Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực.
Nguồn gốc chanh dây
Cây chanh dây còn gọi là dây mát, mát mát, dây lạc tiên trứng, dây chùm bao trứng, tên khoa học Passiflora edulis Sims, thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Chanh dây là một loại dây leo, thân nhỏ, hình trụ có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Cây mọc leo có khi dài tới hàng chục mét.
Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng hồng, đài 5 cánh màu xanh lục, cánh hoa dài 2-2,5cm; tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với các lá đài; tràng phụ do 4-5 hàng sợi trắng, gốc tím; cuống nhụy dài 1,5cm. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, rộng 4-6 cm, vỏ màu tím đỏ hoặc màu vàng. Hạt có nhiều áo hạt màu cam.
Loài cây này có nguồn gốc ở Brazil, được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng ở Lâm Đồng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk… để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát.
Đến nay, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…cũng bắt đầu phát triển trồng chanh dây để lấy quả cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Chứa nhiều chất bổ dưỡng
Trong dịch quả chanh dây có chứa các a-xít hữu cơ tự do: a-xít citric, a-xít aspartic và các a-xít khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các a-xít. Trong 100g "nạc" quả ăn được có chứa: protein 1,2-2,4g, glucid 8,5-10g, lipid 0,2-0,3g, các chất khoáng vi lượng: Ca 4-17mg, P 35-64mg, Fe 0,4-2,1mg, Zn, Mg…, vitamin A 700-2410IU, vitamin C 30-70mg, chất xơ 0,6-0,8g.
Các a-xít amin gồm có: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin. Hạt có chứa nhiều dầu béo ăn được.
Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích. Còn tại Trung Quốc, "nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh).
Người ta trồng chanh dây bằng cách gieo hạt, giâm cành hay chiết cành, tốt nhất là dùng cách giâm cành. Cây ưa đất khô ráo, tơi xốp, thoát nước tốt. Cần ít nước và các phân bón hữu cơ, đạm, K, P vào các thời điểm thích hợp như trồng các loại rau quả khác.
Sau 1 năm, cây trưởng thành dài khoảng 10-15m. Thu hoạch quả chín trên cây từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thường chỉ thu hoạch quả khoảng 4-6 năm, sau đó người ta trồng mới để bảo đảm năng suất.
Các loại thức uống ngon từ chanh dây
Chanh dây được dùng chế nước giải khát theo cách sau: Rửa sạch quả, bổ đôi rồi nạo lấy hết nạc bên trong, cho vào rá sạch, chà nhẹ rồi ép lọc lấy dịch quả. Thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội cùng với 1 ít đường hoặc mật ong (lượng tùy thích), khuấy đều để uống.
Có thể làm nước sinh tố kết hợp chanh dây cùng với 1 số trái cây khác như: mãng cầu xiêm, cam, táo tây, nho, lê, sầu riêng, thơm (dứa)… để tăng tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, giải khát, an thần, lợi tiểu, nhuận trường, tăng cường các chất chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ hệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư...
Người ta còn chế xi-rô chanh dây theo cách sau: Chọn khoảng 1kg quả chín, lớn, rửa sạch rồi bổ quả ra, nạo lấy nạc, lọc bỏ hạt, chỉ lấy dịch ép. Nấu nước đường cát trắng 300g thành xi-rô. Trộn nước xi-rô này với dịch ép chanh dây, khuấy đều rồi đem chưng cách thủy 10-20 phút. Cho vào chai, hũ sạch, bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc cho vào tủ lạnh, nhiệt độ 17oC-18oC, để dùng dần.
Dầu béo ép từ hạt chanh dây ăn được, còn dùng chế hương liệu nước giải khát bằng cách giã nát hạt, ngâm cồn 90 độ, sau 1-2 tháng, vớt bỏ bã, chỉ lấy dung dịch.
Muốn có những quả chanh dây ngon, bạn nên chọn những quả lớn, chín cây, vỏ cứng, có màu tươi sáng.
Bảo quản chanh dây bằng cách rửa sạch, để ráo nước, cất ở nơi thoáng mát, hoặc cho vào túi ny-lông buộc kín miệng túi lại rồi để vào tủ lạnh.
AloBacsi.
