Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã trồng thành công cây sâm Ngọc Linh quý trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), không chỉ giúp bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Ngọc Linh thành cây trồng kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết trước kia, sâm Ngọc Linh chỉ được tìm thấy tại các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô (Kon Tum), huyện Trà My (Quảng Nam). Đây là một sản phẩm thảo mộc cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam, chỉ có mặt ở vùng đất có độ cao 1.600-2.000m so với mặt biển.
Đầu năm 2009, Viện Dược liệu đã mạnh dạn di thực 1.000 cây sâm Ngọc Linh quý về trồng tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo và đỉnh núi Thiên Thị - điểm cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo.
Sau hơn một năm di thực đến vùng đất mới, cây sâm sinh trưởng và phát triển rất tốt, tỷ lệ sống đạt trên 72%. Đặc biệt có cây đã ra hoa, đậu quả và quả sâm có chấm đen ở đỉnh (đây là đặc điểm riêng của cây so với các loài sâm khác - hạt sâm chỉ nảy mầm khi có chấm đen ở đỉnh).
Cây sâm quý Ngọc Linh có chất lượng ngang bằng với cây sâm Cao Ly của Hàn Quốc, có công dụng tăng lực, phục hồi suy giảm, bảo vệ gan, phục hồi tim mạch... Mỗi kg sâm Ngọc Linh tươi có giá lên đến 9-10 triệu đồng, cao gấp 3 lần sâm trồng và sâm mọc tự nhiên.
Vì có giá trị kinh tế cao, sâm Ngọc Linh đã bị khai thác cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
Để phát triển sâm Ngọc Linh thành đặc sản, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ở Tam Đảo, dự kiến năm 2011 Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo sẽ trồng thêm hai điểm với diện tích khoảng 2 sào. Đến năm 2012 Viện sẽ mở rộng diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh ra 5 sào, trong đó có 3 sào đã có thể thu hạt để mỗi năm bổ sung thêm 1 sào cây giống một hoặc hai năm tuổi.
Việc di thực thành công cây sâm quý hiếm Ngọc Linh về vùng núi Tam Đảo sẽ mở ra một hướng phát triển kinh tế mới góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Tam Đảo. Đồng thời góp phần cùng ngành lâm nghiệp bảo vệ, khai thác tiềm năng đất rừng hợp lý và bền vững.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết trước kia, sâm Ngọc Linh chỉ được tìm thấy tại các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô (Kon Tum), huyện Trà My (Quảng Nam). Đây là một sản phẩm thảo mộc cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam, chỉ có mặt ở vùng đất có độ cao 1.600-2.000m so với mặt biển.
Đầu năm 2009, Viện Dược liệu đã mạnh dạn di thực 1.000 cây sâm Ngọc Linh quý về trồng tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo và đỉnh núi Thiên Thị - điểm cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo.
Sau hơn một năm di thực đến vùng đất mới, cây sâm sinh trưởng và phát triển rất tốt, tỷ lệ sống đạt trên 72%. Đặc biệt có cây đã ra hoa, đậu quả và quả sâm có chấm đen ở đỉnh (đây là đặc điểm riêng của cây so với các loài sâm khác - hạt sâm chỉ nảy mầm khi có chấm đen ở đỉnh).
Cây sâm quý Ngọc Linh có chất lượng ngang bằng với cây sâm Cao Ly của Hàn Quốc, có công dụng tăng lực, phục hồi suy giảm, bảo vệ gan, phục hồi tim mạch... Mỗi kg sâm Ngọc Linh tươi có giá lên đến 9-10 triệu đồng, cao gấp 3 lần sâm trồng và sâm mọc tự nhiên.
Vì có giá trị kinh tế cao, sâm Ngọc Linh đã bị khai thác cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
Để phát triển sâm Ngọc Linh thành đặc sản, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ở Tam Đảo, dự kiến năm 2011 Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo sẽ trồng thêm hai điểm với diện tích khoảng 2 sào. Đến năm 2012 Viện sẽ mở rộng diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh ra 5 sào, trong đó có 3 sào đã có thể thu hạt để mỗi năm bổ sung thêm 1 sào cây giống một hoặc hai năm tuổi.
Việc di thực thành công cây sâm quý hiếm Ngọc Linh về vùng núi Tam Đảo sẽ mở ra một hướng phát triển kinh tế mới góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Tam Đảo. Đồng thời góp phần cùng ngành lâm nghiệp bảo vệ, khai thác tiềm năng đất rừng hợp lý và bền vững.
Theo vietnamplus