bệnh viện bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Thậm chí có những trường hợp tự chữa bằng thuốc nam, đắp lá cây, đậu xanh, khoai tây, dán Salapas bị nhiễm trùng vết thương. Các trường hợp này vừa để lại di chứng như sẹo lớn, nhiễm trùng máu, giảm thị lực… gây tốn kém và kéo dài thời gian điều trị.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Được biết, Virus Herpes Zoster thường khu trú trong trạng thái ngủ trong cơ thể. Khi con người bị giảm sức đề kháng sẽ tạo điều kiện thức giấc và hoạt động. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau thường gọi là bệnh Zona (giời leo). Bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể như mặt, ngực, tay, chân….
Triệu chứng đầu tiên của Zona thường tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở một phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện được 1 - 3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ nổi mụn. Khi có triệu chứng trên, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm. Nhất là khi vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, cần đi khám ngay vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt, giảm thị lực và có thể bị mù.
BS chuyên khoa II Phạm Thúy Ngà, Bệnh viện Da liễu TPHCM cảnh báo, nếu nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm. Không làm trầy xước và giữ vệ sinh khu vực vết thương để tránh vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Tránh những tiếp xúc da - chạm - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Dùng thuốc đặc trị và có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với những biện pháp điều trị bằng thuốc bôi, uống hiện nay bệnh nhân bị Zona còn có thẻ được điều trị bằng biện pháp chiếu tia xạ. Đối với những bệnh nhân nữ, người bị nổi ban trên mặt… thì hiện nay tại Bệnh viện Da liễu TPHCM đã có máy tẩy sắc tố, máy chữa sẹo… sẽ góp phần khắc phục được những di chứng sau Zona.
Theo BS Phạm Thúy Ngà, năm 2011 Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận khám và điều trị cho 4.093 trường hợp Zona, trong đó có tới 935 người bị di chứng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 có 577 ca di chứng/1.567 ca khám và điều trị tại bệnh viện. Như vậy nếu so với số ca Zona cùng kỳ của năm 2011 thì giảm gần 400 ca nhưng số ca bị di chứng lại tăng hơn 100 ca. Riêng trong tháng 7-2012 bệnh viện tiếp nhận 273 ca và có tới 83 người bị di chứng. Nguyên nhân mắc di chứng do người bệnh xử lý sai hoặc đến bệnh viện trễ.
(Sài Gòn Giải Phóng)
Đau như bôi ớt lên da
Sau một đêm ngủ dậy, bà Phạm Thị Khánh (65 tuổi, ngụ tại quận 2, TPHCM) bỗng nhiên có cảm giác nóng rát như bị ai sát ớt lên vùng da ở tay, cổ và trên mí mắt. Chỉ bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy 3 vùng da của bà Khánh trở nên sẫm lại. Điều đáng nói, thay vì đi bệnh viện để được bác sĩ khám và cho thuốc, bà Khánh lại nghĩ rằng bị giời leo nên đã dùng đậu xanh nhai nhuyễn đắp lên vết thương.
Do tuổi cao, sức yếu, cùng với việc khử trùng không tốt, chẳng những bệnh tình bà Khánh không thuyên giảm mà vết thương ngày càng lan rộng, xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti màu trắng và triệu chứng đau rát ngày càng nặng hơn. Thậm chí những nơi bà đắp đậu xanh đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Cũng may gia đình bà Khánh đã kịp thời đưa bà đi bệnh viện khám và chữa trị nên không bị nguy hiểm đến mạng.
Không may mắn như bà Khánh, ông P.V.T (ngụ tại Tây Ninh) sau khi bị Zona lại tự ý đắp thuốc nam lên vết thương. Do vệ sinh không đảm bảo nên vi khuẩn đã thâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Tuy chưa đến mức bị biến chứng nặng như 2 trường hợp trên nhưng trường hợp của anh N.T.M (Tân Bình) do chủ quan không chữa trị nên khiến bệnh kéo dài, lây lan từ mặt xuống ngực và lây bệnh sang đứa con 4 tuổi trong nhà. Phải đến khi đó anh M. mới vội vã đưa con đi bác sĩ để khám chữa bệnh.
Theo ghi nhận của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TPHCM, thời gian qua không ít bệnh nhân bị Zona thần kinh nhưng do chủ quan nên khi đến bệnh viện bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Thậm chí có những trường hợp tự chữa bằng thuốc nam, đắp lá cây, đậu xanh, khoai tây, dán Salapas bị nhiễm trùng vết thương. Các trường hợp này vừa để lại di chứng như sẹo lớn, nhiễm trùng máu, giảm thị lực… gây tốn kém và kéo dài thời gian điều trị.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Được biết, Virus Herpes Zoster thường khu trú trong trạng thái ngủ trong cơ thể. Khi con người bị giảm sức đề kháng sẽ tạo điều kiện thức giấc và hoạt động. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau thường gọi là bệnh Zona (giời leo). Bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể như mặt, ngực, tay, chân….
Triệu chứng đầu tiên của Zona thường tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở một phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện được 1 - 3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ nổi mụn. Khi có triệu chứng trên, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm. Nhất là khi vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, cần đi khám ngay vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt, giảm thị lực và có thể bị mù.
BS chuyên khoa II Phạm Thúy Ngà, Bệnh viện Da liễu TPHCM cảnh báo, nếu nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm. Không làm trầy xước và giữ vệ sinh khu vực vết thương để tránh vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Tránh những tiếp xúc da - chạm - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Dùng thuốc đặc trị và có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với những biện pháp điều trị bằng thuốc bôi, uống hiện nay bệnh nhân bị Zona còn có thẻ được điều trị bằng biện pháp chiếu tia xạ. Đối với những bệnh nhân nữ, người bị nổi ban trên mặt… thì hiện nay tại Bệnh viện Da liễu TPHCM đã có máy tẩy sắc tố, máy chữa sẹo… sẽ góp phần khắc phục được những di chứng sau Zona.
Theo BS Phạm Thúy Ngà, năm 2011 Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận khám và điều trị cho 4.093 trường hợp Zona, trong đó có tới 935 người bị di chứng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 có 577 ca di chứng/1.567 ca khám và điều trị tại bệnh viện. Như vậy nếu so với số ca Zona cùng kỳ của năm 2011 thì giảm gần 400 ca nhưng số ca bị di chứng lại tăng hơn 100 ca. Riêng trong tháng 7-2012 bệnh viện tiếp nhận 273 ca và có tới 83 người bị di chứng. Nguyên nhân mắc di chứng do người bệnh xử lý sai hoặc đến bệnh viện trễ.
(Sài Gòn Giải Phóng)
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534