Nguồn gốc chanh dây
Cây chanh dây còn gọi là dây mát, mát mát, dây lạc tiên trứng, dây chùm bao trứng, tên khoa học Passiflora edulis Sims, thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Chanh dây là một loại dây leo, thân nhỏ, hình trụ có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Cây mọc leo có khi dài tới hàng chục mét.
Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng hồng, đài 5 cánh màu xanh lục, cánh hoa dài 2-2,5cm; tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với các lá đài; tràng phụ do 4-5 hàng sợi trắng, gốc tím; cuống nhụy dài 1,5cm. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, rộng 4-6 cm, vỏ màu tím đỏ hoặc màu vàng. Hạt có nhiều áo hạt màu cam.
Loài cây này có nguồn gốc ở Brazil, được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng ở Lâm Đồng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk… để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát.
Đến nay, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…cũng bắt đầu phát triển trồng chanh dây để lấy quả cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Chứa nhiều chất bổ dưỡng
Trong dịch quả chanh dây có chứa các a-xít hữu cơ tự do: a-xít citric, a-xít aspartic và các a-xít khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các a-xít. Trong 100g "nạc" quả ăn được có chứa: protein 1,2-2,4g, glucid 8,5-10g, lipid 0,2-0,3g, các chất khoáng vi lượng: Ca 4-17mg, P 35-64mg, Fe 0,4-2,1mg, Zn, Mg…, vitamin A 700-2410IU, vitamin C 30-70mg, chất xơ 0,6-0,8g.
Các a-xít amin gồm có: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin. Hạt có chứa nhiều dầu béo ăn được.
Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích. Còn tại Trung Quốc, "nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh).
Người ta trồng chanh dây bằng cách gieo hạt, giâm cành hay chiết cành, tốt nhất là dùng cách giâm cành. Cây ưa đất khô ráo, tơi xốp, thoát nước tốt. Cần ít nước và các phân bón hữu cơ, đạm, K, P vào các thời điểm thích hợp như trồng các loại rau quả khác.
Sau 1 năm, cây trưởng thành dài khoảng 10-15m. Thu hoạch quả chín trên cây từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thường chỉ thu hoạch quả khoảng 4-6 năm, sau đó người ta trồng mới để bảo đảm năng suất.
Các loại thức uống ngon từ chanh dây
Chanh dây được dùng chế nước giải khát theo cách sau: Rửa sạch quả, bổ đôi rồi nạo lấy hết nạc bên trong, cho vào rá sạch, chà nhẹ rồi ép lọc lấy dịch quả. Thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội cùng với 1 ít đường hoặc mật ong (lượng tùy thích), khuấy đều để uống.
Có thể làm nước sinh tố kết hợp chanh dây cùng với 1 số trái cây khác như: mãng cầu xiêm, cam, táo tây, nho, lê, sầu riêng, thơm (dứa)… để tăng tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, giải khát, an thần, lợi tiểu, nhuận trường, tăng cường các chất chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ hệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư...
Người ta còn chế xi-rô chanh dây theo cách sau: Chọn khoảng 1kg quả chín, lớn, rửa sạch rồi bổ quả ra, nạo lấy nạc, lọc bỏ hạt, chỉ lấy dịch ép. Nấu nước đường cát trắng 300g thành xi-rô. Trộn nước xi-rô này với dịch ép chanh dây, khuấy đều rồi đem chưng cách thủy 10-20 phút. Cho vào chai, hũ sạch, bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc cho vào tủ lạnh, nhiệt độ 17oC-18oC, để dùng dần.
Dầu béo ép từ hạt chanh dây ăn được, còn dùng chế hương liệu nước giải khát bằng cách giã nát hạt, ngâm cồn 90 độ, sau 1-2 tháng, vớt bỏ bã, chỉ lấy dung dịch.
Muốn có những quả chanh dây ngon, bạn nên chọn những quả lớn, chín cây, vỏ cứng, có màu tươi sáng.
Bảo quản chanh dây bằng cách rửa sạch, để ráo nước, cất ở nơi thoáng mát, hoặc cho vào túi ny-lông buộc kín miệng túi lại rồi để vào tủ lạnh.
AloBacsi.