7 quan niệm sai lầm về rối loạn cương


Songmaivoianh

Active Member
744
51
28
Xu
0
Rối loạn cương (RLC) làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người đàn ông và cả người bạn đời của họ. Hiện nay đã có nhiều thông tin đầy đủ và chính xác về RLC cũng như cách điều trị, tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm. Dưới đây là 7 quan niệm sai lầm thường gặp nhất.

Sai lầm 1: RLC là bệnh lý ít gặp


Sự thật là RLC rất thường gặp. Theo một nghiên cứu trên 1.290 nam giới ở Mỹ độ tuổi 40-70, có tới 52% bị RLC ở một mức độ nào đó và 35% bị RLC mức độ từ trung bình tới nặng. Tại Việt Nam, tần suất RLC được ghi nhận qua một số nghiên cứu là 15,7%.

Sai lầm 2: RLC chủ yếu là do nguyên nhân tâm lý


Thật ra, RLC đơn thuần do nguyên nhân tâm lý chỉ chiếm 10%. Đa số trường hợp RLC có nguyên nhân thực thể, hoặc phối hợp nguyên nhân thực thể và tâm lý. Vì vậy điều trị RLC không phải chỉ bằng tâm lý trị liệu.

Sai lầm 3: RLC chỉ gặp ở người lớn tuổi


RLC thường gặp hơn ở người lớn tuổi, nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên vẫn gặp RLC ở những người trẻ tuổi, ngay cả độ tuổi 17-18.

Sai lầm 4: Khi bị RLC cần học cách sống chung với RLC


Người bệnh không cần phải học cách sống chung với RLC vì hiện nay có nhiều phương tiện điều trị RLC an toàn và hiệu quả. Thuốc uống điều trị RLC có hiệu quả trên 80% trường hợp. Những trường hợp còn lại, người bệnh có thể có những lựa chọn khác như dùng bơm hút chân không, thuốc chích vào thể hang hoặc phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo. Ngoài ra, hiện nay RLC còn được xem là một triệu chứng giúp phát hiện sớm những bệnh như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành...

Sai lầm 5: Uống thuốc điều trị RLC sẽ làm tăng ham muốn tình dục


Cần lưu ý là 3 loại thuốc uống điều trị RLC phổ biến nhất hiện nay thuộc nhóm các thuốc ức chế men PDE-5 (Viagra, Tadalafil, Valdenafil) không làm tăng ham muốn tình dục. Cần phải có ham muốn và kích thích tình dục thì thuốc mới có tác dụng.

Sai lầm 6: Tuyệt đối không được uống rượu khi uống thuốc điều trị RLC


Có thể uống rượu khi uống thuốc điều trị RLC. Tuy nhiên lời khuyên là không nên uống quá 2 cốc rượu. Uống nhiều rượu khi uống thuốc điều trị RLC sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và ức chế ham muốn tình dục.

Sai lầm 7: Thuốc uống điều trị RLC làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim mạch


Thuốc uống điều trị RLC nhóm ức chế men PDE-5 không làm tăng huyết áp mà còn có thể làm giảm nhẹ huyết áp vì tác dụng giãn mạch. Ngoài ra dùng thuốc uống điều trị RLC không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như không làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc uống điều trị RLC không thích hợp cho một số người đang có những bệnh cần hạn chế hoạt động thể lực gắng sức (như vừa bị nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng, tai biến mạch máu não trong vòng 6 tháng, huyết áp cao hơn 170/110 mmHg, huyết áp thấp dưới 90/50 mmHg...). Chống chỉ định tuyệt đối dùng thuốc uống điều trị RLC nhóm ức chế men PDE-5 với thuốc điều trị đau thắt ngực có nitrat (như Nitroglycerin, Risordan, Imdur...) vì nguy cơ hạ huyết áp nguy hiểm do tác dụng giãn mạch hiệp đồng.



Theo Thanhnien Online
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl